Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Dịch Full Hạ Tuế Thiên 2013

Dịch Full Hạ Tuế Thiên 2013
Chương 20: Vôi


Số vỏ ốc kia nhiều vô cùng, chi chít lít nhít, lớp này lại chồng lên lớp nọ, trông nhưng một đống mụn nhọt mọc trên vách giếng. Lão đại nhà họ Ngô cảm thấy hết sức kỳ quái, nhưng cũng có thể coi là chuyện tốt, bởi gạch cổ xây giếng rất bền chắc, vừa hay có thể moi số gạch này ra dùng, tiết kiệm được một khoản chi tiết, nếu dư ra thậm chí còn đem bán lấy tiền được.

Để lấy gạch, bọn họ dùng cuốc chim bổ hết đống xác ốc đã vôi hóa kia xuống, nhưng khi bổ xuống mới thấy không xong, bọn họ phát hiện bên dưới đống vỏ ốc kia lại là mấy bộ hài cốt liền. Chúng đã hoàn toàn bị vôi hóa, dính chặt vào tường, chìm nghỉm trong đống vỏ ốc.

Ly kỳ nhất là, sau khi cạo được đến chỗ sâu nhất trong đống vỏ ốc kia, lại thấy có nước rỉ ra. Cạo hết vỏ ốc mới phát hiện bên trong còn có một cái hốc rỗng, trong hốc chứa một cái xác còn ướt.

Cái xác này được bảo quản cực tốt, chỉ hơi co lại một chút thôi, ngay cả da vẫn còn nét sáng bóng, tuy màu da hơi tái màu xanh thối rữa. Nhìn ra được đó là một người phụ nữ vẫn còn rất trẻ, toàn thân trần truồng, móng tay và tóc của thi thể đã mọc ra rất dài, móng tay đã dài ra hẳn.

Chuyện này thực không bình thường, đào đất xây mộ mà lại đào ra được cả một cái giếng cổ, lại còn phát hiện ra một cái xác cổ ở trong giếng, thế thì có nên tiếp tục xây mộ này ở đây nữa hay không?

Bọn họ phỏng đoán, cô gái này chắc hẳn là người của mấy triều đại về trước, có thể là bị người ta ném xuống giếng mà chết, nhưng không biết vì sao, có lẽ bọn ốc tranh nhau ăn thịt cái xác mà sống, nhưng vì lý do nào đó mà cái xác chứa kịch độc, thế là lũ ốc chết như rạ ở xung quanh, tạo thành một cái "quan tài vỏ ốc", lưu giữ được thi thể cô gái.

Lão đại Ngô gia lúc này đã hết cách, đành đi tìm các cụ già thời đó, hỏi xem nên xử trí thế nào.

Nhưng chẳng ai gặp phải loại người chết như thế này bao giờ. Thi thể cứ để mãi ở từ đường, chẳng mấy chốc liền bốc mùi hôi thối, tìm đạo sĩ tới phong cũng không phong được, hơn nữa, mùi thối đó lại không phải mùi thối đặc trưng của xác chết, mà là một mùi tanh tưởi hôi thối giống như mùi ốc bùn. Có người liền đề nghị lão đại Ngô gia đi tìm thầy phong thủy.

Ông thầy phong thủy đó được gọi là Thẩm Một Mắt, nghe nói lợi hại cực kỳ. Ông ta đến bên miệng giếng xem xét một chút, nhưng lại không nói câu nào. Lão đại Ngô gia có gặng hỏi đến mấy, ông ta cũng cứ một mực giữ im lặng, cuối cùng bỏ đi, không nhận một xu nào. Trước khi đi, ông ta để lại cho lão đại Ngô gia một mẩu giấy.

Mẩu giấy kia viết cái gì, thì chẳng ai biết cả. Người trong thôn chỉ biết lão đại Ngô gia cuối cùng vẫn xây mộ ở chính nơi đó, sau khi chôn Ngô lão gia cùng cái xác cổ kia thì không rõ tăm tích đâu nữa.

Chuyện này được đồn ầm lên khắp cả thôn, dần dần, có người đồn một lời giải thích rằng: thôn nhà họ Ngô được gọi là Mạo Sa Tỉnh, hình như cũng bắt nguồn từ giếng mà ra. Nghe nói dưới thời cổ đại, vùng này vốn là đất đại hạn, vì nơi này có giếng, nên mới dần tạo thành thôn. Cái giếng này chính là mệnh nhãn của cả thôn. Giếng cổ mà lão đại Ngô gia đào trúng có lẽ chính là cái giếng mệnh nhãn này, sau đó bọn họ lại xây mộ tổ đè lên mệnh nhãn, bao nhiêu lợi lộc một mình Ngô gia chiếm hết cả.

Khốn nỗi là, kể từ lúc đó trở đi, Ngô gia bỗng nhiên lại bắt đầu khấm khá hẳn lên, cứ như thể là đã ứng nghiệm lời giải thích này vậy.

Trên đường trở về từ Triệu Sơn Độ, chúng tôi cẩn thận suy nghĩ thật kỹ về truyền thuyết mà Từ A Cầm đã kể này. Chú Hai rất tinh thông phong hủy, tôi liền hỏi chú, có thực là mộ tổ nhà mình có phong thủy tốt đến vậy hay không?

Chú Hai nói, "Cái này đã không còn nằm trong phạm vi phong thủy nữa rồi. Cháu đã nghe đấy, nằm đè lên miệng giếng, thời cổ đúng là có cách lý giải như thế, đó gọi là 'mắt rồng', có lẽ miệng giếng này nối liền với khí mạch của một long mạch nào đó, loại long mạch đó gọi là 'tàng long', nhưng cái này không thể chỉ nhìn mà ra nổi đâu. Nếu Thẩm Một Mắt này có thể nhìn ra, thì ông ta không phải thầy phong thủy nữa, mà là bậc tông sư phong thủy rồi. Đương nhiên đây chẳng phải chuyện đáng tin. Hơn nữa, nói thật, phong thủy mộ tổ nhà ta thực ra cũng chỉ tàm tạm thôi."

"Vậy chú nghĩ mẩu giấy mà Thẩm Một Mắt để lại cho tổ tông nhà ta viết cái gì?"

"Chú thấy chắc là mấy câu đại loại như 'thiên cơ bất khả lộ, ông hãy đi tìm người khác đi' gì đó."

"Thế thì lại càng không đáng tin, nếu mà như thế á, chắc chắn tổ tông nhà ta đã chẳng dám hạ táng rồi. Trong lúc dỡ cái giếng ấy, nhất định là có thằng mẹ nào đã bép xép cái gì với tổ tông nhà mình rồi." Chú Ba nói.

Chú Hai gật đầu: "Nếu không phải là về phương diện này, thì e là vấn đề nằm ở cái xác nữ kia rồi. Có lẽ cái giếng kia vốn chẳng liên quan gì cả, nhưng thứ khiến tay thầy phong thủy kia câm như hến có lẽ chính là cái xác kia. Trên mẩu giấy kia chắc là viết cái gì đó liên quan đến cái xác này."

Tôi thấy vẻ mặt chú Hai rất chi là quái lạ, lại hỏi: "Có phải chú nghĩ ra được gì rồi hay không?"

"Khó nói lắm, chú phải về xem lại gia phả nhà ta một chút đã, mới biết được điều chú đang nghĩ có đúng hay không." Chú nói: "Nếu chú đoán không lầm, thì chúng ta đã phạm phải một sai lầm lớn rồi."
 
Chương 21: Gia Phả


Quay về thôn, nghi lễ đã hoàn thành, nhưng bữa cỗ đậu phụ vẫn chưa xong hẳn, bố tôi với ông trẻ vẫn còn đang thu xếp khắc phục hậu quả, nhưng chuyện lớn như thế này cũng coi như là đã hoàn thành rồi. Mấy mâm cỗ còn lại đa phần là cho đạo sĩ và gánh hát, lúc người khác đang ăn thì họ hát, bây giờ thì đến lượt họ ăn. Bố tôi vẻ mặt trĩu nặng mệt mỏi, nhưng tinh thần vẫn khấm khá, ba nãy còn ngồi ăn cơm cùng mấy người bên gánh hát, cũng không buồn đếm xỉa đến tôi. Ông trẻ thấy chúng tôi đã quay về , hỏi chúng tôi thế nào rồi.

Chú Ba kể sơ sơ lại mọi việc, ông trẻ vẫn chưa hiểu rõ lắm, chú Hai nói phải đến nhà ông xem lại gia phả cẩn thận đã rồi tính.

Gia phả có hai quyển, một quyển là bản sao chép, nằm ở nhà một người họ hàng khác của tôi, còn quyển gốc nằm ở nhà ông trẻ. Ông trẻ chào mấy bàn người kia, rồi bảo chúng tôi đi theo ông.

Quyển gia phả được đặt trong chiếc rương bằng gỗ đàn hương trong phòng ngủ của ông, khóa rất kỹ, đối với ông trẻ, vật này tượng trưng cho địa vị của ông trong nhà. Cách ghi chép trong cuốn gia phả cũ này rất đặc biệt, chúng tôi không tra ra được, ông trẻ mới giúp chúng tôi giở xem, loáng cái đã đến nhánh nhà chúng tôi.

Lão thái gia nhà họ Ngô, chính là cỗ quan tài đầu tiên trong mộ tổ, nhưng theo gia phả thì lão thái gia vẫn không phải con trưởng dòng chánh, nhưng không thể khảo về các nhánh khác được được, nên chỉ còn mỗi nhánh này là nổi bật thôi. Tất cả những cái tên về sau đều từ chi của Ngô gia lão thái gia này truyền xuống. Tôi thấy tên hiệu của Ngô lão thái gia là "Tổ Nghĩa Công", con trai trưởng hiệu là "Thiện Thành Công", bên dưới Thiện Thành Công còn có một dòng chữ nhỏ: Cố mẫu Hà thị, trưởng tử Vạn Cơ, thứ tử Vạn Bá, tam tử Vạn Tướng.

Tức là, Ngô gia lão đại mà Từ A Cầm đã nói chính là Thiện Thành Công, mẹ thân sinh ra Thiện Thành Công tên là Hà thị, mà Thiện Thành Công có ba người con trai, con trưởng là Ngô Vạn Cơ, con thứ là Ngô Vạn Bá, con út là Ngô Vạn Tướng.

Gia phả không bao giờ ghi tên nữ giới, cho nên không biết bà vợ cả của Thiện Thành Công là ai, tuy nhiên, ở phía sau có viết giản truyện về một số người có thành tựu nào đó, đại khái dài khoảng một trang, giới thiệu sơ lược thành tựu và vợ con của họ. Chú Hai lật xem đoạn về Thiện Thành Công, chú nói, Thiện Thành Công lại là đời thứ hai của nhánh nhà chúng tôi, như vậy, gia phả này chắc chắn là do ông ta sửa, thế nào phía sau cũng có giản truyện về ông ta.

Mở ra xem, thì quả nhiên là có. Thiện Thành Công, cũng chính là lão đại nhà họ Ngô đã tu sửa mộ tổ, có hai vợ, ba con trai. Chú Hai cẩn thận tra tên vợ của ông ta, rồi nói: "Có rồi."

Chúng tôi xúm lại hỏi sao thế, chú bảo, mọi người nhìn xem, ở đây có hai người vợ, người thứ nhất là An thị, người thứ hai là Hà thị. Sau đó lại lật trang trước của gia phả, ba người con trai của Thiện Thành Công đều do một mình vợ lẽ là Hà thị sinh.

Tôi nói, vậy tức là, chính thất không sinh con, không thể sinh nở được. Chuyện này cũng bình thường, thời ấy cũng không có bệnh viện phụ nữ Maria để chữa bệnh vô sinh.

Chú Hai lại bảo ông trẻ mang tờ giấy ghi tên các quan tài trong mộ tổ ra, bình thản nói: "Mọi người nhìn này. Trong mộ tổ, quan tài hợp táng với Thiện Thành Công lại không phải An thị, mà là Hà thị. Kể cả không thể sinh nở được, thì cũng không thể cho vợ lẽ được an táng như chính thất được. Hơn nữa, trong giản truyện này có ghi lại sơ lược cuộc đời của Hà thị, là con gái thứ tư của một gia đình ở Triệu Sơn Độ, chết vào lúc nào cũng được ghi lại, thế mà người vợ chính thất An thị này lại chẳng được ghi chép bất cứ điều gì. Chuyện này không thể xảy ra trong xã hội phong kiến được, cho dù Hà thị ỷ sinh con trai mà làm mưa làm gió trong nhà, thì Ngô gia vẫn còn có tộc trưởng, có họ hàng, không thể để cô ta phá quy củ như thế được. Cô ta mà làm vậy thì chắc chắn là bị đem ra dìm sông ngay. Thế mà lại xảy ra chuyện như thế, mọi người không lấy làm lạ ư? Cô vợ cả An thị này cứ như một người vô hình vậy, quá bí ẩn." Nói rất hay, cứ như tiên sinh dạy chữ ấy.

Cái gì mà thị thị gì đó, tôi chẳng hiểu mô tê gì cả, nghe mà đau hết cả đầu, liền bảo chú dừng lại: "Chú Hai, chú nói đơn giản một chút đi."

Chú Hai cầm một cây bút, lật mặt sau của tờ giấy ghi tên quan tài ra viết, vừa viết vừa nói: "Không biết mọi người đã đọc 'Lục mệnh thông hối' chưa nhỉ, trong đó có một điển cố, nói về một số cách gọi tên thời cổ đại. Trong đó có chữ 'An' này. 'An' hài âm với 'Ám', 'Ám' là không có ánh sáng, tức là tối tăm, vô minh. Cũng tức nghĩa là, An thị nghĩa là 'vô danh' thị. Có người từng viết một câu thơ thế này, 'Thương thay Mông Thành tuyền An thị, sinh ra đã khỏi phải nhớ đất đằng Đông'."

Tôi hơi hơi hiểu ý chú Hai, nhưng không dám tin, ông trẻ và chú Ba thì lại càng không hiểu cái gì. Tôi liền nói: "Chú Hai, chẳng lẽ ý chú là, bà vợ cả An thị này vốn không có tên họ? Nên là, cỗ quan tài vô danh dư ra kia, chính là quan tài của bà An thị này?"

Chú Hai gật đầu, ông trẻ nói: "Nhưng mà xác nữ trong cỗ quan tài kia không giống cách chôn cất một bà chính thất cho lắm."

Chú Hai bảo để chú nói hết đã, rồi chú lật lại gia phả, nói: "Vào thời đại đó, sao có thể cưới một người đàn bà không biết tên họ về làm chính thất cơ chứ? Sự tồn tại của nhân vật An thị này khá là kỳ quái."

"Ông anh đừng có mà nói chắc như thế, biết đâu lại là một bà chính thất quá khiêm tốn, khép mình thì làm sao? Bà ta họ An thực, không sinh con được, thì làm sao?" Chú Ba nói: "Ông toàn nghĩ vớ va vớ vẩn. Với cả, làm sao ông lại nghĩ đến phương diện này kia chứ? Vừa rồi tôi nghe lão yêu quái kia kể chuyện, hoàn toàn chẳng hề nghĩ đến chuyện này."

Tôi cũng lấy làm lạ. Công nhận là chú Hai phen này bay xa quá rồi.

Chú Hai nói: "Đương nhiên là có lý do rồi. Anh mày chú ý đến những lời sau cùng của ông ấy đấy."
 
Chương 22: An Thị


Chú Hai đến ngồi tựa vào cái ghế mây, vừa lật xem gia phả vừa tiếp tục từ tốn nói với chúng tôi: "Từ A Cầm nói, mộ tổ của nhà ta chính là vị trí đào được giếng cổ năm ấy, cuối cùng Thiện Thành Công không đổi vị trí, mà chôn chính ở chỗ ấy. Hơn nữa, trong phần cuối của câu chuyện này, có một ông thầy phong thủy khá là lợi hại tham dự vào, đây chính là điểm khó hiểu. Nếu phong thủy ở đất đó bình thường, lại đào được người chết từ chỗ ấy, thế thì đó chính là đất âm sát rồi, tại sao Thiện Thành Công vẫn kiên trì xây mộ tổ ở nơi đó?"

"Mấy lời đồn đại cái gì mà giếng báu của thôn dân đó, hiển nhiên không có lửa thì làm sao có khói, Mạo Sa Tỉnh vẫn thường là nơi hạn hán, cái thôn cũ nhà chúng ta trừ cái tên thôn đã thấy hạn ra, thì cũng là vùng đói nghèo mất mùa triền miên, nếu theo lời giải thích của bọn họ, mộ tổ nhà ta xây ở vị trí đấy lại không hạn hán mà chết mới là lạ. Cho nên, chôn ở đó chắc chắn là chẳng hay ho gì, Thiện Thành Công không phải vì lợi lộc mà kiên trì xây mộ ở chỗ ấy, mà ngược lại, là bị ép buộc."

"Bị ép buộc?"

"Đúng thế, xây mộ tổ ở vị trí đó là chuyện bất đắc dĩ, chuyện này đương nhiên phải có liên quan đến tờ giấy mà Thẩm Một Mắt kia để lại, mà cái vấn đề bất đắc dĩ đó, tôi thấy, chính là nằm ở cái xác cổ đào ra được từ trong giếng kia."

Ông trẻ nghe vậy, rít một hơi thuốc lào, nói: "Nói vậy là...", định nói gì đó rồi lại thôi.

"Tôi gần như có thể chắc chắn chuyện này, cho nên mới bắt đầu suy xét, trong những yếu tố đó, thì có khả năng lúc ấy đã xảy ra chuyện gì. Nghĩ tới nghĩ lui, tôi liền nhận ra, cái xác nữ bị ốc bọc kín kia chôn đã lâu, mà lúc trước khi đào ra, lại còn có phiến đá lớn khắc chữ chặn kín miệng giếng, rõ ràng là để phong kín cái giếng. Tức là, có thể cái xác này đã có vấn đề gì đó, nên mới bị người ta nhét vào trong. Mà mấy đời trước là khi thói trộm mộ đang hoành hành..."

Nghe đến đây, tôi liền hiểu ra: "Ý chú là, tay Thẩm Một Mắt kia cho rằng, cái xác cổ kia không phải là bị người ta hại chết, mà là..."

"Cái xác toàn thân trần truồng, không có bất kỳ nữ trang ngọc ngà bên mình, hiển nhiên là đã bị ném xuống giếng, sau khi bị đám trộm mộ vơ vét toàn bộ của cải, ngoài ra bên ngoài còn có các bộ hài cốt khác nữa, có thể cái giếng cổ này trước kia là nơi hủy xác của thổ phu tử, hơn nữa, có thể những các xác đó là 'hàng tươi', tức là những người chết vừa mới được hạ táng không lâu đã bị trộm."

Tôi liền gập đầu đồng ý: "Sâu sắc thật."

"Cái xác nữ này toàn thân xanh tái, chết mà không cứng, ngờ là có thể bật dậy, chỉ sợ chôn thêm một thời gian nữa sẽ chui lên hại người." Chú Hai nói: "Có lẽ thổ phu tử ngày xưa cũng nghĩ như thế, cho nên mới vội vàng ném xác xuống giếng, lấy đá lớn chèn lên để đánh dấu cảnh cáo, trong giếng này vứt bao nhiêu là xác thối, lũ ốc ăn xác thối mà sinh sản ngày càng đông, số lượng ngày càng nhiều, vì vậy lại càng tranh cướp nhau xác mới, kết quả dính thi độc mà chết, bao bọc hết bên ngoài cái xác, tạo thành một cỗ quan tài đủ kín để giữ được xác nữ này nguyên vẹn... Đương nhiên, đây cũng chỉ là suy đoán." Chú Hai hơi vòng vo một chút, "Khảo cổ chỉ có thể tiệm cận đến chân tướng thôi, chứ vĩnh viễn không thể đạt được dấu bằng."

"Nói tiếp đi." Ông trẻ gật đầu nói.

"Sau đó, vấn đề đã tới, Thiện Thành Công đục giếng cổ, moi cái xác cổ ra đặt vào trong từ đường. Nếu là người chết bình thường, thì chỉ cần hỏa thiêu đại khái là xong, mộ phần không được cát lợi thì đổi sang đất khác là được. Thế mà, vì sao bọn họ lại phải mời thầy phong thủy về? Tôi nghĩ, chắc chắn là do cái xác kia đã xảy ra sự biến đổi nào đó không thể tưởng tượng nổi, mới khiến Thiện Thành Công hoảng hốt. Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy mọi chuyện bắt đầu xuôi rồi." Chú Hai xoa xoa huyệt thái dương: "Lúc đó phần lớn thầy phong thủy rặt một lũ thầy rởm, đương nhiên sẽ nhân cơ hội này mà vơ vét tiền bạc, chắc chắn đã bốc phét mấy lời hoang đường gì rồi."

"Từ A Cầm nói ông thầy phong thủy đó không nhận tiền mà."

"Theo tục lệ thời đó, muốn mời thầy phong thủy về không phải là trả tiền đâu, mà tặng lễ vật, cũng như nhiều trò coi bói thời nay vậy, miệng nói là không thèm tiền, nếu anh thực tâm muốn cảm ơn tôi, thì tôi chỉ cần một món đồ trên người anh là được, anh hãy 'tặng' tôi đi. Chẳng phải lần trước bố cháu bị người ta lừa nguyên một cái đồng hồ đeo tay còn gì, cho nên, đám thầy phong thủy không bao giờ lỗ cả, đương nhiên là có được món hời còn hời hơn cả tiền mặt rồi." Chú Hai nói: "Vì thế, chú mới nghĩ xem, không biết tay thầy phong thủy kia đã bày ra trò quỷ gì, chú thử tính hết một lượt tất tật những mánh lới thường dùng của đám thầy rởm đó, thì mới nghĩ ra một ý tưởng nghe khá là kinh người."

"Thế là cái gì? Lão Nhị, anh nói thẳng toẹt ra có được không hả? Cái đ. con mẹ, ông anh sắp bằng tay Thái Lão Nhị chuyên thuyết thư trong quán trà nhà ông anh rồi đấy."

"Là âm hôn."

"Âm hôn?"

"Đúng, cưới vợ ma. Chắc chắn là tay thầy phong thủy kia đã nói thế này: Thiện Thành Công đã quấy rầy quỷ thi, nên cái xác nữ cổ này mới xuất hiện dị trạng, sắp biến thành lệ quỷ, muốn bảo vệ sự bình an cho gia trạch, chỉ có cách cưới nữ thi này, cho cô ta đăng tịch nhập phần, bằng không cả thôn sẽ gặp phải tai ương. Cho nên, dưới áp lực làm tộc trưởng, Thiện Thành Công mới bất đắc dĩ phải xây mộ tổ ở chỗ cũ."

Tôi toát hết cả mồ hôi lạnh, cảm giác có hơi tởm lởm, mấy người kia không ai nói lời nào. Một lúc sau chú Ba mới bảo: "Có phải động phòng không?"

"Chi tiết vặt này chúng ta không cần biết đâu." Chú Hai bình thản đáp: "Tất cả những thứ này đều chỉ là suy đoán của tôi, cho nên, tôi đang xem lại gia phả một chút, để xem có manh mối gì chứng minh được suy nghĩ này của tôi hay không. Bây giờ xem ra, ý tưởng này vẫn có khả thi lắm. Vị An thị này có lẽ chính là cái xác cổ dưới giếng kia. Cũng chính là thi thể trong cỗ quan tài vô danh. Còn Hà thị, tuy danh nghĩa là vợ lẽ, nhưng thực tế lại là chính thất, cho nên, cả hai cỗ quan tài này đều phải nhập vào mộ tổ, chuyện này thực quá sức khó hiểu, bởi vậy..."

"Nếu là tôi, chắc chắn tôi cũng không muốn người khác biết đâu." Chú Ba nói.

"Như vậy, nói như vậy tức là, cái bóng ma do lũ ốc tụ lại kia, chẳng phải đã ứng theo lời giải thích của lão thầy phong thủy rồi hay sao, chính là lệ quỷ của các xác cổ đó ấy?" Bỗng nhiên sống lưng tôi lạnh buốt.

"Cũng không hẳn." Chú Hai buông gia phả xuống: "Cái gọi là lệ quỷ hung yêu, không phải tự dưng mà ra. Chuyện từ thời Thanh rồi, thời ấy người ta tin cũng phải, nhưng chúng ta sao có thể tin được."
 
Chương 23: Cơn Mưa Lớn


"Nếu chú không tin, thì chuyện chúng ta gặp phải đây biết giải thích thế nào?" Tôi nói. Số ốc bùn còn sống trong cỗ quan tài đó, cái bóng ma dưới làn nước suối, thứ nào cũng quỷ quái cả, nếu không phải do ma quỷ lộng hành thì tôi thực sự không nghĩ ra được cách giải thích nào khác nữa.

"Bây giờ vẫn còn chưa rõ ràng, mấy thứ quỷ thần chú không tin, nhưng nếu đã biết căn nguyên, thì ít nhất cũng nghĩ ra được phương hướng." Chú Hai nói: "Bất kể thế nào đi nữa, bây giờ chúng ta cũng không cần quá lo lắng số ốc bùn kia, còn có ba ngày nữa là chúng ta về Hàng Châu rồi, để chú suy nghĩ đã, xem tình hình thế nào. Nếu quả thực cái xác nữ kia là ác quỷ, thì mộ tổ đã dời đi như nào thì ta cứ táng lại cái xác nữ ấy cùng luôn, theo lý mà nói thì cũng chẳng có gì mà oan ức cả."

Chúng tôi cùng thở dài, xem ra lúc này cũng không có biện pháp nào tốt hơn. Ông trẻ nhìn đồng hồ treo tường rồi đứng lên, nói thế thì ông đi trước, để quay về xem bên kia đã xong việc hay chưa. Tôi, chú Hai và chú Ba thì về nghỉ ngơi.

Trên xe vẫn còn số dưa muối của Từ A Cầm, tôi hỏi biết làm gì với chúng bây giờ, cũng không thể mang chúng về thẳng Hàng Châu được đâu, làm thế tôi mà đi chuyển hàng cho người ta, người ta lại ngửi thấy đồ cổ ướp toàn mùi dưa muối, còn buôn với bán cái gì nữa chứ. Chú Ba nói, mày cứ tìm chỗ nào đấy mà cất trước, chú Ba mày thích ăn cái này lắm.

Trằn trọc một phen với nghỉ ngơi được, tôi cứ thấp thỏm trong lòng, nghĩ về cái xác nữ màu xanh tái trong lời kể kia mà thấy toàn thân cứ khó chịu, thế là tôi lại mò ra kiểm tra toàn bộ các đường cống thoát nước trong nhà. Tháp nước máy được đặt ở trên trấn, chắc là không có vấn đề gì, còn những chỗ thông nước khác tôi cũng chẳng nghĩ ra thêm gì được nữa, nên mới hơi hơi yên tâm.

Hôm nay phải dậy sớm, bao nhiêu mệt nhọc hôm qua cộng thêm một đêm không ngủ, rồi lại một ngày lái xe, tôi quả thực không chịu nổi nữa, mới tám giờ hơn đã lăn kềnh ra ngủ mất tiêu. Là giấc ngủ sau cơn mệt nhọc, nên chẳng mấy chốc đã ngủ rất say. Quả thực quá mệt mỏi, không mộng mị gì hết, đánh một giấc thẳng đến sáng.

Khi tôi thức dậy thì mới 5 giờ sáng, tinh thần đã hoàn toàn hồi phục, sảng khoái vô cùng. Thấy sắc trời vẫn còn tối, tôi khoác áo rồi đứng lên, đi đến bên cửa sổ. Nghe tiếng động bên ngoài, tôi bỗng nhiên ngẩn ra, cảm thấy có gì đó không ổn.

Không biết từ lúc nào, trời đã mưa rồi.

Một dự cảm không lành dấy lên trong lòng tôi, tôi lập tức chạy vọt ra mái hiên bên ngoài gian phòng mình, mới thấy chú Hai và chú Ba đã đứng ở đó, mặt mũi tái xanh.

Tôi nhìn theo hướng nhìn của hai người họ, mới thấy giữa cơn mưa rào, có thứ gì đó đang đứng lù lù giữa sân nhà chúng tôi.
 
Chương 24: Vật Thể


Cơn mưa rất to, làm tầm nhìn cứ mờ mờ ảo ảo. Do đường cống thoát nước bị chặn hết, nên nước đọng đầy sân. Màn mưa hắt nghiêng dưới hiên nhà, tiếng mưa rào vang đầy bên tai.

Ánh đèn đường bên ngoài hắt xuống, nhìn thấy được một bóng dáng mờ mờ đứng trong mưa, nhưng hình dáng đó lại không giống người cho lắm, giữa cơn mưa rào chỉ thấy được một cái bóng mờ mờ ảo ảo, không nhìn rõ được chi tiết gì khác.

Nhưng tuy vậy, tôi cũng đoán được vật thể đó là cái gì rồi, tôi nuốt nước miếng đánh ực, nghẹn ngào nói: "Nó đã biến thành hình người rồi à..."

"Đây là hình người gì? Người ngoài hành tinh à?" Chú Ba nói.

"Xuất hiện từ bao giờ vậy?" Tôi hỏi.

"Nửa tiếng trước, khi chú dậy chuyển bị tập thì nhìn thấy." Chú Hai nói. "Lúc đó nó hẵng còn ở cửa."

Tôi giật thót mình một cái, hiện tại vật thể này đang ở chính giữa sân nhà tôi, cách chúng tôi có hơn mười mét. Tức nghĩa là, trong vòng nửa tiếng đồng hồ, vật thể này vẫn luôn di chuyển về phía chúng tôi.

Tôi thấy quần áo chú Hai và chú Ba vẫn khô, bèn hỏi: "Các chú không đi qua đó xem thử à?"

"Hay là mày qua đi?" Chú Ba trợn mắt lườm tôi một cái, tôi thấy sắc mặt hai người họ là lạ, liền hỏi sao thế?

"Lần này hơi bất thường một chút." Chú Hai nói, "Cháu xem nước mưa này đi."

Tôi cúi đầu nhìn nước đọng ngoài sân, nước cứ đọng thành từng vũng từng vũng lớn, có mấy vũng nước cứ loang loáng cái gì đó màu đỏ sẫm. "Đây là..."

"Máu." Chú Hai nói.

Tôi ớn lạnh cả người, lập tức cảm thấy bất an khủng khiếp, tay lạnh cóng cả lên. Im lặng một hồi, tôi mới hỏi: "Thế chúng ta làm sao bây giờ?"

"Đừng có hoảng, chú mày đã gọi điện cho bọn bên dưới rồi, bảo chúng nó mang vũ khí đến." Chú Ba nói, lúc này, tôi mới thấy chú đang cầm một cái lưỡi liềm trong tay, ánh mắt hung tợn. "Nó là cái quái gì cũng được, ông đây cho nó có đi không có về."

Tôi gật đầu, không khỏi căng thẳng hẳn lên, cũng bèn lục lọi khắp phòng tìm thứ gì đó đủ làm vũ khí, cuối cùng cũng tìm được một cây đòn gánh, lập tức chộp lấy, dáng cầm cứ như thể trong phim "Quân giặc về làng" vậy, co rúm sau lưng chú Ba thủ thế.

Cơn mưa vẫn cứ dai dẳng không dứt, phải mười phút sau, mưa mới dần ngớt, lúc này đám thủ hạ của chú Ba mới đến. Chẳng ai dám vào từ cổng chính, mà đều chuyển vũ khí vào trong qua cửa sổ phòng chú Ba. Chú Ba chờ đợi giây phút này từ lâu, mới giắt cái liềm vào bên hông, giũ cái túi vải dầu đựng hàng nóng ra.

Tôi liếc nhìn, đó là một khẩu súng săn nòng ngắn, mới, bóng loáng. "Nhìn màu sắc này, toàn là mua ở Xương Giang hết đấy, là nơi có khởi nghĩa Bạch Sa ngày xưa, toàn là hàng thủ công của dân địa phương cả. Một phát súng này á, đừng nói là ốc vặn, có là đầu lừa thì cũng bay hết." Chú Ba toét miệng cười nói.

"Chuyến này mày về chủ yếu là để buôn bán thứ này chứ gì." Chú Hai nói.

"Vớ vẩn, ông đây có phải bọn buôn súng lậu đâu. Mang giúp mấy thằng bạn thôi." Chú Ba nói, vừa nói vừa lanh lẹ nạp đạn lên nòng. Chú lấy vải dầu che súng, rồi đi vào trong cơn mưa. "Được lắm, giờ chúng ta đi xem xem thế nào."

Tôi với chú Hai cũng vội vàng đi theo, chú Hai vẫn còn bình tĩnh giương dù. Đi được mấy bước là tới gần vật thể kia, chúng tôi không dám đến quá gần, cách khoảng hai ba mét thì dừng lại. Nhìn kỹ, tôi liền rợn hết cả tóc gáy.

Đó là một "cây cột" đắp thành từ một đống ốc vặn khổng lồ trắng đen loang loang lổ lổ, hình dáng chắc là hình người, nhưng cái này chưa đáng sợ, đáng sợ nhất là, trên cái đầu to tướng kia lại mơ hồ có hình dạng mắt mũi miệng, khuôn mặt vặn vẹo quái dị cực kỳ, trông vô cùng dữ tợn.

Chú Ba nhìn mà rợn cả người, chúng tôi đi vòng quanh thứ này hai vòng, vật này vẫn không nhúc nhích. Chú Ba liền giơ súng lên: "Chúng ta cứ bắn thử một phát trước xem sao?"

Vừa định bóp cò, chú Hai liền cản lại, nói: "Chờ chút... cái này... hình như bên trong có thứ gì đó."

"Làm sao?"

Chú Hai nhìn chằm chằm một lúc, rồi cầm lấy cái đòn gánh của tôi, dùng sức cắm ngập vào trong đống ốc, khuấy mạnh. Đống ốc vặn văng ra tứ tán, ngay lập tức, một cánh tay người lộ ra từ bên trong.
 
Chương 25: Cái Chết


Thi thể ông trẻ nằm trong từ đường, vẫn còn nhỏ nước tong tong, một tấm bình phong được đặt trước thi thể. Bên ngoài tấm bình phong, tất cả những người có tiếng nói trong nhà họ Ngô đều đã tề tựu đông đủ, ngồi trên băng ghế dài. Bố tôi ngồi ở ghế chủ vị, ôm trán, gần như không thể nói được lời gì, lần này đúng là phải chịu đả kích nặng nề.

Tôi với chú Ba rúc trong một góc, cái chậu đốt vàng mã vừa mới đốt xong, nay lại phải lôi ra đốt tiếp. Mấy cô nữ quyến bắt đầu hóa vàng, cánh đàn ông thì ra sức hút thuốc. Sắp hết năm rồi, mà xảy ra chuyện như thế này, thực quá xui xẻo.

Chú Hai và mấy người nữa đang kiểm tra thi thể sau bức bình phong, cảnh sát trong thôn cũng đã đến. Khi không xuống đất, tất cả đều là công dân lương thiện. Một lúc lâu sau, cảnh sát bước ra, chú Hai liền vẫy tay ra hiệu với chúng tôi, bảo chúng tôi đi theo chú.

Cầm ô đi đến đồn công an, thực ra cũng chỉ là một căn phòng làm việc thôi, khai báo lại vụ việc. Ba người chúng tôi ngồi xổm dưới mái hiên bên ngoài đồn công an, phiền muộn vô cùng. Chú Ba miệng ngậm thuốc lá, ngửa mặt nhìn trời, không nói câu nào.

Đương nhiên tình cảm với ông trẻ cũng không sâu đậm đến mức ấy, những người này đều có quan niệm khá cởi mở về cái chết, chẳng qua vẫn có chút khó chịu mà thôi.

"Là chết chìm." Chú Hai nói: "Hôm qua sau khi quay về, chắc là vì bị mấy tay đạo sĩ kia chuốc mấy ly, hơi quá chén, trên đường về liền ngã xuống suối. Đêm xuống trời mưa to, cứ thế là chết."

"Thế số máu kia là thế nào?"

"Ở dưới suối bị nước xiết cuốn đi, bị đá rạch nhiều vết xước." Chú Hai lắc đầu: "Cơ thể sây sát toàn vết thương, có chỗ nhìn thấy được cả xương, thảm lắm."

"Chuyện lũ ốc vặn kia chúng ta có nên nói ra ngoài hay không?" Chú Ba nói.

"Nói ra ai mà tin được? Chú thấy đồn công an làng ta có ban bộ nào giống như trong Hồ sơ X không?" Tôi nói.

Chú Ba hút thuốc phì phèo, gẩy tàn thuốc vào trong mưa. Ông trẻ vừa qua đời, vốn đã đến lúc về Hàng Châu giờ chẳng thể về được nữa, hơn nữa, bây giờ có người chết rồi, tính chất sự việc này đã thay đổi, kéo theo nhiều thứ phiền phức hơn nữa. Vì trong chi nhà tôi, ông trẻ là người có tiếng nói tương đối lớn trong họ, bình thường đều nhờ vào uy tín của ông, trấn áp đám người phía dưới, thì bố tôi mới yên phận làm tộc trưởng. Bây giờ ông trẻ chết rồi, không những bố tôi có thể sẽ bị người người sỉ vả, mà bao nhiêu thứ phiền toái không tên giữa các bè phái trong gia tộc sẽ ngày càng nhiều. Nhất là mấy ngày nay, ông trẻ cứ đến bí mật đến chỗ chúng tôi bàn chuyện mấy lần, chắc chắn những kẻ khác đều dòm cả vào mắt, phen này cái lưỡi không xương thế nào cũng nói được.

"Nếu quả thực là ông ấy tự ngã xuống nước thì lại yên tâm." Chú Ba nói.

Tôi gật đầu. Ông trẻ tửu lượng rất khá, nói ông uống say chẳng ai tin nổi. Bởi lẽ, người vùng này toàn uống rượu nồng độ cồn cao ngất như rượu đậu xanh, ăn tiệc đậu phụ uống Kiếm Nam Xuân hẵng còn là rượu nhẹ, vì sợ có kẻ uống nhiều quá lại làm loạn. Kiếm Nam Xuân đối với người vùng này chẳng khác gì nước lã cả.

"Nhưng mà tuổi cao rồi, ai mà lường trước được." Tôi tự an ủi mình, nói.

"Thằng cháu à, chuyện này chú mày thấy không ổn rồi, đợi lát nữa mưa tạnh, còn phải lên thị trấn mua thuốc trừ sâu tiếp, đ. con mẹ, chúng ta liều mạng với đám ốc kia luôn!" Chú Ba chửi thề một tiếng, "Để xem thằng nào diệt thằng nào."

Tôi thở dài, thầm nghĩ đúng là uất chết, giữa mùa đông giá rét lại phải lặn lội đến tận đây đọ sức với một đám ốc vặn, mẹ kiếp năm sau biết sống thế nào đây. Tôi lại nghĩ đến chuyện ở Hàng Châu, nếu lâu quá mà không về, không biết công việc bên đó xử lý thế nào rồi, anh bạn Vương Minh mấy ngày nữa là về quê rồi, chẳng lẽ lại đóng cửa hàng sớm? Chuyện bên này còn chưa xong, cũng chẳng biết bao giờ mới giải quyết được nữa. Tôi có một dự cảm, nếu không thể giải quyết viên mãn sự việc lần này, có thể sau này khỏi quay về quê luôn.

Lúc này, tôi thấy chú Hai đang ngẩn người bên cạnh cái cống ngầm, như thể đang suy tư điều gì, liền vỗ vai chú một chút: "Chú Hai đang nghĩ gì thế?"

Chú Hai hồi thần lại, nói: "Có một vấn đề chú nghĩ mãi không ra."

"Thế nào?" Chú Ba xán lại gần.

"Hai người không thấy lạ à, tại sao thứ kia cứ chạy vào nhà chúng ta hoài vậy? Nhà ta cách con suối kia một quãng khá xa mà?"

"Ồ." Chú Hai vừa nói tôi cũng giật mình nhận ra, quả thực tôi không hề nghĩ tới.

"Nó có mục đích gì nhỉ?" Chú Hai đứng lên, tự lẩm bẩm một mình. Nói rồi, chú nhìn về phía chú Ba, nhìn chằm chằm.

Chú Ba bị nhìn chòng chọc, rất không tự nhiên, hỏi làm cái gì thế?

Chú Hai nói: "Lão Tam, mày thành thực nói anh nghe, có phải mày đã làm chuyện gì mà các anh không biết hay không?"
 
Chương 26: Mục Đích


Chú Ba cứ chối đây đẩy, thề thốt rằng chuyến này về chỉ có vật lộn với đám ố kia thôi, chứ không hề làm gì cả.

Chú Hai vẫn nghi ngờ, chú Ba liền nổi giận đùng đùng nói, ông đây còn cần phải nói láo à? Thằng em này của ông anh nếu đã làm gì rồi, ông anh còn làm gì được nào?

Chú Hai gật đầu, tôi nghĩ thấy cũng có lý, với tính tình chú Ba, hơn nữa vần còn đang ở Trường Sa, chú vốn chẳng cần phải lừa gạt ai.

"Anh còn tưởng lúc mày vào cùng Tào Nhị Đao Tử, đã len lén chôm từ gì từ trong quan tài ra, cho nên lũ ốc kia mới cứ nhè đầu chúng ta mà gây phiền phức. Nếu không mày về sớm thế làm gì."

"Đầu ông anh bị đập tóe máu ra, không về đi bệnh viện thì làm gì? Kệ nó chảy máu à?" Chú Ba tức tối vặc lại.

"Nếu không phải là do mày, thì rốt cuộc là do cái gì? Trong sân nhà ta có thứ gì cứ thu hút nó đến?" Chú Hai lẩm bẩm.

Trong lúc suy nghĩ, mưa đã tạnh, chú Ba nói đừng có nghĩ nữa, anh cả một mình ở bên kia không xử lý nổi đâu, về giúp trước đã.

Chú Hai vẫn cứ nghĩ mãi, nhưng rồi cũng đứng lên, chúng tôi quay về từ đường, thấy nơi đó đang nhốn nháo cả lên. Chú Hai chú Ba bèn đến hỗ trợ, tôi thì chẳng muốn dính dáng đến mấy chuyện bực mình này, bèn một mình đi thẳng một mạch về nhà.

Sân nhà đã được quét tước sạch sẽ, mở cống thoát nước, nhìn trong đường cống không còn bao nhiêu ốc vặn nữa, tôi bèn vặn xả nước. Số ốc dính trên người ông trẻ đã được quét dọn, trút vào một vại nước ở gần đó, chèn đá tảng lên trên, nghe nói số ốc đầy hơn nửa vại liền. Chờ lát nữa tạnh mưa rồi xử lý sau, tôi nhìn cái vại nước đấy mà cảm giác rất khó chịu, nhìn nó trông như một con ốc khổng lồ vậy, thế là tôi bất giác đi vòng qua nó.

Tôi quay về phòng mình, vô cùng buồn chán, những chuyện cần suy nghĩ thì nghĩ không ra, hơn nữa, cứ luôn cảm thấy không thoải mái, cảm giác như thể trong vại nước kia đang chứa lựu đạn vậy, tinh thần cứ bứt rứt không yên, vô cùng khó chịu. Hơn nữa, đang giữa mùa đông, một mình ngồi trong phòng hơi lành lạnh, nên tôi bèn ra ngoài đi dạo luôn.

Lang thang mãi trong thôn, vừa đi vừa nghĩ, bất giác đã đến bên dòng suối.

Sau cơn mưa rào, nước suối chảy rất xiết, mực nước cũng dâng cao hơn nhiều, tôi giẫm trên lớp đá vụn rào rạo bên bờ suối, nhìn mấy thứ rác rưởi linh tinh từ trên thượng du bị nước cuốn xuống dưới, mắc kẹt bên bờ. Đa phần toàn là cành cây và lá khô. Nước suối rất đục, tôi nhặt một hòn đá dưới đất, ném xuống nước, vừa nghĩ đến câu hỏi của chú Hai.

Thật ra trong lúc chú nói, trong lòng tôi đã có một đáp án rồi, nhưng tôi không nói ra được. Tôi nghĩ là, trong lúc khai quan có ông trẻ, hai ông lão nữa, cộng với tôi và bố tôi là cả thảy năm người, mục đích của "nó" này có lẽ chính là tôi. Vì nguyên nhân gì thì dĩ nhiên là không biết, nhưng có thể tưởng tượng ra, có lẽ là vì năm người chúng tôi đã mở quan tài của bà ta, quấy nhiễu sự yên tĩnh của bà ta.

Lại nói, tôi cũng tính là con cháu của bà ta rồi, tuy không có máu mủ ruột rà gì cả, hơn nữa quá trình lại khá là quái đản, nhưng dù sao thì bà ta cũng đã được nhập tịch vào nhà tôi, hơn nữa còn được chôn trong mộ chính, vì sao bà ta vẫn còn hùng hùng hổ hổ thế? Năm xưa trước khi chết, rốt cuộc bà ta đã gặp phải chuyện gì, khiến bà ta oán độc đến vậy? Hay là chú Hai đã nhầm rồi, như chú Ba nói, có lẽ cỗ quan tài kia không phải để táng người đàn bà đó, mà là để táng lũ ốc vặn này?

Suy nghĩ đến những vấn đề này làm tôi thấy thật tức cười, nhưng cái chết của ông trẻ thực quá đáng sợ, chuyện này dính dáng đến sống chết rồi, không phải chuyện đùa nữa. Tôi tự nhắc nhở mình, nếu có thể thì về sớm một chút, Hàng Châu cách đây khá xa, nếu nó muốn mò theo tới thì chắc cũng phải là chuyện của mười mấy năm sau rồi. Nhưng bây giờ mà lẳng lặng chuồn mất thì không trượng nghĩa cho lắm, cũng không được cam lòng.

Mặt đất vẫn còn ẩm, tôi đoán cơn mưa này không chỉ dừng ở đây, ít nhất cũng phải mưa sụt sùi thêm hai ngày nữa, thế thì tối nay chắc khỏi ngủ luôn rồi, phải ôm vũ khí mà chuẩn bị tinh thần từng phút một. Nghĩ đến đây, đột nhiên tôi nảy ra một ý, hay là đi mượn một con chó nhỉ?

Ông nội tôi trước khi qua đời có nuôi một con chó già, con chó này được ông tôi chăm sóc dạy dỗ, nó thành tinh luôn rồi, bây giờ nó đang được chú Hai nuôi ở Hàng Châu, không đem về cùng. Chứ không thì đã có nó trông nhà trông sân gì gì đó rồi. Ngẫm lại thì cũng không cần, lũ ốc bò chậm như thế, gần như chẳng có lấy một tiếng thở, ngay cả chó có lẽ cũng không phát hiện ra được.

Nghĩ đến đây, tôi bỗng nhận ra có điểm kỳ quái, phải rồi, câu nói vừa rồi hình như có gì đó không ổn cho lắm.

Ngẫm nghĩ một lúc, mới nhận ra điểm không ổn đó là gì, đúng thế, lũ ốc bò rất chậm.

Khoảng cách từ nhà tôi đến bờ suối này, với tốc độ của ốc, liệu có thể vượt qua được chỉ trong một nửa buổi tối ư? Càng nghĩ lại càng thấy không đúng, tôi đứng lên, bắt đầu đo số bước chân, nhận thấy từ bờ suối đến chỗ tôi ở cách chừng hơn 800 mét. Tính toán tốc độ của lũ ốc, tôi biết, lũ ốc nếu phóng nhanh hết cỡ thì có thể đạt đến vận tốc 8 m/h, tốc độ của lũ ốc còn chậm hơn cả ốc sên nữa. Như vậy, muốn bò một mét cần ít nhất là 10 phút, mẹ kiếp hơn 800 mét cần đến hơn 8000 phút, tức là phải mất hơn 133 tiếng đồng hồ mới có thể bò đến nơi. Tức nghĩa là, nếu nó muốn xuất hiện trong sân nhà tôi vào sáng sớm hôm nay, thì nó đã phải lên bờ từ năm ngày trước rồi, mẹ kiếp năm ngày trước còn chưa xảy ra một lô chuyện xấu này đâu.

Tiên sư cha nhà nó, thế là thế nào nhỉ, hay là lũ ốc này biết tiêm doping?

Tôi lập tức gọi điện cho chú Hai, kể cho chú nghe việc này, nhưng chú Hai lắng nghe một lúc rồi lại chẳng có vẻ gì là hưng phấn cả. Chú chỉ ừ một tiếng, nói: "Chú biết rồi." rồi vội vã cúp máy ngay, như thể bên kia đang có chuyện gì khó giải quyết vậy.
 
Chương 27: Đặt Bẫy


Sau khi bọn họ quay về, tôi mới biết đã có chuyện gì xảy ra. Hóa ra quả đúng như dự liệu, sau khi ông trẻ qua đời, nội bộ xảy ra tranh chấp, bố tôi bị người ta đánh, cuối cùng lao vào đánh nhau loạn xì ngầu cả lên, ngay cả thi thể ông trẻ cũng bị hất văng ra luôn. Cuối cùng người của đồn công an tới giải tán, nhưng dù sao cũng đã hoàn toàn trở mặt với nhau rồi. Chú Ba nói phải gọi người đến, bằng không sau này chúng tôi không ở nổi cái thôn này mất.

Bố tôi lại bảo, thôi đi, thêm một việc không bằng bớt đi một việc, dù sao cũng đều là người nhà họ Ngô. Chú Ba cay cú quá, gân cổ lên cãi bố tôi đôi ba câu, bố tôi tức giận bỏ lên lầu.

Chú Hai lại có vẻ chẳng quan tâm tí gì, nhìn bố tôi lên lầu, rồi mới đóng cửa lại, ngoắc tay gọi bọn tôi đi vào phòng chú.

Tôi với chú Ba chẳng hiểu gì cả, đi theo, hỏi chú làm gì thế, chú mới lôi một vật ra từ trong túi: "Hai đứa xem thứ này."

"Cái gì đấy?"

"Anh tìm thấy trong tay áo ông trẻ, trong lúc tụi mày còn đang đánh lộn kia." Chú Hai nói.

Chú đặt vật đó lên bàn, thì ra là một chiếc chìa khóa cổ, trông rất quen.

"Đây là chìa khóa cái rương đựng gia phả của lão nhà mình ấy hả, hôm qua từng thấy trong nhà ổng rồi." Chú Ba nói. "Thế là ý gì?"

"Ông trẻ trước khi chết để lại lời nhắn cho chúng ta đấy, xem ra ông ấy muốn chúng ta đi xem lại gia phả một lần nữa." Chú Hai nói. "Trước khi chết, liệu ông ấy đã nghĩ đến điều gì?"

Đây là một diễn biến không thể ngờ được, chú Ba chửi, sao vừa nãy ông anh không chịu nói sớm? Đến sớm một chút thì còn tiện, chứ bây giờ sợ là phiền phức rồi đấy.

Tôi cũng đã xem qua gia phả rồi, nhưng quả thực không đọc hiểu nổi nội dung của thứ đó, cho nên chẳng có ấn tượng gì cả. Bây giờ ông trẻ chết rồi, vì sợ có kẻ trộm đồ nên giờ đã có người ở lại canh giữ, hơn nữa, vừa rồi lại còn đánh nhau một trận to, muốn vào nhà ông trẻ lục lọi đồ đạc e rằng không quá thực tế.

"Có tiền là sai sử được cả ma quỷ mà, Ngô Tam Tỉnh mày chắc không đến nỗi không lo liệu được việc này chứ." Chú Hai nói.

Chú Ba gật đầu nói được rồi, sau đó gọi tên thủ hạ đang canh ở ngoài cổng, chuẩn bị gác đêm cả tối nay, chú rỉ vào tai hắn mấy câu gì đó, rồi hắn liền đi ngay. Tôi hỏi chú Ba sắp xếp thế nào vậy, chú nói, con nít ranh biết cái gì, dù sao có thể bảo đảm chắc chắn là đêm nay cả bọn vào chôm đồ được là được rồi.

Tôi đoán, phương pháp của chú Ba chắc cũng không phải thủ đoạn gì hay ho, không biết cũng được, đỡ phải nặng lòng áy náy, rồi tôi quay đầu lại hỏi chú Hai, chú thấy vụ tôi nói qua điện thoại ban chiều thế nào? Chú Hai lại phất tay ra hiệu đừng nói nữa, bảo tôi đừng có hỏi.

Tôi rõ là buồn bực, cảm giác chú Hai cứ ra vẻ bí ẩn thế nào ấy, nhưng nhìn vẻ mặt chú lại không tiện gặng hỏi, đành phải mặc kệ.

Chẳng mấy chốc, tên thủ hạ của chú Ba đã quay về, lại rỉ tai chú Ba mấy câu gì đó. Chú Ba nói được rồi, giờ chúng ta ăn cơm tối, rồi ở nhà chờ đến tận 12 giờ khuya, mới cầm đèn pin lên đường.

Nửa đêm, trong thôn rất ít đèn đường, nhiều đoạn đường tối thui như hũ nút, chẳng có chút ánh sáng nào. Người nhà quê ngủ sớm, đã im phăng phắc chẳng có tiếng động gì, chỉ còn vài tiếng chó sủa. Tôi ít khi đi lại trong thôn vào buổi tối, nên cứ bám theo chú Ba mà đi, đi được chừng hai mươi phút, chú Ba dừng lại, gật đầu với chú Hai một cái. Chú Hai ra hiệu tôi đừng nói gì cả, tắt đèn pin.

Tôi lấy làm lạ, tắt đèn pin xong, phải mất một lúc hai mắt mới quen nhìn trong bóng tối, chỉ thấy chú Hai và chú Ba nhẹ nhàng bước đi, đi vòng qua một khúc ngoặt, cuối cùng, tôi bất ngờ phát hiện ra, chúng tôi đã quay trở về chính sân nhà mình rồi.
 
Chương 28: Con Mồi


Chú Ba kéo tôi nấp vào một góc tường trong sân, ba người chúng tôi tựa lưng vào tường, ngồi xổm xuống. Tôi liền hiểu ra vấn đề.

Hiển nhiên, chú Hai và chú Ba đã có kế hoạch khác, bọn họ ra ngoài mục đích cũng không phải là để lấy cuốn gia phả. Dĩ nhiên tôi chẳng biết suy nghĩ của bọn họ, nhưng xem tình hình thì rõ ràng đây là một loại mai phục. Tôi nín thở, phối hợp với bọn họ.

Nửa đêm mùa đông, mặc dù còn chưa đến lúc tiết trời giá rét nhất, nhưng ngoài trời đêm sương xuống lại còn sau cơn mưa, thực sự rất khổ sở, chẳng mấy chốc, răng tôi đã đánh lập cập vào với nhau, cả người cũng co rúm lại, cảm thấy nhiệt độ cơ thể như đã bị thổi bay hết sạch theo từng cơn gió thốc qua.

Chờ mãi đến tận sau nửa đêm, tôi đã rét cóng đến mức tê rần cả người, bỗng nhiên, chúng tôi nghe thấy có động tĩnh trong sân. Chú Hai và chú Ba như đã ngồi yên, khi tiếng động vừa vang lên, hai chú cùng giật mình một cái, rõ ràng hai chú cũng bị rét quá mức. Chúng tôi từ tốn đứng lên, đi qua bức tường, vào trong sân, liền thấy tảng đá lớn lèn lên nắp vại nước to đột nhiên động đậy.

Nheo mắt nhìn, hệ thần kinh mới chịu lưu thông, cẩn thận nhìn kĩ, thì ra không phải là tảng đá tự nhiên động đậy, mà là cái nắp gỗ của vại nước bị ai đó húc lên. Sau đó, tảng đá lăn qua một bên, nắp vại mở hé ra, rồi một người chui ra khỏi vại nước, nhìn xung quanh, rồi bước vào trong nhà.

"Hóa ra là trốn ở trong này!" Chú Hai khẽ giọng nói.

"Đi!" Chú Ba vung tay lên, đứng phắt dậy: "Thằng cháu ma này đến lúc hiện hình rồi đấy."

Vừa đi, chú Ba vừa châm điếu thuốc, xem ra là đã chịu đựng quá mức, khi đi ngang qua đống đồ lặt vặt chất đống ở một góc sân, chú rút từ trong đó ra một cái bao, chẳng biết chú giấu nó ở đó từ bao giờ. Sau đó, chú lôi từ trong bao ra khẩu súng săn ban sáng, lên nòng lạch cạch.

"Đó là ai?" Tôi hỏi.

"Chính là con ác quỷ đó đấy." Chú Hai cười khẩy.

"Hóa ra là người?"

"Thói đời này, người còn hung ác hơn cả quỷ." Chú Hai nói. Bỗng nhiên, từ trong nhà vang lên một tiếng hét thảm thiết, tôi lập tức giật mình nghĩ không xong rồi, "Bố cháu còn ở trên gác!" Nói đoạn, tôi định xông vào.

Chú Hai liền ngăn tôi lại, nói: "Yên tâm, đã có chuẩn bị." Chú Ba phá cửa mà vào, chúng tôi nhanh chân chạy một mạch lên gác, thấy cửa phòng bố tôi đã bị mở toang, bên trong bừa bộn, có một kẻ bị một anh chàng cao to vạm vỡ vặn tay đè nghiến xuống đất, đau đến nỗi kêu la oai oái.

"Đại Khuê, xoay mặt hắn qua đây xem nào." Chú Ba nói. Anh chàng vạm vỡ kia lập tức vặn chặt hai tay, kéo nửa người tên kia dậy, sau đó kẹp cổ gã, bắt gã ngẩng lên.

Tôi liền nhìn thấy một khuôn mặt mấy ngày nay thường xuyên bắt gặp, thì ra là Tào Nhị Đao Tử!

"Quả nhiên là mày, đ. con mẹ." Chú Ba nhếch mép cười gằn: "Bị ông đây tóm được rồi."

Tào Nhị Đao Tử vẻ mặt kinh ngạc vô cùng, hiển nhiên vẫn chưa hiểu rõ chuyện gì vừa xảy ra. Tôi không nhìn thấy bố đâu, sốt ruột quá, bèn hỏi: "Bố cháu đâu?"

"Chuẩn bị sẵn ở trong từ đường rồi." Chú Hai nói. Rồi chú quay đầu hỏi Đại Khuê: "Cậu quay lại được chưa?"

"Quay hết lại được rồi." Đại Khuê gật đầu: "Thằng này ra tay ác độc thật, suýt chút nữa thì bị nó bịt cho ngộp chết."

Chú Ba ngồi xổm xuống trước mặt Tào Nhị Đao Tử, nói: "Chắc mẹ nhà mày đéo nghĩ ra được nhỉ."

"Mẹ kiếp! Đáng ra mày phải đến nhà ông trẻ, bị người của tao thộp cổ chứ?!" Tào Nhị Đao Tử không hiểu, nói.

"Con mắt nào của mày thấy tao bị thộp cổ nào?" Chú Ba nói.

Tôi nghe đoạn đối thoại này cũng chẳng hiểu gì cả, thấy Tào Nhị Đao Tử bị gô cổ kéo dậy, tôi liền hỏi chú Hai thế là thế nào. Chú Hai cười ha ha, nói: "Không phải chú đã bảo với cháu từ trước rồi à, chú không tin vào quỷ thần gì cả, trên đời này, chỉ có lòng người mới là thứ đáng sợ nhất."
 
Chương 29: Chân Tướng


Trên đường về Hàng Châu, chú Hai mới kể lại kỹ càng một lượt sự việc cho tôi nghe.

Hóa ra, vào sáng sớm hôm ấy khi thấy cái bóng ma ốc vặn xuất hiện trên cửa sổ phòng tôi, chú đã biết vụ này chắc chắn là do con người làm.

"Chuyện này quả thực rất đơn giản, với tốc độ bò của ốc, cho dù có ma quỷ nhập xác thật đi chăng nữa, thì cháu nghĩ chúng có thể làm gì cơ chứ? Cả một đống ốc chẳng đè chết cháu được, cũng chẳng kéo cháu được, cho dù nó cách cháu chỉ có một mét thôi, nó muốn hại cháu thì cũng phải nỗ lực suốt mười mấy phút thì mới đến gần cháu được. Hơn nữa, chú nghiên cứu phong thủy, biết tỏng cả đống mánh khóe của lũ lừa bịp rồi, chú chẳng buồn tin cái này. Lúc ấy, chú đã khẳng định chắc chắn là có kẻ đang giở trò rồi." Chú Hai cầm di động vừa xem cổ phiếu vừa nói: "Có điều, lúc ấy chú chưa xác định là ai, đây không phải là chiêu trò hù dọa bình thường, lúc đó chú nghĩ, làm như vậy chắc hẳn phải có nguyên do gì đó."

Chú dừng lại một chút, rồi nói tiếp: "Lúc ấy chú tập trung hết vào cỗ quan tài kia, lũ ốc còn sống bên trong quan tài, phóng sinh, sau đó trong nước suối xuất hiện cái bóng bằng ốc, chú nghĩ, mục đích giở trò của người này có thể có liên quan đến cỗ quan tài này. Nhưng trong cỗ quan tài lại chẳng có thứ gì cả, chú không nghĩ ra hắn muốn làm trò gì." Chú Hai quay đầu nhìn tôi: "A Tà, chú Hai tặng cháu một câu lời vàng ý ngọc đây, là tâm đắc sau nhiều năm xem xét mọi việc của chú đấy, đó là phàm chuyện gì trên đời chắc chắn đều có động cơ của nó, đằng sau một việc bao giờ cũng có rất nhiều động cơ, cho nên, bao giờ cũng phải làm rõ ràng động cơ trước."

"Có mà đây là tâm đắc chơi chứng khoán của chú ấy." Tôi cười nhạo.

"Cũng có thể coi là thế. Lên lên xuống xuống, bao giờ nhà cái làm chuyện gì, cũng đều có nguyên nhân của nó." Chú Hai nói, rồi tiện tay xem tiếp: "Cho nên, chú đến Triệu Sơn Độ trước, để làm rõ lai lịch cỗ quan tài nọ. Nhưng hỏi ra rồi, chú lại phát hiện, mọi chuyện đều có lửa mới có khói cả, mà lại chẳng có thông tin gì có giá trị. Chú liền nhận ra, có lẽ mục đích của kẻ này không phải quan tài, mà có thể chỉ là mượn danh nghĩa này, mượn câu chuyện này để triển khai một kế hoạch nào đó mà thôi. Quả đúng như dự đoán, sau khi chúng ta quay về, ông trẻ liền qua đời, hơn nữa, còn là kiểu chết như vậy. Chú liền đoán ra, đây mới chính là mục đích của kẻ đó."

"Tại sao? Hà tất phải làm thế?"

"Người nhà họ Ngô kiếm sống ở dưới đất, giống chú Ba cháu vậy, cũng có vài phần tin vào mấy chuyện ma ma quỷ quỷ này. Nếu chỉ đơn giản là đẩy ông trẻ xuống suối cho chết đuối, chúng ta biết thừa tửu lượng của ông trẻ, đương nhiên là sẽ biết ngay ông bị hại. Nhưng nếu sử dụng phương thức quái đản như thế, tất sẽ khiến chuyện này nhuốm màu tăm tối khó hiểu vô cùng. Người vùng này, không nói toạc ra, là có thể lừa bịp qua loa được rồi, hơn nữa, còn chĩa thẳng mũi dùi về phía chúng ta. Lúc này, chú bắt đầu suy nghĩ đến động cơ thứ hai, tại sao kẻ này phải giết hại ông trẻ?"

"Ông trẻ không có con trai, chỉ có năm con gái, không có của ăn của để là bao, cũng chẳng có kẻ thù đặc biệt căm hận gì, thứ duy nhất có thể khiến ông bị người ta căm ghét, chỉ có địa vị này mà thôi. Đây chính là điểm mà chú thấy nhức đầu nhất, bởi vì địa vị của ông trẻ cũng chẳng phải thứ khiến người ta đặc biệt thèm thuồng. Vì để làm rõ điểm này, chú đã lãng phí rất nhiều thời gian mà không có kết quả gì.

Cuối cùng, chú buộc lòng phải bỏ qua vấn đề này, chuyển sang suy nghĩ vấn đề khác, đó là kẻ nào vừa có mâu thuẫn với ông trẻ, vừa muốn đối phó với chúng ta? Chú với thằng Ba suy nghĩ một hồi, liền cùng lúc nghĩ đến một người, Tào Nhị Đao tử. Sau đó, chú lén cầm bản gia phả sao chép tra thử, liền phát hiện ra, Tào Nhị Đao Tử vốn ngang vai vế ngang bối phận với bố cháu, tức nghĩa là, nếu bố cháu không làm tộc trưởng nữa, thì trước khi cháu đủ tuổi, chính hắn sẽ được thay thế bố cháu làm tộc trưởng. Nhìn thấy điều này, chú mới nhận ra, nếu vụ này đúng là do Tào Nhị Đao Tử làm, thì chỉ e vẫn còn một người nữa hắn chưa thủ tiêu, đó chính là bố cháu.

Nhưng bố cháu khác ông trẻ, lão Tam ở lầu dưới, chú lại hay dậy sớm, hắn vốn không có cơ hội để ra tay. Để chắc chắn có phải hắn hay không, chú liền tạo cho hắn một cơ hội. Giả vờ rằng phải đi trộm gia phả xem lại, khéo léo tiết lộ thông tin này cho một kẻ tai mắt ngầm của hắn ở bên cạnh lão Tam. Chắc chắn hắn tưởng đây là một cơ hội tốt, thế nào cũng cho người mai phục chúng ta ở bên kia, còn hắn sẽ đích thân đến giết hại bố cháu."

Tôi nhớ lại đoạn đối thoại lúc đó, "Nhưng mà như thế, nếu không ai đi trộm gia phả, há chẳng phải sẽ bị phát hiện sao?"

Chú Ba nói: "Thế nên chú Ba mày với gọi ngay Phan Tử với Đại Khuê tới, mang thêm mấy đứa cứng cựa nữa tới. Người đi trộm gia phả chính là Phan Tử đấy, lũ ranh con kia bắt Phan Tử thế đếch nào được, còn bị đánh cho một trận ấy chứ, chuyện gì cần làm thì mấy đứa nó cũng làm hết rồi. Còn bên này, Đại Khuê mai phục sẵn trong phòng bố mày, chờ Tào Nhị Đao Tử."

Tôi nghe vậy, mới hơi hơi hiểu ra rồi: "Nói vậy tức là, bao nhiêu chuyện như thế đều chỉ để Tào Nhị Đao Tử giết bố cháu với ông trẻ thôi ấy hả? Vì cái chức tộc trưởng đó?"

Chú Ba gật đầu cười nói: "Đúng thế." Nhưng chú Hai lại tắt di động, nói: "Cũng không hẳn~"

"Ô, không phải?" Chú Ba buồn bực nói, "Chứ không thì là vì cái gì?"

"Từ nãy đến giờ, tất cả những gì chú đã nói, đều chỉ là một phần của tảng băng trôi mà thôi. Cũng tức là, tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trước mắt, chỉ là vẻ bề ngoài của chân tướng thực sự mà thôi." Chú Hai nói.
 
Chương 30: Bí Mật


Chú Ba hơi biến sắc. Chú Hai liền day day huyệt thái dương, nói: "Vì sao Tào Nhị Đao Tử lại thèm muốn cái chức tộc trưởng vớ vẩn chẳng có tí hữu dụng nào này? Vì sao ốc trong quan tài qua trăm năm vẫn không chết? Còn nữa, tại sao một ông lão hơn trăm tuổi lại có thể dễ dàng nhớ lại một câu chuyện từ hơn sáu mươi năm trước? Còn rất nhiều điểm chú hẵng còn chưa nghĩ ra đâu."

Tôi nghe giọng điệu chú Hai có biến, hơi buồn bực, chỉ thấy chú liếc mắt lườm chú Ba: "Có vài người ấy, lúc nào cũng tưởng đầu óc mình lanh lợi hơn thiên hạ, nào ngờ đâu, cái bào thai thứ hai vẫn là thông minh hơn cái bào thai thứ ba một chút, anh mày nói thậm phải chứ, lão Tam?"

Tôi liền thấy chú Ba toát hết cả mồ hôi lạnh, sắc mặt đen sì, ngậm tăm. Một khí thế áp bức rất kỳ quái toát ra từ chú Hai.

Im lặng suốt một lúc rất lâu, chú Hai mới nói: "Chú có một phỏng đoán, không biết có đúng hay không. Mấy đứa cứ nghe thử xem."

Dừng một chút, chú liền nói: "Thời điểm đào mộ tổ lên, có một thằng cháu nổi lòng tham, phát hiện trong mộ dư ra một cỗ quan tài. Kẻ này bản tính nhạy cảm lanh lợi, lập tức nhận ra ngay trong cỗ quan tài này có thể là minh khí mà tổ tông cất giấu ngày xưa. Nhưng xung quanh toàn là người nhà, hắn không thể cướp trắng trợn đi, hơn nữa, hắn biết một khi đã mở quan tài, là thế nào cũng phải phân chia đồ bên trong cho những người khác nữa. Thằng cháu này trời sanh tính kiêu hùng, chẳng bao giờ chịu nhún nhường kẻ nào, thế là, chỉ trong mười mấy phút ngắn ngủi đó, hắn đã nghĩ ra một biện pháp. Hắn sai hai tên thủ hạ thân tín đi theo mình chạy đến gian nhà kho chứa củi ở phía sau từ đường tổ tiên, khiêng cỗ quan tài cũ vô chủ ở đó ra, đánh tráo với cỗ quan tài đào được trong mộ tổ ngay trên đoạn đường núi không có một cột đèn đường nào giữa nghĩa địa và thôn làng, chỉ trong một tiếng đồng hồ."

"Để mấy người khiêng quan tài không nhận ra sự thay đổi về trọng lượng quan tài, thủ hạ của hắn mới đào rất nhiều bùn ướt từ dưới suối lên, đổ vào trong quan tài cũ, nhưng trong lúc vội vàng mới xảy ra sơ suất, lỡ đổ quá nhiều nước vào, còn đổ lẫn cả số ốc vặn đang ngủ đông trong bùn vào nữa. Lũ ốc bị quấy nhiễu, lần lượt tỉnh giấc, vì lúc khiêng quan tài ra trời đã tối mịt, mọi người chẳng ai phân biệt được quan tài nào với quan tài nào nữa, cho nên khi đến từ đường, không một ai phát hiện cỗ quan tài đó không còn là cỗ quan tài dư đào lên được từ mộ tổ."

"Hắn vốn tưởng việc mình làm kín kẽ không chê vào đâu được, nhưng không ngờ, kể từ đó bắt đầu xảy ra những chuyện kỳ quái. Sau đó, hắn nghe thấy chúng ta phải đi hỏi Từ A Cầm chuyện ngày xưa, thực ra hắn biết tỏng cỗ quan tài trong mộ tổ vốn cất giấu minh khí rồi, nếu Từ A Cầm biết chuyện này, đương nhiên sẽ nói ra, nếu vậy thì chuyện đánh tráo cỗ quan tài sẽ bị phát hiện. Bởi vậy, hắn mới đi suốt đêm đến nhà Từ A Cầm, dùng tiền mua chuộc ông lão, để ông lão đọc lại y nguyên câu chuyện mà hắn đã bịa ra dựa theo tình hình thực tế. Chú nghĩ, với trí nhớ của ông lão kia, e là không dễ gì mà ghi nhớ được nhiều chi tiết như thế, cho nên, hắn hết cách, đành phải cho một tên thủ hạ đóng giả làm Từ A Cầm. Đáng tiếc, hóa trang lại già quá, nhìn không được thuận mắt cho lắm."

"Có điều, chuyện này coi như cũng qua mắt người khác được rồi, nhưng hắn không biết rằng, đằng sau hắn còn có một người cũng giống thế, chính là Tào Nhị Đao Tử. Tào Nhị Đao Tử này tánh khí cũng giống như hắn, gã chắc mẩm bên trong quan tài thế nào cũng có bảo bối, thế nhưng Ngô Tà, anh cả nhà ta và ba ông cụ kia mở quan tài xong, lại nói rằng trong quan tài chỉ có ốc vặn, làm sao mà gã tin cho được? Tào Nhị Đao Tử cho rằng chắc chắn là ông trẻ và anh cả nhà ta đã hợp mưu tính kế, vì thế sinh lòng oán hận, một mặt gã muốn tìm cho được cỗ quan tài thực, một mặt, gã muốn giết người trả thù. Vì vậy mới sinh ra nhiều chuyện như thế. Vừa hay lại che được cả một vụ án tày trời."

"Thêm nữa là chú bị ghi chép trong gia phả che mắt, nên mới đưa ra phán đoán sai lầm, thế là quả nhiên chuyện này bị bỏ qua như thế.

Nhưng cuối cùng thằng cháu khôn khéo này lại phạm phải một sai lầm rất lớn, khiến chú lập tức nhận ra trong vụ này vẫn còn có trá!"

Nói xong, chú Hai thở dài, hỏi: "Lão Tam, chuyện anh nói đa phần đều đúng chứ?"

Chú Ba không nói câu nào, im lặng một lúc rất lâu, rồi mới thở dài nói: "Ông đây còn tưởng đã qua mặt được ông anh thật rồi, rốt cuộc đã sơ hở chỗ nào?"

"Là tốc độ. Hai tên thủ hạ của mày xuất hiện quá nhanh, trừ phi bọn chúng có cánh, chứ chắc chắn không thể đến nơi chỉ nửa ngày ngay sau khi anh bố trí bẫy rập xong xuôi được. Điều này chứng tỏ, hai tên này ắt vẫn luôn ở gần đây." Chú Hai nói.

Chú Ba toét miệng cười, tôi phẫn nộ nhìn chú Ba, chất vấn: "Chú thật đã làm cái chuyện thất đức đến thế à? Trong quan tài kia có vật gì?"

Chú Ba cười khổ: "Ôi dào, nếu có đồ thật, chú đã không bực đến thế này. Chú Ba mày cũng toi công chuyến này thôi, quan tài đấy toàn mạt cưa nát bét, vì cái thứ của nợ đó mà chú mày phải thức đêm chạy ngược chạy xuôi bày cục, báo ứng, mấy người khỏi cần mắng nữa."

"Thật?"

"Thật, ông đây đã thừa nhận rồi, còn lừa mày làm gì?" Chú Ba mắng.

Tôi lấy làm lạ, hỏi chú Hai: "Thế thì kỳ lạ thật, tại sao phải chôn một cái quan tài vô dụng trong mộ tổ?"

Chú Hai vừa nhận được một tin nhắn, nói: "Đương nhiên là không rỗng ruột rồi, quan tài kia nặng như thế, chú đoán trong đó thế nào cũng phải có tầng kép, thời Thanh, giữa lúc bạo loạn nhiễu nhương, chú nghĩ chắc là vàng thỏi đấy." Nói rồi, chú Hai giơ tin nhắn vừa nhận lên cho tôi xem. Tôi thấy, thì ra là tin nhắn từ bố tôi, bố tôi nói sẽ ở lại thôn cho đến hết bốn chín ngày của ông trẻ mới về.

Tin nhắn đa phương tiện, có gửi kèm ảnh chụp căn nhà tranh phía sau từ đường, cỗ quan tài cổ đã bị người ta đập vỡ ra, dưới đáy quan tài quả nhiên có một tầng kép, từng cục vàng tự nhiên được moi ra, vứt lăn lóc đầy đất. Chú Ba lập tức chồm lên giựt lấy chiếc di động, hai mặt trợn ngược, chú nhảy dựng lên, gào thét với tôi: "Mau quay về!"

Chú Hai giựt lại chiếc di động, thở dài một cái, tự lẩm bẩm: "Cuối cùng thì cũng được ăn Tết yên bình rồi."

.

Vĩ thanh.

Nói xong, chú Hai rút từ trong túi áo ra một chiếc khăn mùi-xoa, mở ra, tôi thấy, bên trong là chiếc chìa khóa tìm được trong tay ông trẻ.

"Ủa, không phải chú đã nói chuyện ông trẻ muốn chúng ta xem gia phả là bịa hay sao? Thế chiếc chìa khóa này từ đâu ra vậy?"

"Đúng là tìm được trong tay ông trẻ, chẳng qua chú chỉ mượn nó để bịa chuyện thôi." Chú Hai nói. "Nhưng mà, đây không phải là chìa khóa của hộp gia phả kia. Lúc ấy chú đã thử mở rồi, không mở được."

Tôi ồ lên một tiếng: "Sao lại thế được, cháu thấy đúng là chìa này mà."

Chú Hai lắc đầu nói: "Không phải, chìa khóa này, chắc là để mở ra một cái hộp cũng tương tự vậy. Hơn nữa..." Chú giơ chìa khóa lên, chỉ thấy trên chiếc chìa khóa có khắc một chữ "Ngô". "Ông trẻ trước khi chết đã giấu cái chìa khóa này đi, là muốn chúng ta làm gì?"

"Thôi đừng nghĩ nữa." Tôi nói: "Ăn Tết đã rồi tính."

"Cũng phải." Chú Hai cất chiếc chìa khóa về chỗ cũ, "Vẫn là ăn Tết trước đã." Nói rồi chú vỗ vỗ tôi, "Lái chậm một chút, chú ý an toàn."
 
Chương 31: Vĩ Thanh


Editor: An Nhien

Beta: tongminhngoc

Nói xong chú Hai lấy từ trong túi ra một chiếc khăn tay rồi mở ra cho tôi xem, là chìa khóa tìm được trong tay ông bác.
"Ây, chú nói là ông bác muốn cho chúng ta xem gia phả là giả sao? Chìa khóa này chú lấy từ chỗ nào vậy?"
"Đây quả thật là tìm thấy từ trong tay ông bác, chú chỉ mượn đề tài để nói chuyện của mình một chút thôi.". Chú Hai nói: "nhưng đây không phải là chìa khóa mở cái hòm kia. Chú từng thử đi mở rồi, không được."
Tôi ừ một tiếng: "Làm sao lại vậy, cháu thấy chính là cái chìa này mà."
Chú Hai lắc đầu nói: "Không phải, chìa khóa này, có thể mở ra một cái hòm tương tự thế. Hơn nữa __" chú giơ chìa khóa lên, chỉ thấy trên mặt có một chữ "Ngô". "Ông bác trước khi chết có giấu cái chìa khóa này, là muốn chúng ta làm gì chứ?"
"Đừng nghĩ nữa," tôi nói: "năm sau rồi nói."
"Đúng,". Chú Hai cất chìa khóa đi "cứ ăn tết xong đã.". Nói rồi vỗ tôi một cái, "chạy chậm một chút, chú ý an toàn."
 
Chương 32: Lời Cuối Sách


Editor: An Nhien

Beta: tongminhngoc

Đây là một phần không phải văn chương gì cả, đại khái là dùng suy nghĩ của tôi để viết, nhưng khi viết xong thì thực có ý nghĩa, vậy là hoàn rồi.
Nếu có thời gian tôi sẽ sửa chữa một chút, đây là bản phác thảo, tôi viết thẳng trên văn bản. Nếu như sửa đổi một chút, có lẽ sẽ là một phần rất hay.
Không có ý để kết thúc mở, dây dưa sẽ làm lãng phí sáng kiến.
Tôi không biết toàn thể tiết tấu khống chế thế nào, dù sao thì tôi viết xong nó trong đêm 30, cuối cùng thì tôi cũng lấp hết cái hố quan trọng nhất.
Đồng thời tôi còn sửa chữa bản thảo trộm mộ 5, vì để một con chim trúng hai đích, có lẽ sẽ có lỗi nào đấy, tất cả mọi người hãy làm như không thấy.
Được rồi, trở lại với đêm 30 đang tới gần, bốn phía pháo đã nổ rền, điện thoại di động đặt trên bàn cũng rung liên tục. Chúc mừng năm mới, tất cả mọi người cùng nghỉ ngơi thôi, năm 08 ai cũng không dễ dàng gì, năm 09 này khả năng còn phải liều mạng, được nghỉ ngơi thì nên nghỉ thật đầy đủ vào.
By Tam Thúc.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top