Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Dịch Full Hạ Tuế Thiên 2013

Dịch Full Hạ Tuế Thiên 2013

admin

Độc Tôn Tam Giới
Đại Thần
Tham gia
11/6/23
Bài viết
1,010,118
VNĐ
900,499
[Diendantruyen.Com] Hạ Tuế Thiên 2013

Hạ Tuế Thiên 2013
Tác giả: Lê Vịt
Tình trạng: Đã hoàn thành




Tác giả: Lê Vịt

Thể loại: Kinh dị, khác

Giới thiệu:

Đạo Mộ Bút Ký Ngoại Truyện: Hạ Tuế Thiên 2013

Ngô Lão Cẩu có ba người con trai là Ngô Nhất Cùng, Ngô Nhị Bạch và Ngô Tam Tỉnh. Ngày trước Tết Âm lịch năm ấy, tại tổ thôn Mạo Sa Tỉnh, Trường Sa có một đại sự, là việc dời mộ tổ tông để làm đường cao tốc, ba anh em chi trưởng Ngô gia từ Hàng Châu được mời về trụ trì đại cuộc, Ngô Tà là cháu đích tôn nên được đưa theo. Sự tình sẽ chẳng có gì nếu như không phát sinh ra chuyện kỳ quái kia, đó cũng chính là khởi đầu cho chuỗi những biến cố lớn nhỏ trong Ngô gia, có người chết, có ma quỷ, có kẻ ác tâm, còn có cả người đa mưu túc trí, tình tiết kinh dị, hài hước, diễn biến ly kỳ hấp dẫn, suy luận thấu triệt không kẽ hở.

Chuyện thực sự có phải do thế lực ma quỷ làm ra?

Ngô Lão Cẩu từng nói: "Đáng sợ hơn cả ma quỷ, chính là lòng dạ con người."
 
Sửa lần cuối:
Chương 1: Khởi Nguồn


Chuyện xảy ra vào dịp Tết Nguyên Đán của một năm nọ, cụ thể là năm bao nhiêu thì tôi không rõ nữa. Hôm đó trời rất lạnh, đóng cả tuyết, vốn là hễ cứ vào mùa này là chắc chắn tôi sẽ ở lại Hàng Châu, nằm cuộn mình trong nhà, hoặc thỉnh thoảng đến xem cửa hàng một chút, tóm lại là tôi không muốn đi xa vào cái dịp như thế này. Có điều, năm ấy lại là một ngoại lệ, năm ấy tôi không thể không cùng gia đình lặn lội đường xa, quay về một ngôi làng nhỏ sát rìa Trường Sa.

Ngôi làng đó là tổ thôn của nhà tôi, tên là Mạo Sa Tỉnh.

Nhìn bề ngoài thì làng này cũng không có gì khác biệt so với mấy vùng nông thôn mới bây giờ, nhà nông dân cứ chồng chất lên nhau cao ngất, ốp sứ lòe loẹt, vào sâu bên trong một chút là đến khu làng cũ, có rất nhiều ngôi nhà xây bằng đất cũ kỹ nằm dọc theo sườn núi. Đó là những ngôi nhà rất cổ, gần như không thể khảo cứu được những cột kèo đầu tiên được dựng lên vào thời nào nữa rồi. Đa số những ngôi nhà này đều chỉ còn người già ở lại, một số thì không còn ai ở nữa, trở thành nhà hoang, cả căn nhà cứ xiêu xiêu vẹo vẹo, trông như sắp sụp đến nơi.

Chúng tôi về tổ thôn, không phải là để ăn Tết, hay ôn lại kỷ niệm xưa. Trên thực tế, từ khi tôi ra đời cho đến nay, số lần tôi về quê gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhất là sau khi lên đại học, tôi lại càng không muốn về. Vùng này, cả bảy làng quanh đây cũng chẳng có cái gì hay ho cả, đài truyền hình cũng quanh đi quẩn lại có mấy cái, đương nhiên là tôi chẳng muốn về chút nào.

Có điều, chuyến này tôi không thể không về. Không chỉ tôi, mà cả chú Ba, chú Hai, cả bố tôi, cũng đều phải về.

Xem chừng có vẻ như trong thôn đã xảy ra chuyện lớn gì đó, nhưng thực tế, nguyên nhân thật sự của vụ này thật đúng là phải câm nín. Lần này phải về quê, đó là bởi nơi này đã được quy hoạch để xây đường cao tốc, mà vừa khéo cái đường cao tốc này lại chạy xuyên qua khu nghĩa địa cũ, cho nên, chúng tôi phải về di dời phần mộ tổ tiên, bằng không mộ tổ sẽ bị xe ủi san bằng mất.

Chuyện này tôi thấy rất bất đắc dĩ, nhưng các cụ trong thôn thì coi nó là vấn đề nghiêm trọng lắm, muốn di dời mộ chính là phải đổi phong thủy, còn phải quấy rầy đến các cụ tổ tiên, tóm lại là chuyện lớn. Bố tôi là con trai trưởng, nhà tôi lại là chi hưng vượng nhất cả họ trong thôn, cho nên ba anh em bố tôi nhất định phải về quê một chuyến để chủ trì đại cục. Nói vậy thôi, chứ thực ra chỉ là vòi tiền thôi mà.

Bố tôi nổi tiếng là người dễ tính, cũng đồng ý rồi, còn nói đây cũng là dịp thuận tiện để tôi với mấy người anh em họ khác về quê nhận tổ quy tông. Thế mới phải về lại nơi này.

Vốn ban đầu tôi có chút mong chờ, vì lần này tụ họp đông đủ như thế, biết đâu sẽ thú vị hơn mấy lần trước. Bởi vì dù có chui vào trong núi, miễn là có bạn chơi cùng thì vẫn thấy vui, tôi nhớ chỗ ông trẻ còn có cả súng săn nữa, nếu được đi săn thì cũng là một thú tiêu khiển không tệ.

Không ngờ vừa mới tới nơi, chú Hai liền bị túm đi xem phong thủy cho người ta, còn chú Ba thì lại là trùm sò xứ này, một năm cũng phải chạy về đây đến hơn năm chục bận, cho nên chú cũng tìm người mở xới mạt chược luôn. Bố tôi thì bị mấy ông cụ đằng nội bắt đi bàn chuyện, ông già biết tánh tôi không an phận, bắt tôi không được chạy lung tung. Thế là mấy người bọn họ bàn bạc ở trước từ đường, chỉ còn một mình tôi rảnh rỗi dạo chơi trong từ đường.

Từ đường nhà tôi nằm ở ngay rìa thôn cũ, đó là nguyên một căn nhà rất lớn, nhưng khác với mấy ngôi nhà cổ trên tivi ở chỗ, ngôi nhà cổ này được trát đất vàng lên, chứ không phải tường trắng ngói đen. Từ cổng bước vào là đến một cái sân con, giữa sân là một sân khấu nom như cái đình vậy, đi vào bên trong nữa là đến linh đường. Linh đường vừa cao vừa rộng, nhưng ngước lên nhìn trần nhà mới thấy trên đó thủng lỗ chỗ, trời mưa một cái là thế nào cũng dột. Bài vị tổ tiên được đặt ở cuối linh đường, trên vách tường có khoét rất nhiều cái hốc nom như am thờ Phật, trong mỗi cái hốc đều được đặt hai tấm bài vị, đều khắc tên tổ tiên. Trước mặt là bàn thờ, có điều mấy cây nến toàn là loại cắm điện.

Từ đường này do ông nội tôi bỏ tiền ra tu sửa xây dựng lại, cho nên niên đại cũng khá lâu rồi, nhà họ Ngô nhân đinh vốn cũng chẳng hưng vượng gì, huống hồ chi hưng vượng nhất lại chuyển đến Hàng Châu mất rồi, cho nên tình cảnh ngôi từ đường này như vậy là đã tạm khá lắm rồi. Tôi tìm bài vị của ông nội, cũng là một tấm bài vị lớn, thực ra ông nội tôi đến Hàng Châu ở rể, đáng ra là không được lên cái từ đường này ngồi đâu, nhưng bây giờ đã lên rồi, đương nhiên là do ông tôi đã toan tính cả từ lúc sinh tiền rồi.

Ở nơi như thế này nhàm chán vô cùng, cộng thêm tiết trời giá rét, trong từ đường lại không một bóng người, tôi bắt đầu không chịu nổi nữa, liền sờ sờ mó mó khắp mọi nơi. Đọc vài câu đối, xem bia công đức, đúng lúc này, tôi mới phát hiện bên cạnh từ đường có một đoạn hành lang thông đến một cái cửa, sau khi bước ra đó là đến một bãi đất trống đằng sau từ đường, ở đó có một gian nhà cỏ tranh rất cũ.

Lúc ấy tôi cũng không nghĩ gì nhiều, liền đi tới đó. Một phía là bãi đất trống có nắng, một phía là căn nhà cỏ tranh trông có vẻ rất cổ xưa, lại còn khóa bằng xích sắt to tướng, trông đến là hấp dẫn.

Tôi đến đó xem ổ khóa, liền phát hiện quả khóa này quả nhiên đã rất cũ rồi, hai ô cửa sổ là hai cái lỗ thủng to tướng, trên khung cửa còn dán giấy báo rất cũ, hiển nhiên là cửa sổ đã có từ trước.

Tôi chán quá, mới thò đầu vào trong nhìn xem. Bên trong rất tối, nhưng có thể thấy trong nhà chất toàn củi khô, nền là đất bùn. Bên trên đống củi, là một cỗ quan tài to tướng quét đầy bùn khô.
 
Chương 2: Quan Tài


Bên trong gian nhà tranh tối tranh sáng, tôi chỉ có thể nhìn rõ được đó là một cỗ quan tài kiểu cũ, là một cái hộp gỗ to tướng một đầu to một đầu nhỏ, thể tích không lớn lắm, không giống loại quan tài của danh gia vọng tộc trong phim truyền hình. Trên quan tài phủ đầy bùn đất, gần như đã không còn như rõ đường vân ban đầu của quan tài nữa.

Cỗ quan tài này khiến tim tôi đập dồn dập hơn bình thường một chút, ngay lập tức kích thích đầu óc tôi nảy sinh ra vô số liên tưởng, mặc dù tôi không nhớ rõ lắm. Vốn từ đường và quan tài đã có nhiều sự liên quan đến nhau, trong lễ tang của dòng họ, theo lệ xưa, từ đường là nơi người chết tạm dừng chân, tôi vẫn còn nhớ khi ông nội tôi qua đời, quan tài ông cũng được đặt ở đây, hồi ấy đang là giữa hè, có lão đạo sĩ đến bày đặt làm phép, nói chung là lễ nghi rườm rà cách rách, tôi không nhớ rõ nữa. Cho nên, trong này có quan tài cũng không có gì là lạ cả.

Vấn đề lại, tại sao cỗ quan tài này lại được đặt trong gian nhà tranh phía sau từ đường? Hơn nữa, trên quan tài dính đầy bùn đất, lại thấy trong gian nhà này đóng đầy bụi bặm và mạng nhện, ổ khóa thì rỉ sét, chứng tỏ cỗ quan tài này đã ở đây từ rất lâu rồi. Là mười năm, hay là mấy mươi năm về trước? Vì lẽ gì mà cỗ quan tài đó lại bị mang đến nơi này, cứ để mãi như thế, cho đến tận bây giờ? Trong cỗ quan tài đó có thi thể hay không? Nếu có thì là ai?

Trong nháy mắt, vô số suy nghĩ hiện lên trong đầu tôi. Tôi có hơi ngứa ngáy một chút, xem ra đằng sau từ đường, gian nhà tranh, và cả cỗ quan tài cổ xưa này, là cả một câu chuyện dài đây.

Đành chịu. Bây giờ tôi đang mặc bộ đồ hiệu Me&City vừa mới mua cách đây mấy hôm, tay chân tôi lại khá ù lì chậm chạp, chứ không thì tôi đã chui tọt vào trong xem xét cho kỹ càng từ lâu rồi. Có điều, tôi biết dù tôi có chui vào thì cũng chẳng nhìn ra được cái gì, dù sao tôi cũng không thể cạy nắp cỗ quan tài này lên được, ai mà biết bên trong đó có cái gì cơ chứ?

Nhìn ngắm suốt nửa ngày, tôi đành hậm hực quay đầu lại, đi vòng qua gian nhà tranh, tiếp tục đi ra phía sau nữa. Phía đó là một cánh đồng, đã bỏ hoang từ lâu, cỏ dại mọc um tùm. Tôi đi men theo bờ ruộng, mới phát hiện ở đây có những bốn, năm mẫu ruộng liền, rõ là nhiều, đây chắc là đất tổ tiên được chia cho nhà tôi rồi, tiếc là cả ba anh em bố tôi đều không phải dân làm ruộng, nên mảnh đất này mới bị bỏ hoang như thế.

Đi về phía trước thêm nữa là sang đất của người khác, có thể thấy phía cuối đường là một dốc núi, có con đường mòn dẫn xuống dốc, bên dưới là bậc tiếp theo của ruộng bậc thang.

Có đi xem thêm nữa thì cũng chỉ như thế này thôi, tôi vừa quay trở về vừa lẩm nhẩm tính toán, số đất này mà ở Hàng Châu thì trị giá bao nhiêu tiền nhỉ. Không biết bố tôi đã xong việc chưa nữa, nếu vẫn chưa xong, thôi thì tôi cứ đứng bên cạnh mà nghe cũng được, tiện thể luyện nghe tiếng Trường Sa, dù sao thì vẫn tốt hơn là lang thang ở chỗ này. Khi đi ngang qua gian nhà tranh kia, tôi lại tiện thể liếc nhìn vào trong một cái.

Nắng chiều đã ảm đạm hơn một chút, trong gian nhà lại càng tối tăm, tôi không nhìn thấy rõ được gì nữa.
 
Chương 3: Chuyện Xưa


Bữa tối hôm đó, tôi hỏi ông trẻ về cỗ quan tài kia.

Ông trẻ có tư cách già nhất nơi này rồi, năm nay ông 79 tuổi, bình thường ông chẳng ra khỏi thôn bao giờ, trừ những lúc đi họp chợ. Nhưng khi hỏi đến chuyện này, ông cũng không rõ lắm, trong gian nhà tranh phía sau từ đường ấy quả thực có một cỗ quan tài, người trong thôn ai cũng biết điều đó, nhưng cỗ quan tài ấy có từ bao giờ thì chẳng ai có ấn tượng gì, bình thường cũng không có ai hay đi ngang qua khu đất đó.

Còn nghe mấy cụ già nói, gian nhà tranh đó được xây dựng từ trước cả từ đường kia, hồi ấy miếng đất ấy vẫn còn là một khu nhà đất bị bỏ hoang, sau đó nhà họ Ngô mới mua miếng đất ấy về, san bằng hết khu nhà để xây từ đường, duy chỉ chừa lại gian nhà tranh đó thôi, cứ để thế cho đến tận bây giờ. Đễn nỗi, gian nhà tranh đó ban đầu là do ai xây, lai lịch cỗ quan tài bên trong, bây giờ không thể khảo chứng được nữa. Tính ra, thì cũng phải là chuyện từ cách đây chừng sáu mươi năm rồi.

Sáu mươi năm trước, ông trẻ mới 19 tuổi, quả thực cách đây đã quá lâu, ông cũng không nhớ rõ hồi đấy cỗ quan tài kia đã nằm trong gian nhà tranh từ trước, hay là trong khoảng 60 năm về sau mới được bỏ vào. Có điều, bản thân cỗ quan tài này trông đã rất cổ xưa rồi, cụ thể là quan tài vào thời nào thì cũng khó mà nói được, nghĩ vậy trong lòng tôi hơi ngứa ngáy, càng ngày càng cảm thấy đằng sau việc này hẳn phải có cả một câu chuyện nào đó đây.

Chúng tôi ăn cơm ở cái bàn lớn trong từ đường, ăn chung với những họ hàng thân thích khác trong thôn. Sức khỏe ông trẻ vẫn còn rất tốt, cơm nước xong xuôi, ông rít thuốc lào xòng xọc, sau đó mới quay về cho gà ăn. Bố bắt tôi đưa ông về, tôi liền đi theo, trên đường đi, ông trẻ nói, nếu tôi thực có hứng thú thì có thể sang thôn khác hỏi một ông cụ tên là Từ A Cầm, ông này là người trông coi từ đường năm xưa do Ngô gia mời tới. Khi từ đường nhà họ Ngô vừa mới xây, ông này đã làm đầy tớ cho nhà người ta trong thôn này rồi, ông ta cũng giúp một tay xây cất từ đường này. Nhưng sang đến năm thứ hai thì có cách mạng ruộng đất, ông ta được chia cho một miếng đất rõ to, thế là quay về, tính đến nay chắc cũng phải hơn trăm tuổi rồi, chuyện này nếu có ai nhớ thì cũng chỉ có mỗi ông ta mà thôi. Nhưng kể cũng may mắn đấy, hơn 100 tuổi, có quỷ mới biết bây giờ ông ta đã thành ra cái dạng gì rồi.

Tôi thầm nghĩ, tôi cũng đâu phải ăn no rửng mỡ cơ chứ, với cả, tôi cũng chẳng có kinh nghiệm lôi kéo quan hệ với một ông già trăm tuổi, nên mới nghĩ thôi mặc kệ vậy. Tôi cũng chỉ gật đầu lấy lệ cho qua thôi.

Trong toàn bộ sự việc, đây là sai lầm đầu tiên mà tôi phạm phải, nhưng lại chính là sai lầm nghiêm trọng nhất.
 
Chương 4: Di Dời Quan Tài


Phần mộ tổ tiên nhà họ Ngô nằm trên sườn hướng nắng của một ngọn núi đá, núi cao chừng 200 mét, không nguy nga hùng vĩ gì, ở đó cũng không chỉ có mỗi phần mộ của nhà họ Ngô. Ở sườn núi phía chính diện, nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau đều có khoảng bốn, năm ngôi mộ đủ hình dáng. Đều là âm trạch của các hộ nhà giàu trong thôn. Trên núi có một con đường đất, vì bình thường không mấy ai qua lại nên cỏ dại mọc um tùm, cũng may bây giờ đang là mùa đông, trên người mặc nhiều quần áo, cỏ cũng ít hơn mùa khác, đi lại không quá khó khăn.

Trước mặt ngọn núi này vốn có một con suối rất lớn, cái khái niệm gọi là đất báu phong thủy đối với người xưa cũng chính là cảnh "nhìn sông tựa núi" như thế này đây. Có điều, bây giờ người ta xây một cái đập thủy điện nho nhỏ ở đó, lại còn có cả người khai thác cát, con suối đó đã cạn khô từ lâu rồi.

Nghi lễ di dời phần mộ được lựa chọn cử hành vào buổi sáng ngày thứ ba từ khi tôi về thôn, xem hoàng lịch thì đó là một ngày tốt, cho nên không chỉ nhà chúng tôi mà nhiều nhà dân khác cũng đang tất bật chuẩn bị, trên núi đá chật như nêm cối, chỗ này một đám, chỗ kia một đám.

Tôi thuộc hàng trên cùng trong đám đích tôn, đã đến sớm quỳ trước phần mộ từ lâu, bên cạnh có lão đạo sĩ đang chuẩn bị cho công việc, khắp bốn phía liên tục vang lên những tiếng pháo lẹt đẹt nối tiếp nhau không ngớt.

Lúc trước tôi vẫn luôn hứng thú muốn xem xem phần mộ của một thổ phu tử trông như thế nào, nhưng nhìn rồi mới thấy thất vọng, cũng chẳng khác gì mộ phần của nông dân bình thường là bao, một ngôi mộ nom như một bức bình phong hình quạt được rưới xi-măng lên, đằng sau là một tấm bia to tướng cũng bằng xi-măng, đằng sau là khoảnh đất mộ nối liền với núi, mọc đầy cỏ dại, nếu không có phần xi-măng kia thì chắc chắn không nhìn ra được ở đó có mộ phần.

Chú Ba nói, mộ tổ nhà chúng tôi coi như cũng thuộc hàng lão làng trong thôn, thời Thanh triều còn có hương thân tu sửa lại, đám xi-măng kia là được tưới lên từ sau ngày đất nước mới thành lập. Phần mộ của ông nội được xây bên trên lớp mộ cũ, chừng sáu bảy mét bên dưới lớp mộ cũ kia mới đúng là phần mộ tổ tiên, nhưng nó trông như thế nào, thì bản thân các chú cũng chưa từng được nhìn thấy. Nhưng mà chắc chắn là không có địa cung, chú bảo tôi đừng có mong chờ gì, làm nghề này chỉ mong được toàn thây, sẽ không bao giờ làm cái chuyện rầm rộ này đâu.

Tôi nghe vậy mà bi ai, rồi đột nhiên lại cảm thấy rất chi là buồn cười. Cả một đám quỳ ở đây cũng phải đến một nửa là hạng người chuyên đi đào mộ phần nhà người khác, công đoạn bốc mộ lát nữa không biết có do bọn họ ra tay hay không nữa, nghĩ đến cảnh tượng đám người này đột ngột móc ra cả một đống xẻng gấp, tôi không khỏi tức cười. Giặc trộm mộ tự di dời mộ tổ nhà mình và pháp y tự khám nghiệm thi thể người thân mình, có lẽ phần nhiều đều là bất đắc dĩ.

Tôi quỳ mọp ở đó suốt hai, ba tiếng đồng hồ, tôi rét đến mức run lên cầm cập, mãi cho đến gần 11 giờ, lão đạo sĩ đi giày Nike kia mới làm lễ cúng bái xong xuôi, bố tôi dẫn đầu mấy người chú họ hàng đi đến nhấc bia mộ lên trước, sau đó cầm búa lên, bắt đầu mở mộ.

Đây là một công việc hoàn toàn không có tính kỹ thuật gì cả, đập suốt hai tiếng đồng hồ mới phá được lớp bên ngoài ra, ở dưới có bốn cái lỗ bằng xi-măng nằm ngang nhau, quan tài được đặt nằm trong đó. Có hai cái lỗ trống, chắc là chuẩn bị trước cho bà nội và bố tôi, hai cái còn lại chứa hai cỗ quan tài cổ bằng gỗ, tôi biết một trong số đó quan tài ông nội tôi nằm, cỗ quan tài còn lại là ai thì tôi không biết.

Chú Hai kiểm tra lại tên trên bia mộ, từ đây bắt đầu truy ngược lại, so với gia phả, thì bên dưới chắc hẳn còn chín cỗ quan tài nữa. Chú Ba nói, có một số là quan tài chôn di vật, ví dụ như ông cố hoặc cụ cố, những người có bối phận quá lớn, lên trên nữa tôi cũng không biết phải gọi là gì nữa, không biết bây giờ những cỗ quan tài cổ ấy như thế nào rồi, nếu đã bị sập thì lại càng phiền phức to.

Hai cỗ quan tài được khiêng ra ngoài, sau đó, bố tôi đập vỡ toàn bộ lớp mộ xi-măng bên trên, rồi bắt đầu đào xuống phần bùn đất bên dưới. Đến đây là nghề của đám chú Ba rồi, chỉ trong vòng một nén nhang, bọn họ đã đào xuống rất sâu bên dưới, chẳng mấy mà xuyên đến phần gạch xanh, chính là phần đỉnh của ngôi mộ tổ cũ.

Công đoạn sau đó tôi không được phép xem nữa, tôi bị bố gọi ra ngoài. Tiếp đó người ta bắt đầu khui phần đỉnh mộ ra, lão đạo sĩ bắt đầu niệm kinh, rải tiền giấy.

Tôi không biết bên trong phần mộ cũ đó như thế nào, nhưng xem ra thì có vẻ niên đại đã rất rất lâu rồi, mãi cho đến khi mặt trời xuống núi mới có một cỗ quan tài được khiêng lên trên. Đó là một cỗ quan tài cũ đã vừa mốc vừa nát đến nỗi không còn hình dạng gì nữa, vừa nhìn là biết không phải thuộc về thời hiện đại. Cỗ quan tài này vừa đặt xuống đất đã bốc lên một mùi cực kỳ khó chịu, chắc là mùi đặc biệt của đất bùn dưới đất.

Sau đó, cứ hết cỗ này đến cỗ khác được chuyển lên, một số cỗ vẫn còn bám đầy đất bùn. Chẳng mấy chốc, cả chín cỗ quan tài đã được chuyển ra ngoài, xếp thành một hàng thẳng tắp trên mặt đất bằng trên sườn núi. Mấy người xung quanh phun nước vào phần đầu quan tài, nơi có khắc tên chủ nhân cỗ áo quan. Sau đó, lão đạo sĩ bắt đầu ghi chép lại.

Tôi gần như tê cóng cả người rồi, mặc dù đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh tượng này, nhưng mà tôi vẫn chẳng có tí tẹo hứng thú nào, trên núi này lạnh quá đi mất. Khi nhìn thấy cỗ quan tài cuối cùng được chuyển lên, cuối cùng tôi cũng an tâm hẳn, nghĩ thầm mẹ kiếp cuối cùng cũng coi như xong rồi, đây đúng là cả một công trình lớn thấy mẹ luôn, chứ không thảnh thơi như khi xuống đất.

Sau đó người ta rửa sơ qua các cỗ quan tài một chút, định khiêng lên chuyển vào trong từ đường để một thời gian. Tổ tông đi trước, người ta phải khiêng cỗ quan tài cổ xưa nhất lên trước, rồi lần lượt các cỗ quan tài về sau đi sau, cho nên chúng tôi còn phải chờ người ghi chép lần tìm được tên lão tổ tông đã.

Ngay khi tất cả mọi người đều thở phào nhẹ nhõm, bỗng nghe bố tôi quát gọi một tiếng rõ to, chúng tôi quay đầu lại, mới thấy mấy người ở trong mộ vẫn đang không ngừng kéo cái gì đó lên.

Mặt trời sắp xuống núi, sắc trời ngày càng tối, ông trẻ quát to một câu bằng tiếng Trường Sa, hỏi xem có chuyện gì thế?

"Vẫn còn một cỗ nữa!" Bố tôi kêu lên.

"Ủa?" Cả đám người ồ lên xôn xao, mọi người đều nhìn về hướng đó. Sau đó, chúng tôi đều nhìn thấy một cỗ quan tài khác dần được kéo ra khỏi phần mộ.

"Sao lại thế được?" Ông trẻ nhìn bia mộ, rồi lại nhìn những cỗ quan tài bày la liệt kia, ngơ ngác nói: "Lạ thật, sao lại dư ra một cỗ?"
 
Chương 5: Sai Sót


Dựa theo những cái tên được khắc trên bia mộ và ghi chép trong gia phả, thì bên dưới lớp đất vàng nơi phần mộ tổ tiên kia tổng cộng chỉ có chín cỗ quan tài. Không như đếm đậu nành, chuyện này rất khó xảy ra sai lệch nhầm lẫn gì được, bởi tổ tiên chỉ có vài người như thế, mà tự dưng lại lòi ra thêm một cỗ quan tài nữa, thật sự là không thể tưởng tượng nổi.

Chuyện này đã tạo nên một cơn sóng lớn trong đám người, những người giúp việc ở đó, và cả đám người vây xem kia nữa đều châu đầu vào nhau bàn tán xôn xao.

Đương nhiên, người kinh hoàng nhất ở đây chính là những người đại diện cho nhà họ Ngô trong thôn này – nhà ông trẻ của tôi. Bọn họ vốn sinh ra và lớn lên ở ngay vùng đất này, thế mà từ trước đến nay vẫn chưa bao giờ được nghe nói đến chuyện này, dĩ nhiên là rất khó chấp nhận nổi.

Lúc này, tôi cũng chẳng thèm đếm xỉa đến cái gì mà tư cách với chả không tư cách, bèn lại gần nhìn mộ phần xem, thấy cái hố đào ở đó sâu hoắm, rất nhiều viên gạch đen cổ xưa dính đầy bùn đất cỏ dại bị quăng ở một bên, không còn hình dáng vốn có của ngôi mộ xưa nữa.

Mười cỗ quan tài được xếp thành hàng trên sườn núi, sắp xếp một chút, mới thấy cỗ quan tài cuối cùng kia không có bất kỳ ký hiệu hay tên gì cả. Thế mà cỗ quan tài này lại nằm trong số bốn cỗ quan tài cổ xưa nhất được xếp vào dưới đáy mộ, khả năng đào nhầm phải quan tài vô chủ không lớn. Bởi vì xung quanh mộ phần đều được đắp gạch xanh cả.

Ông trẻ với một cụ già khác (tôi không nhớ tên ông ấy nữa) bàn luận một lúc, rồi cuối cùng quyết định gọi người khiêng cả mười cỗ quan tài về từ đường trước, tìm người canh giữ cả ngày lẫn đêm, còn nghi lễ ở đây thì vẫn làm đầy đủ y như đã dự tính, tóm lại là đóng cửa suy nghĩ.

Đám tiểu bối bọn tôi hoàn toàn không chen lời vào được, chỉ cảm thấy bầu không khí loáng cái đã thay đổi rồi. Chuyện này là chuyện lớn đối với mặt mũi của Ngô gia, nếu gia phả có sai sót gì thì sẽ phải sửa lại, đó cũng là chuyện lớn, có khi còn phải gọi cả đám người đã ra nước ngoài kia về một chuyến mới được. Nhưng khả năng rất nhỏ, trừ phi đằng sau phần mộ tổ tiên này còn có chuyện gì bí ẩn mà chúng tôi không hay biết.

Bố tôi cũng chẳng hiểu ra làm sao, dọc đường đi không nói một lời. Lão đạo sĩ đi trước, trời đã tối đen hẳn, đoạn đường núi tối thui cùng tiết trời giá rét khiến tôi cứ run lên bần bật, trong đầu cứ bất giác hiển ra hình ảnh cỗ quan tài cổ trong ngôi nhà cỏ tranh hoang phế phía sau từ đường. Quả nhiên, về đến thôn này rồi, muốn thoát khỏi quan tài cũng không thoát nổi.

Buổi tối, theo lệ thường, mọi người cùng ăn cơm trong từ đường. Theo quy tắc tổ tông, hôm nay chúng tôi ăn chay, cả bàn ăn toàn món đậu phụ, sau đó đốt lò than sưởi ấm, mọi người mới bắt đầu suy tính đến số quan tài này.

Quan tài được đặt trong linh đường, lần đầu tiên tôi lại gần nhìn mới thấy quan tài của cụ cố và ông nội tôi vẫn còn được bảo quản khá tốt, quan tài rất kín không có một khe hở nào, nhưng còn mấy cỗ quan tài cổ kia đều dính đầy bùn, có chỗ bùn còn chưa khô hẳn, lớp vỏ gỗ bên ngoài đã thối rữa đến mức chuyển sang màu xanh lè, trông rất gớm ghiếc, tôi không dám đến quá gần.

Cỗ quan tài kỳ lạ nằm trong bốn cỗ quan tài cổ xưa nhất kia, xét về niên đại chắc  hẳn phải trước Giải phóng rất lâu, rất có thể là vào lần trùng tu lại mộ tổ vào cuối thời Thanh kia, nhưng bây giờ những người nhớ được chuyện năm đó đều đã chẳng còn ở nhân gian nữa rồi, trên gia phả cũng chỉ viết một câu rất đơn giản, nói chung là không thể khảo cứu được nữa. Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc là, ngay đến cả chuyện truyền miệng cũng chẳng có, ông trẻ và tất cả những cụ già trong tộc đều chưa bao giờ nghe đời trước đề cập đến bất cứ chuyện gì liên quan đến việc này.

Bố tôi nghe vậy mà lo lắng, sắc mặt không được tốt, lúc ấy tôi chẳng biết bố đang lo cái gì, về sau mới biết trong vụ này có chuyện mờ ám.

Theo lệ của Ngô gia, những người được táng trong mộ tổ đều là con trai trưởng cháu đích tôn, cũng tức là, con thứ hai thứ ba đều phải lập mộ phần khác, cho nên đáng lẽ ra ông nội tôi không được vào phần mộ chính đâu, nhưng tình cảnh lúc đó của ông nội tôi quá mức đặc thù. Ba đời phía trên ông đều chết sạch cả, mà anh trai của ông lại không có con cháu nối dõi, thế là ông nội tôi mới được nối tiếp dòng họ, chứ không thì trong mộ tổ lại không có ai tiếp nối nữa.

Cũng bởi vậy, bố tôi mang tiếng dòng chính của nhà họ Ngô, nhưng không được coi là danh chính ngôn thuận, dù Ngô gia không có nhiều nghề chính, nhưng về cơ bản thì bố tôi cũng không quản lý gia tộc. Tuy vậy, thứ danh tiếng này vẫn có cái lợi, dù là chuyện chia đất hay bất cứ chuyện gì trong gia tộc, cũng đều phải cần bố tôi gật đầu đồng ý mới được, cho nên, khi chuyện này xảy ra, rất có thể sẽ có vài kẻ rảnh rỗi tác oai tác quái.
 
Chương 6: Khai Quan


Chuyện lần này liên lụy đến đủ mọi vấn đề, ví dụ như chú Ba làm ăn ở vùng này, mà trong mối quan hệ giữa nhà tôi với các cụ ở thôn này thì bố tôi được xem như là gia chủ của cả một chi, đương nhiên phải lo liệu xử lý thật cẩn thận. Thế nhưng bố tôi lại là loại người hiền lành cổ hủ, cái loại cán bộ Đảng viên cổ hủ tiêu chuẩn tận tụy cho đến hết kiếp ấy, đương nhiên là làm sao mà xử lý nổi tình huống phức tạp như thế này. Cho nên, tôi thấy ổng là đang lo sẽ xảy ra tình trạng công kích nhau sứt đầu mẻ trán ấy.

Về phương diện này, tôi cũng không giúp được gì cho bố tôi. Một là tôi vẫn không nắm rõ được tình thế hiện nay, mấy ông cụ trong nhà ai lớn ai bé tôi còn chẳng phân biệt được nữa là, cho nên tôi cũng đành giả bộ không hay biết gì. Hai là, ngộ nhỡ xảy ra chuyện gì lúng túng, đằng nào thì gia sản của tổ tiên có ở đây thì cũng phải để ở trong từ đường này mà trông coi, mà lại chẳng thể bán quách nó đi được, cho nên dù gì cũng không tổn thất gì mấy. Mẹ tôi đã bảo rồi, nên phân rõ ranh giới từ trước, chứ không thì vất vả mình ra mà lại chẳng được lợi lộc gì.

Tuy nhiên, chuyện này nghe cũng thật hấp dẫn. Bọn họ vừa ngồi hơ lửa sưởi ấm vừa hút thuốc, suy nghĩ về chuyện này. Tôi ngồi kẹp giữa hóng hớt, cũng coi như là nghe kể chuyện cho vui.

Ông trẻ nói có một khả năng này: cỗ quan tài này nằm ở tầng dưới cùng, cũng tức là cùng thời với những cỗ quan tài cổ xưa nhất, đó là thế hệ cụ kỵ rồi, là vào khoảng những năm Gia Khánh thời Thanh. Có lẽ kỵ ông từng có bà vợ lẽ nào đó, bà này rất được yêu chiều, tuy không thể ghi tên vào mộ bia và gia phả, nhưng vẫn được lén chôn cất vào phần mộ tổ tiên.

Tra gia phả, thì mới thấy khả năng này không thể xảy ra được, bởi kỵ ông mất trước kỵ bà, lễ tang do kỵ bà một tay lo liệu, dựa theo luân lý xã hội thời đó thì không thể xảy ra chuyện này được. Hơn nữa, người làm nghề này, một khi đã giàu sang là đều dốc sức ra mà cưới vợ, vì sợ tuyệt hậu. Bà nội tôi là tiểu thư khuê các, mà còn đẻ đến ba đứa con, thế thì nhà quê chắc chắn phải đẻ đến cả bầy con, cái thứ gọi là "ái tình" vốn không phải là một phần của cuộc sống thời xưa.

Rồi lại nói, vậy không biết có phải là phần còn lại của thi thể hay chăng? Có thể trong lúc xuống đấu đã xảy ra chuyện gì đó, đến khi khiêng được thi thể ra ngoài thì không được toàn thây, bèn đem chôn trước. Về sau đào được phần thi thể còn lại, mới chia ra táng vào hai cỗ quan tài. Nhưng chú Hai lắc đầu nói: "Vớ vẩn, chuyện này mà xảy ra thì chắc chắn là phải khai quan liệm lại táng lại lần nữa rồi, mộ tổ chứ có phải cái tủ lạnh đâu, đầu để một ngăn, đít để một ngăn, đổi lại là ông, ông có chịu không hả?"

Nói một hồi vẫn không đúng, mấy người bên dưới mặt mày nhăn tít, số thuốc đã hút sắp sặc mùi hơn cả số hương đã châm rồi.

Lúc đó tôi đang suy nghĩ, cảm giác điều kỳ quặc nhất là, cỗ quan tài này lại không có tên. Theo tục lệ vùng này, không khắc tên lên quan tài là một chuyện rất sỉ nhục người chết, nếu quan tài này đã có tư cách được chôn vào phần mộ tổ tiên, vậy thì không thể nào lại phải chịu cảnh bị đối xử như thế này. Nói như thế, tôi liền cảm thấy bên trong cỗ quan tài dư ra này có lẽ không chứa người chết chưa biết chừng.

Có nghĩ nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì, trong tình hình này, căn bản là hoàn toàn không có căn cứ gì có thể tham khảo, nếu cứ nghĩ tiếp, thì càng về sau lại càng là đoán mò.

Đúng lúc này, chú Ba liền đưa ra một giả thuyết: "Tổ tông chúng ta là loại người nào, chúng ta đều tự biết cả. Mấy ông nói xem, liệu có phải vì một nguyên nhân nào đó mà ông cụ đời đó đã giấu thứ gì vào trong mộ tổ hay không?"

Chú Ba vừa nói xong, mấy người bên dưới lập tức hơi chút biến sắc.

Giả thuyết này mặc dù nghe mà kinh cả người, nhưng cũng có thể lắm chứ. Bởi vì, đã làm cái nghề này rồi, thì quả thực cũng có thể làm ra vài chuyện khác người. Hơn nữa, so với mấy lời đoán mò vớ vẩn kia, tôi cảm thấy giả thuyết này còn có khả năng hơn cả.

Tất cả mọi người đều quay sang nhìn nhau, anh nhìn tôi tôi nhìn anh, không biết phải phản ứng thế nào. Chú Hai liền chậc một tiếng, hình như còn định phản bác, nhưng ông trẻ bỗng đứng lên, nói với chúng tôi: "Thôi đừng suy nghĩ cái mẹ gì nữa, cứ mở ra xem là biết ngay."
 
Chương 7: Càn Khôn


Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ, sau khi ông trẻ nói câu ấy, toàn bộ bầu không khí trong từ đường thoắt cái trở nên kỳ quặc, ánh sáng rất tối tăm, số đèn treo trên trần nhà không đủ, ánh sáng từ lò lửa lại u ám, bên ngoài là tiếng gió rít gào, tất cả mọi người đều chung một vẻ mặt cứng ngắc. Tôi không thể nói ra được đó là cái bầu không khí như thế nào, nhưng mà tôi ý thức được có gì đó không đúng lắm.

Theo lý mà nói thì lúc này nhất định phải có người nhảy dựng lên kêu: "Không được! Đây là chuyện đại nghịch bất đạo!" vân vân gì đó. Trong phim truyền hình trên tivi đều diễn như vậy mà. Thế nhưng lúc này lại không có bất cứ một câu phản đối nào hết, mãi hồi lâu sau mới có người nói: "Ai mở?"

Lời này vừa thốt lên, cả đám lại xôn xao ngay lập tức. Chú Ba cười lạnh một tiếng, nói: "Anh cả tôi là đương gia, đương nhiên là do bọn này mở rồi."

Vừa dứt lời, ngay tức khắc tôi liền hiểu ra bầu không khí như vậy là vì sao rồi, không khỏi cũng cứng ngắc cả người.

Gia sản tổ tiên Ngô gia cứ chia đều xuống dưới, đến giờ căn bản đã là hữu danh vô thực rồi, cái chức đương gia của bố tôi cũng là hữu danh vô thực, nhiều nhất cũng xem như là mang cái thân phận tộc trưởng chỉ có danh dự cùng quyền bỏ phiếu thôi. Dù vậy, trước mặt cũng đã có không ít lời ra tiếng vào xì xà xì xầm rồi. Bây giờ chú Ba nói trong quan tài kia có thể có thứ gì đó do tổ tiên giấu vào, nghe vậy ngay lập tức gần như tất cả mọi người đều nghĩ rằng:

Chẳng nhẽ ông cụ mấy đời trước đã chôn một vài món minh khí không thể rời tay vào mộ tổ của mình?

Vào thời đại giặc trộm mộ hoành hành ngang ngược lúc đó lại không như thời nay, kỹ thuật và thực lực đều có hạn, các đường dây móc nối cũng không thông suốt như bây giờ, cho nên vào thời đó, có nhiều món đồ quý giá moi lên được, nhưng không dám bán ra ngoài, đương nhiên, đó toàn là những món vô giá. Không ngờ mấy người này đã nổi lòng tham rồi.

Tuy nhiên, dẫu gì cũng là mộ tổ của mình, không thể quá láo xược được, bởi vậy bầu không khí mới có vẻ kỳ quái như thế. Có điều, câu nói kia của chú Ba cũng đủ để khơi dậy đủ loại mũi nhọn chĩa lên rồi. Xem ra, chuyện này đã hoàn toàn vượt qua phạm vi mà bố tôi có thể kiểm soát.

Quả nhiên, chú Ba vừa mới dứt lời, thì có người nhảy dựng lên: "Dựa vào cái gì? Mà mộ tổ tụi này lại không có phần?!"

Chú Ba liếc nhìn người nọ một cái: "Mẹ kiếp, cái thằng Tào Nhị Đao Tử, mày cũng đã đổi sang họ mẹ mày con mẹ nó rồi, mới đấy mà đã đổi về lại từ bao giờ thế? Đây có chỗ cho mày đến láo nháo à?" Còn chưa dứt lời đã lại có người khác kêu lên: "Đây là chuyện nhà họ Ngô, ai họ Ngô cũng đều có phần cả."

Chú Ba nhổ toẹt một bãi, cũng không thèm nhìn người kia: "Những thằng họ Ngô đông như kiến, tao nói mày nghe thằng chi dưới, quan tài này phải do ba anh em bọn tao mở, chuyện này không đến lượt mày xen vào nói lý, có trách thì trách ông cố mày lúc đi đầu thai đã chạy quá chậm ấy."

"Cái Đ. mẹ ông đây đập chết mày!" Người nọ lập tức chửi ầm lên, ném chén trà xuống đất cái choang rồi đứng bật dậy định xông lên, mà chú Ba cũng là nhân vật ghê gớm, "rầm" một tiếng đập nứt cả cái bàn, đứng bật dậy gầm lên: "Mẹ mày, cứ thử xem!"

Giọng chú Ba dữ tợn, cộng thêm danh tiếng của chú ở nơi này, nhóm người lăn lộn cùng chú cũng lập tức đứng hết cả dậy. Bên kia lại đông người hơn, cả một đám người lũ lượt đứng dậy theo từng câu chửi bới, tức thì khắp bốn phía vang lên đầy tiếng mắng chửi ỏm tỏi. Hai lộ quần hùng mới vừa rồi còn ân cần mời rượu nhau nay đã đứng hết dậy, chỉ cần có kẻ hơi cử động một tí là sẽ lao vào đánh lộn ngay.

Bố tôi vẻ mặt hiền như khúc gỗ, hoàn toàn không xử lý được tình huống lúc này, thấy chuyện đã đến nước này, không khỏi vỗ đầu than thở. Ngay khi sắp đánh nhau to, bỗng nhiên ông trẻ tôi đứng lên, tiến lên phía trước vài bước, đá văng cái lò lửa sưởi ấm. Tro than đỏ rực lập tức bắn ra khắp nơi, đổ cả về phía đám người, ép cả đám phải lùi lại mấy bước. Sau đó, ông cầm cây ba-toong bằng trúc của mình quất một cú lên bàn: "Lũ mặt l*n chúng mày, làm phản hết rồi à?"

"Ông trẻ! Là thằng Ngô Tam Tỉnh..." Có một người kêu lên, nhưng còn chưa nói hết, ông trẻ lại quất thêm một roi nữa, tiếng động cực vang, cả đám đều rụt hết cổ lại. Sau đó, ông nói với chúng tôi: "Đây là quan tài tổ tiên Ngô gia, cho dù có mở ra được cái gì, thì cũng phải để nguyên xi đấy, táng lại chỗ cũ, đừng hòng thằng nào giở quẻ, theo quy tắc cũ, con trai trưởng cháu đích tôn mới được mở quan tài nhặt xương, những thằng khác lui ra ngoài!" Nói đoạn lại vung gậy lên đánh người.

Đây là bậc bề trên, không ai dám đắc tội, bị đánh thì cũng đành tự chịu xui xẻo mà thôi, nguyên cả đám người bị đuổi ra đến tận ngoài cửa từ đường, chú Ba còn định xỏ lá một phen, cũng bị ăn mấy gậy rồi đuổi ra ngoài. Cuối cùng, trong từ đường chỉ còn lại bố tôi và mấy ông cụ khác.

Ông trẻ giận quá, đuổi đám người kia ra ngoài xong liền ngồi sụp xuống thở hổn hển, bố tôi vội vàng giúp ông xuôi xuôi, bên cạnh có một người họ hàng mà chúng tôi hay gọi là "cụ ông Ải Tử", không biết thuộc vai vế nào, ông cụ khuyên ông trẻ: "Cần gì phải thế, cần gì phải thế? Ngần này tuổi rồi, ông còn muốn tự làm mình tức chết à?"

"Đúng thế, tội gì." Bố tôi cũng nói, "Ông cứ bình tĩnh, bình tĩnh."

Ông trẻ cuối cùng cũng bình phục được hơi thở, đứng lên ngó ra bên ngoài xem một chút, rồi quay trở lại, nghiêm nghị khẽ nói với bố tôi: "A Cùng, chuyện này ta cho con giải quyết, chúng ta cứ thỏa thuận luôn, trong quan tài này nếu có đồ gì tốt, con phải chia cho bọn ta một nửa đấy!"
 
Chương 8: Bên Trong


Nhớ đến cái bản mặt ông trẻ lúc ấy, đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy dở khóc dở cười, có điều, bản thân ông lại cảm thấy chuyện này quá đỗi bình thường, chẳng cảm thấy mặt mũi mình có vấn đề gì cả, hơn nữa, vẻ mặt kia còn hết sức nghiêm túc nữa. Nói xong, cũng không chờ bố tôi kịp phản ứng chút gì, ông trẻ đã sốt sắng đi về phía cỗ quan tài kia. Hai ông cụ còn lại một người thì canh cửa, một người thì đi lấy dụng cụ.

Tôi với bố nhìn nhau cười khổ, ông trẻ liền ngoắc gọi chúng tôi đến hỗ trợ, khiêng cái quan tài vô danh lên, đặt xuống dưới ánh đèn. Tôi khiêng lên, phát hiện cỗ quan tài này rất nặng, nếu bên trong có người chết thì người này chắc chắn phải cỡ Shaquille O'Neal. Mỗi tôi với bố tôi căn bản không nhấc nổi được một tí gì, không biết mấy người khiêng cỗ quan tài này về cơ thể phải cường tráng đến mức nào nữa. Hết cách, cũng không thể gọi người bên ngoài vào giúp được, ông trẻ liền châm lại lò than kia một lần nữa, nhét củi vào lò, tiền vàng tiền giấy bắt đầu cháy đượm, chiếu sáng cả chiếc ghế băng dài vừa được chuyển qua.

Tôi nghĩ đến việc quan tài này sắp bị mở ra, cả người liền run lên, vừa hưng phấn lại vừa có chút sợ hãi. Trong chương trình học ở đại học cũng không có giờ học nào như thế này, hơn nữa, đây lại còn là quan tài cổ, bét nhất cũng phải được 100 năm rồi. Nhìn cỗ quan tài kia, tôi bỗng cảm thấy cả căn phòng này như lạnh đi mấy phần.

Thôn này không lớn, chẳng mấy chốc ông cụ kia đã mang ba thanh nạy tới. Nếu chú Ba có ở đây thì chuyện này đã không thành vấn đề rồi, nhưng mà bố tôi với tôi thì hoàn toàn không làm nên trò trống gì, đến thanh nạy còn cầm ngược. Khi tôi vừa giơ thanh nạy kia lên, ông trẻ liền cười nói "Mẹ kiếp, thằng này chuẩn bị đi chọc bi-a đấy à." Cuối cùng vẫn phải để ba ông cụ đích thân ra tay, bọn họ đã sốt ruột quá rồi, ra tay nhoay nhoáy nhoay nhoáy, thế rồi "khực" một tiếng, mấy cái đinh đóng quan tài đều bị nhổ hết lên. Sau đó, ba người đứng một bên, lèn ba thanh nạy vào kẽ quan tài, dùng sức bạy lên.

Cả cỗ quan tài vang lên hàng chuỗi những tiếng gỗ nứt "rắc rắc rắc rắc", sau đó, nắp quan tài bị bật lên, tức thì, một thứ mùi thuốc bắc kỳ quái xông thẳng vào mũi mọi người.

Ông trẻ kéo lò lửa vào gần để chiếu sáng, chúng tôi cũng đến gần quan tài, mới nhìn thấy bên trong quan tài toàn là nước đen sì, đầy đến tận mép áo quan.

Chúng tôi vốn chưa bao giờ biết bên trong một quan tài là như thế nào, cũng không biết chuyện này có tính là bình thường hay không nữa, nhìn ông trẻ, nhưng cũng thấy vẻ mặt ông đầy nghi ngờ. Ông quay đầu hỏi bố tôi: "Trong mộ có nước đọng không?"

Bố tôi lắc đầu: "Ướt thì có ướt, nhưng không có nước đọng."

"Chà, thế thì lạ thật, nước trong quan tài là từ đâu tới?" Ông trẻ nói.
 
Chương 9: Nước Đen


Trong quan tài có chất lỏng thực ra lại là chuyện khá bình thường, bởi khi phong quan, người ta thường dùng đinh gỗ đóng chặt, sau đó dùng đất sét, vôi và lưới đánh cá rách làm thành một thứ chất liệu từa tựa như đất sét để trét kín hết tất cả mọi kẽ hở của quan tài. Nếu công đoạn này được hoàn thành tốt, thi thể bên trong sẽ dần thối rữa trong không gian hoàn toàn khép kíp, tất cả lượng nước bên trong thi thể cũng sẽ đọng lại trong quan tài.

Khoảng 60 – 70% cơ thể con người là nước, lượng nước này cực nhiều, đặc biệt là sau khi xác thịt thối rữa, chỉ còn thừa lại bộ xương rất nhỏ, xương thường ngập trong nước.

Loại nước này gọi là thi dịch, cũng gọi là quan dịch. Đương nhiên, ngoài những cỗ quan tài được phong kín ra, thì phần lớn nước trong quan tài có thể là do phần mộ bị nước đọng nữa. Trong trường hợp này, lượng quan dịch rất nhiều, cho nên ông trẻ mới hỏi câu này.

Nhưng bố tôi trả lời chắc nịch, tôi cũng xem trộm được một tí, bên trong mộ chính quả thực không có nước đọng, cho nên quan dịch này chắc hẳn không phải nước mưa, mà lại càng không thể là thi dịch được. Bởi vì nhiều nước như thế, thế thì có mà thi thể này béo mập hơn cả O'Neal mất.

Cả hai khả năng này đều không thể, vậy chỉ còn một khả năng cực đoan duy nhất, đó là chất lỏng này vốn chính là nước thuốc chống thối rữa đã được đổ vào quan tài khi mai táng. Rất có thể là thế, bởi thứ nước đen trong quan tài này sực nức lên một mùi hôi thối của thuốc bắc.

Về điểm này, có một chuyện khá thú vị như thế này. Trước kia tôi cũng đã từng nhắc đến rồi, Trung Quốc thời cổ đại có những kẻ từng dùng quan dịch làm thuốc dẫn, điều này nghe thật khó bề tưởng tượng nổi, nhưng thực ra, khi truy về nguồn gốc của nó thì lại khác hợp lý. Vì trong nước thuốc chống thối rữa có chứa một vị thuốc bắc cực kỳ quý hiếm, đã thất truyền từ cuối thời Minh, cho nên về sau nếu ai muốn sử dụng vị thuốc này thì chỉ có thể sai người đi tìm loại quan dịch chứa vị thuốc này trong các ngôi mộ cổ mà thôi.

Có điều, thời đó quá nhiều lang băm, đồn bậy đồn bạ, kết quả khiến nhiều bệnh nhân vừa ói mửa vừa tiêu chảy vì ăn phải thể dịch của xác cổ, chưa kể, một số quan dịch còn chứa thạch tín, chu sa do người ta bỏ vào để làm quan tài khô ráo, chống sâu bọ, ăn phải cái thứ đó thì ngủm cù đèo luôn.

Hủ tục này lưu truyền đến tận thời cận đại, Lỗ Tấn tiên sinh cũng cảm nhận sâu sắc sự tai hại của nó, đó cũng là nguyên nhân vì sao ông ta ghét Đông y như vậy.

Tôi nhìn thứ nước đen mà thấy ghê rợn khắp cả người, thứ đồ trong quan tài chắc chắn là chìm nghỉm dưới nước này rồi, không biết là như thế nào nữa. Hơn nữa, nước này đầy đến nỗi cảm giác như sắp tràn ra tới nơi, nhìn mà dựng cả tóc gáy, tôi cứ luôn có ảo giác rằng bên dưới làn nước này có vật gì rất đáng sợ.

Dĩ nhiên mấy ông trẻ không sợ. Bọn họ buông mấy thanh nạy xuống, đến bên cỗ quan tài, ông trẻ thắp một ngọn đèn khá đắt tiền lên, chiếu xuống sát mặt nước.

Tôi đứng từ xa nhìn lại, thấy làn nước đen kia vẫn sâu thẳm vô cùng dưới ánh lửa sáng rực, cứ như là sâu không có đáy vậy.
 
Chương 10: Vực Thẳm


Quan tài nước kia đem lại cho người ta một cảm giác vô cùng kỳ quái, từ trên nhìn xuống cảm giác không giống như đang nhìn một vật chứa nước, mà cứ như đang nhìn xuống một cái giếng. Nước không hề trong, có thể nhìn thấy nhiều tạp chất lơ lửng trong nước, nhưng nếu nhìn xuống sâu hơn nữa, thì không thấy được đáy quan tài ở đâu, nó cứ đen sì, hun hút như một vực thẳm vậy, khiến ta có ảo giác dường như cỗ quan tài này nối thông đến một thế giới hoàn toàn khác.

Đương nhiên điều này là không thể. Quan tài không hề sâu, nó chỉ sâu cỡ khoảng một cánh tay mà thôi, nước này cũng không đen thẫm như nước mực Tàu, làm sao lại tạo thành hiện tượng này cơ chứ? Tôi đoán là do chất lắng đọng, có lẽ dưới đáy quan tài này lắng đọng nhiều loại tạp chất, cho nên ánh sáng không thể chiếu xuyên qua được.

Ông trẻ nhúng thanh nạy xuống, khuấy lên một chút, quả nhiên, ngay tức thì nước trong quan tài trở nên đen sì hẳn lên, có thể nhìn thấy rất nhiều tạp chất nổi lên. Mùi thuốc bắc hôi thối lại càng nồng nặc.

Không biết quan dịch này có độc hay không nước, nhưng bất kể bên trong có cái gì, dùng tay trần mà thò vào nước này rõ ràng là không sáng suốt. Ông trẻ lầm bầm mấy tiếng rồi gọi bố tôi đến hỗ trợ, ông phải rút hết nước trong quan tài này đi.

Nói rồi, ông cầm cái chậu rửa mặt chuyên dùng để đốt vàng mã lên, hắt hết tro giấy đi, rồi đặt xuống dưới để chứa nước. Sau đó, một ông cụ khác cầm thanh nạy lèn vào khe hở quan tài, nghiến răng dùng sức, rắc một tiếng, nạy ra được một khe nứt ở một bên quan tài, quan dịch lập tức chảy ra ngoài qua khe nứt này, đổ xuống cái chậu rửa mặt.

Bố tối đến giúp, phải thay đến ba cái chậu rửa mặt, cứ đầy chậu là lại mang ra đổ xuống cái cống bên ngoài cổng sau của từ đường. Tôi nhìn mà thấy gớm, chỉ dám đứng từ xa mà trông, thấy mực nước trong quan tài dần dần hạ xuống.

Thứ đầu tiên lộ ra ngoài là một cánh tay đang giơ lên, cánh tay này ngâm trong nước, đã thối rữa, biến màu đen sì, bàn tay hình móng vuốt, như đang muốn giơ lên tóm lấy thứ gì bên trên mặt nước.

Hiển nhiên, tử trạng của cái xác này không hề yên bình tí nào, bình thường người chết luôn được đặt nằm ngay ngắn trong quan tài, tư thế này khiến người ta cảm giác không ổn chút nào.

Đôi lông mày ông trẻ nhăn tít cả lên, ông lại gần nhìn kỹ cánh tay kia, mãi hồi lâu sau, bỗng nhiên rùng mình ớn lạnh, nói: "Ấy?"

Những người khác cũng quay đầu nhìn ông, ông liền đi lấy một đôi đũa ra, gắp một vật từ trên cánh tay kia, giơ lên trước mặt chúng tôi: "Mọi người nhìn xem đây là cái gì?"

Chúng tôi cũng lại gần, mới phát hiện đó là một con ốc vặn to bằng cái móng tay. Vảy vẫn chưa khép lại, không ngờ nó vẫn còn sống.
 
Chương 11: Ốc Vặn


Trên thế giới này chẳng thiếu gì những chuyện kỳ lạ không thể tin nổi, có điều, đây lại là lần đầu tiên tôi được chứng kiến bằng chính mắt mình. Mọi người nhìn chằm chằm con ốc kia, nhìn rất kỹ, không ai nói nên lời.

Quan tài phong kín hoàn toàn, đến nỗi khiêng đi dọc đường cũng không sánh ra ngoài một giọt nước nào, thế mà con ốc này nằm trong quan tài, chôn sâu dưới đất cũng phải gần một trăm năm, sao nó vẫn còn sống được?

"Chẳng lẽ, mộ tổ nhà họ Ngô chúng ta, thực sự..." Một ông cụ nhỏ giọng lầm bầm nói, ông trẻ liền chậc một tiếng, đặt con ốc vào trong cái gạt tàn thuốc bên cạnh, nói: "Đừng có rêu rao, nhìn thêm chút nữa xem."

Chúng tôi tiếp tục xem xét cỗ quan tài, chậu nước kê bên dưới đã đầy tràn rồi, nhưng cả mấy người chẳng ai quan tâm, thế là tôi đành phải tiếp tục đem đi đổ.

Chưa đến mười phút sao, diện mạo của toàn bộ thi thể liền lộ ra ngoài ánh sáng.

Chúng tôi cúi đầu nhìn, nhìn một cái, tất cả đều rơi vào trầm mặc.

Tôi không biết phải miêu tả thứ mình đã nhìn thấy như thế nào nữa, đó là một cái xác ướt vừa thấp vừa nhỏ, do ngâm trong nước thuốc chống rữa, nên cái xác vẫn chưa thối rữa hoàn toàn mà vẫn duy trì được hình dáng đại khái. Nhưng điều khiến chúng tôi rợn hết cả tóc gáy, đó là cực kỳ nhiều những con ốc bùn to to nhỏ nhỏ bám đầy khắp thân mình cái xác, trắng trắng đen đen nham nham nhở nhở, gần như kín đầy cả cái xác, khi mới vừa nhìn còn tưởng trên cái xác mọc đầy bọc mủ vậy.

Bố tôi nhìn vài lần liền mắc ói, suýt thì té xỉu, lảo đà lảo đảo, không để ý cái gì mà lễ nghi trưởng tôn gì nữa, ông ấy xông thẳng ra sân của từ đường mà nôn ọe. Tôi thì phát khiếp đến nỗi cứng đơ cả người, chỉ cảm thấy toàn thân ghê rợn, chẳng động đậy được tí gì.

Tư thế của cái xác rất quái đản, hai bàn tay co quắp như móng vuốt, hiển nhiên cái chết không hề yên bình tẹo nào. Tôi thấy miệng cái xác há hốc, bên trong ngồn ngộn toàn là ốc, nhìn vậy mà cảm thấy miệng mình cũng không thoải mái tí nào.

Ông trẻ cầm đũa lại gắp thêm một con lên, chúng tôi nhìn thấy rõ ràng vảy ốc vẫn chưa khép, ai nấy đều lạnh buốt cả sống lưng: số ốc bùn này vẫn còn sống.

Làm sao mà bọn chúng sống được? Mẹ kiếp, cứ coi như là chúng ăn thịt cái xác này để sống đi, thì trong quan tài này cũng không đủ dưỡng khí, sống thế nào được? Huống hồ, có thể trong nước thuốc đen sì này còn có độc nữa.

Im lặng một lúc rất lâu, ông trẻ mới lại bỏ con ốc kia vào gạt tàn thuốc. Sau đó, một người bên cạnh nói: "Lão Tứ Đầu, hay là ông gọi Ngô Tam Tỉnh với Tào Nhị Đao Tử cùng vào đi."

Lão Tứ Đầu ngẩn ra sửng sốt: "Tại sao? Anh họ, hai thằng này cứ như chó với mèo vậy."

Ông trẻ nói: "Cứ để cho chúng nó vào mà xem, chứ không ta cũng chẳng biết làm sao cho chúng nó tin nữa. Lão tổ tông nhà ta để lại một cái quan tài đầy ốc cho chúng ta, chúng nó muốn giành, thì cứ cho chúng nó mỗi đứa vớt lấy một mâm ốc đem về mà xào." Nói rồi, ông ném đôi đũa vào trong lò lửa, rồi đến quỳ xuống dâng hương trước linh vị.
 
Chương 12: Bàn Bạc


Chuyện về sau tôi không hiểu rõ lắm, bởi vì khi chú Ba và gã Tào Nhị Đao Tử kia vừa dẫn người xông thẳng vào, cả hiện trường đã rối um lên rồi. Ông trẻ tức đến nỗi suýt hộc cả máu, chú Hai thấy vậy liền bảo tôi đỡ bố tôi về trước, đừng dính vào đám hỗn loạn này.

Tôi thấy mọi chuyện đã hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát, lập tức chuồn biến luôn, ra đến bên ngoài mới thấy ngoài từ đường đã là một bãi chiến trường, hiển nhiên là bọn họ đã đánh lộn một choác ngay từ trước đó rồi.

Chuyện này ầm ĩ xôn xao mãi cho đến tận buổi sáng ngày thứ ba tôi mới gặp lại chú Ba. Đầu chú đã toác một miếng, đang được băng bó bằng vải xô. Chú đang ngồi xổm ở bậc cửa ăn cơm, thấy thế tôi cũng vội vàng đi lấy phần cơm của mình rồi cũng ra đó ngồi xổm, hỏi chú chuyện sau đó thế nào rồi.

Chú Ba ăn bánh gạo với cháo trắng, nghe thế liền chửi thề, rằng mẹ kiếp xui quá là xui, không ngờ trong cái quan tài kia chẳng có cái đếch gì cả, hại chú với Tào Nhị Đao Tử đánh lộn đến bể cả đầu. Lại còn toàn là người mình, không tiện hạ sát thủ, chứ không làm sao mà chú chịu lỗ được.

Tôi nói, chú cũng tham quá, dù gì đây cũng là phần mộ tổ tiên nhà mình mà, ngay cả mộ của nhà mình chú cũng không tha à.

Chú Ba mắng: "Mày thì biết cái gì, chú Ba mày là vì tranh sĩ diện cho bố mày chứ còn gì, mẹ kiếp, nếu không phải vì ông đây thường xuyên qua lại cái thôn này, thì bố mày làm sao vẫn còn giữ được cái chức tộc trưởng được. Huống hồ, cái thằng nhà ngoại bát nước đổ đi kia, chú Ba mày ngứa mắt đã lâu rồi, ông đây nể mặt gia tộc không thèm so đo với nó thì thôi, cứt thật, nhà ta mà không đá nó ra ngoài, thì con mẹ nó cứ vác mặt tới đây tranh giành với chúng ta. Đừng nói là mộ tổ, mà chỗ chôn của nhà ta cũng không đến lượt nó đâu, nó muốn chôn thì chỉ được chôn chỗ bên cạnh nhà xí thôi."

Chú Ba vừa chửi hai tiếng, thì giọng chú Hai từ trong nhà vọng ra. Chú Hai mắng:
"Mày bớt lừa bịp cháu nó đi, cái gì mà vì anh cả cơ chứ, mày mà có lòng như thế à? Không phải mày thừa biết anh cả sợ nhất là tình cảnh này à?" Nói rồi, chú Hai xách một cái ghế trúc con ra ngoài. Cuộc sống của chú Hai cứ như là thần tiên vậy, dậy sớm, ăn cũng ít, sáng sớm đã ra sân múa Thái cực quyền, bây giờ thì ngồi trên ghế trúc, vãi thóc trấu cho gà ăn.

Chú Ba không dám cự nự lại chú Hai, chỉ lẩm bẩm nói: "Ông đây làm cái nghề này, thì sao lại chịu thiệt cho người khác được. Cũng phải nói lại, ngộ nhỡ trong quan tài kia có đồ tốt thật thì sao? Ông đây còn tưởng, thời đó chiến tranh loạn lạc, thì phải có giấu giếm đồ tốt gì ở dưới chứ, không ngờ lại chỉ toàn là ốc bùn thối hoắc."

Tôi biết chú Hai kiến văn rộng rãi, liền hỏi: "Chú Hai, chú đã từng nghe nói hay đọc sách gì về chuyện này chưa?"

Chú Hai thu bát cám lại, ngẫm nghĩ một lúc rồi mới nói: "Cháu đừng nói, chuyện này đúng là không phải lần đầu đâu. Chú nhớ từng đâò được một cổ mộ trên núi Phượng Hoàng ở Hàng Châu, là mộ của một tên thái giám thời Nam Tống, bên trong có cả một ao cá còn sống, màu sắc sặc sỡ, nghe nói, cái ao kia cũng là khép kín như thế, về sau có người ăn thử một con, cuối cùng chết bất đắc kỳ tử." Chú nhíu mày, mấy con gà sốt ruột, kêu cục ta cục tác: "Nhưng mà đấy là ở trong mộ, có lẽ vẫn còn có nguyên nhân nào đó, chứ ở trong quan tài thì quả thực không có."

Tôi nhìn chú Ba, hỏi chú lúc đổ đấu có từng đụng phải trường hợp nào như thế này hay không. Chú cũng lắc đầu: "Làm gì có cái lý thường xuyên đụng phải mấy chuyện quái đản như thế chứ, cái chuyện kiểu này ấy à, là lão trời già đang chơi mình đấy, đừng nghĩ nữa, cứ coi như là không biết gì. Chú mày gặp phải nhiều chuyện trong đấu lắm, nếu mà nghĩ nhiều như thế, thì chú Ba mày đã thành nhà triết học rồi." Nói đoạn chú len lén chỉ vào chú Hai, ý là nói "chú Hai mày suy nghĩ quá nhiều".

Tôi lại nói: "Thế về sau xử lý cái quan tài ấy thế nào?"

Chú Ba thở dài nói, chú cũng bỏ đi sớm vì bị Tào Nhị Đao Tử bổ một cú vào đầu, chỉ biết cái xác kia là một xác nữ vô danh, trước khi làm rõ được thân phận thì phải để nguyên đấy, không được động vào. "Tư thế của xác chết kia rất không ổn, chú ngờ là bị nhốt vào trong quan tài, chưa biết chừng là bị người ta hại chết đấy."

"Hại chết?"

"Tức là bị người ta cưỡng ép nhét vào trong quan tài, bị chôn sống, chuyện như thế này ngày xưa có nhiều lắm, có khi ông trẻ nói đúng, có thể người đó là một nha hoàn hoặc một cô vợ bé nào đó." Chú Ba thở dài, "Kệ nó, đã nhiều năm như vậy rồi, ai mà biết được là chuyện gì xảy ra."

"Thế bây giờ bọn họ xử lý thế nào?"

"Làm sạch quan tài, lót vôi bên dưới, rồi bỏ thi thể vào lần nữa, nhặt hết đống ốc bùn kia ra, mời đạo sĩ về làm lễ cúng." Chú Ba cắn một miếng bánh gạo, "Ông trẻ nói, nếu quả thực không tra ra được, thì cứ để nguyên đấy táng về chỗ cũ, cứ coi như là không biết."

Chú Hai mặc kệ chú Ba, đang cho gà ăn, hậm hực nói: "Thế còn số ốc kia thì sao? Không phải ông trẻ đã bảo mày mang về xào tương rồi à?"

"Mẹ kiếp, lão ấy muốn ăn cứ cho lão ăn, ăn cho chết luôn cái lão già khú chẳng chịu chết đi." Chú Ba nói, "Hôm qua đem đổ hết xuống suối rồi, nhìn mà phát tởm."

"Ấy, sao lại làm thế!" Tôi thấy gớm quá, kêu lên: "Thế thì còn ai dám xuống nước mò ốc ăn nữa?"

"Tên đạo sĩ kia nói, phải đem phóng sanh, thì chú mày còn cách mẹ nào nữa." Chú Ba lại mắng một tiếng.

Lúc này, có một người chạy vào trong sân, đến trước mặt tôi liền vội vã hỏi: "Bố cậu đâu rồi?"

Bố tôi bị chấn động, vẫn chưa tỉnh lại được. Tôi còn chưa đáp, chú Ba liền đạp người vừa chạy đến một cú, kêu: "Hắc Bì, có chuyện gì?"

"Ông trẻ bảo bố Ngô Tà đến bên bờ suối ngay, úi mẹ kiếp, hình như trong suối có cái gì đó đấy."
 
Chương 13: Dòng Suối Nhỏ


Con suối kia uốn cong hình omega (Ω), chạy vắt qua thôn làng. Thôn nằm ở chính giữa một nửa hình chữ O, mỗi khi mưa lũ hoặc trên đầu nguồn có ai mở cửa xả nước là con suối sẽ trở nên rất lớn, nhưng bình thường suối rất cạn, chỉ ngập đến khoảng đầu gối. Dưới đáy dòng nước toàn là đá vụn, mấy năm trước vùng này nhiều dân đào cát, ngay cả trứng đá hơi nhỏ một chút cũng đã bị bán hết sạch, cho nên bây giờ dưới nước chỉ còn toàn là đá lớn không có góc cạnh, to chừng bằng cái chậu rửa mặt, trên bề mặt mọc đầy rêu cỏ xanh lè.

Mặc dù trong thôn đã có nước máy, nhưng con suối này vẫn là nơi mà đa phần người ta thường dùng để đổ bô, giặt quần áo và tắm rửa, mức độ sạch của nước suối được quyết định bởi số lượng các hộ gia đình ở khu vực thượng du phía trên. Ngày xưa có lần tôi đang bơi thì bắt gặp một cục cứt to tướng nổi lềnh phềnh trôi qua ngay trước mặt. Cho nên, mặc dù nước suối rất trong, người thành phố chẳng nhìn ra được cái gì, nhưng tôi hoàn toàn không có tí hảo cảm nào hết với con suối này.

Mà bây giờ chắc chắn là bố tôi không đi được, Tiểu Hắc nói thế thì phải làm sao bây giờ, ông trẻ giục gấp lắm. Chúng tôi nào còn lo được gì nữa, tôi với chú Ba lập tức quăng bát đũa xuống, chạy ra con suối xem sao. Dọa cả đám gà của chú Hai bay tứ tán.

Thôn làng rất nhỏ, chỉ chạy một chốc là đến nơi, bây giờ là thời điểm mực nước rất thấp, bên dòng suối là một bãi đá khô rất rộng, ông trẻ và các cụ già đều đang túm tụm ở đó. Thấy chúng tôi chạy đến, ông trẻ hỏi tôi: "Bố cháu đâu?"

Tôi nói, bố cháu vẫn chưa tỉnh, chú Ba đã xô hết đám người ra để nhào đến chỗ bờ suối, vừa đi vừa nói: "Sao rồi sao rồi? Trong suối có cái gì?"

Mấy người kia sắc mặt tái mét, ông trẻ chỉ vào một tảng đá lớn dưới nước: "Tụi bay cứ đứng lên đây, nhìn xuống nước là biết liền."

Tảng đá lớn kia nổi lên giữa mạt nước, đủ chỗ cho mấy người cùng đứng, trên đó đã có một người đang nằm bò ra nhìn rồi. Tôi với chú Ba cùng nhảy qua đó, bắt chước người kia, nằm bò xuống, nhìn vào trong nước.

Nước trong vắt, dù trời khá âm u nhưng vẫn nhìn thấy đáy nước rõ ràng. Tôi vừa nhìn, tức thì toát hết cả mồ hôi lạnh, chú Ba cũng thốt lên một câu chửi thề.

Chỉ thấy đáy nước dưới chân tảng đá này là chi chít đầy ốc bùn sặc sỡ, điều khiến người ta rợn tóc gáy là, số ốc bùn này không phải bám dưới đáy nước một cách bất quy tắc, mà là tụ lại tạo thành một hình dáng cực kỳ quái đản.

Hình dáng đó sống động cực kỳ, trông như là cái bóng của một người đang cố gắng trèo lên bờ.

"Mẹ kiếp, đứa mả mẹ nào lại làm trò này!" Chú Ba nổi giận đùng đùng, chắc hẳn chú tưởng đây là một trò đùa quái ác.

"Ai làm?" Ông trẻ đứng trên bờ cười khẩy, "Chứ không phải mày làm à?"

"Cái đ. mẹ!" Chú Ba nhảy phắt lên bờ.

"Chứ không phải Ngô Tam Tỉnh mày thần thông quảng đại, thế thì thứ này không phải do người làm nữa rồi." Ông trẻ âm trầm nói: "Mọi người đã ngồi canh ở đây suốt ba tiếng đồng hồ, nhưng hình dáng đó vẫn không hề biến đổi một chút nào."
 
Chương 14: Cái Bóng


Chú Ba im lặng một lúc, lại nhìn cái bóng kia, cảm giác vừa rồi nổi giận đùng đùng lên có chút mất mặt, mới nói lảng sang chuyện khác: "Đ. mẹ, thứ quái quỷ này do ai phát hiện?"

Ánh mắt của tất cả mọi người đều đổ dồn về một người. Tôi nhận ra thằng nhóc này, nó tên là Ngô Song Đản, hồi xưa tôi từng hỏi bố vì sao nó lại bị đặt một cái tên tục tĩu như thế. Bố tôi nói, đó là bởi vì bố nó vốn tên là Ngô Nhất Căn, chắc là bố nó muốn trả thù ông nội nó nên mới đặt cho con mình cái tên như thế. Thằng nhóc này sợ đến mức sắc mặt trắng bệch, không thốt lên được câu nào.

Có một người bên cạnh kể lại cho chúng tôi nghe chuyện đã xảy ra. Hóa ra thằng ranh này ra bờ suối nhặt đá về cho bố nó sửa lò bếp, đang nhặt thì mắc tè, con nít nghịch ngợm, mới nhảy lên tảng đá kia để đái xuống suối, đang đái thì nhìn thấy cái bóng này.

Chú Ba thì thằng nhóc kia, hỏi nó: "Chú mày đi đái lúc nào thế?"

Thằng nhóc kia không để ý đến chú Ba, toàn thân cứ run lên bần bật, chỉ nhìn chằm chằm vào tảng đá kia, như thể đã sợ đến khiếp vía vậy.

Chú Ba hỏi lại một câu, vẫn chỉ có phản ứng như vậy, chú không hiểu, bèn hỏi một người bên cạnh: "Nó sợ cái gì?"

Người kia mặt tái mét, chỉ vào đám ốc bùn dưới nước, nói: "Vừa rồi nó nói với bọn tôi rằng 'nó' đang cử động, thứ này đã trèo lên cao hơn một chút so với lúc nó nhìn thấy ban đầu rồi!"

Lúc ấy, một cảm giác rợn tóc gáy dần lan tỏa ra khắp bầu không khí, tôi thấy ngón tay của ông trẻ cũng hơi hơi run run.

Im lặng hồi lâu, chú Ba chửi thề một tiếng, cầm một cành cây từ trên bờ, nhảy qua tảng đá rồi sục thẳng cành cây xuống nước, ra sức khuấy nước tung tóe, quấy tung đám ốc ra khỏi tảng đá, sau đó gầm lên một tiếng chửi: "Sợ cái đ*u b**i! Chúng ta làm cái nghề gì, mà còn sợ bị một đám ốc xào tương giết chết hả?!"

Nhìn bóng người quái đản kia biến mất, quả nhiên tất cả mọi người cùng thở phào nhẹ nhõm. Chú Ba gọi tên thủ hạ của mình trong đám người, nói gì đó với hắn, sau đó liền nói với những người khác: "Quay về quay về! Về nhà mà xào một mâm, cho ngắm cả ngày cũng được."

Đám người hóng hớt hậm hực tản đi, chú Ba đến trước mặt ông trẻ, khẽ thì thào với ông: "Này ông trẻ, có tin tôi không?"

Ông trẻ nhíu mày nhìn chú Ba: "Thằng ranh mày định làm gì?"

"Chuyện này mẹ kiếp... Hay là ông cứ giao cho tôi xử lý, anh cả tôi không thu vén được chuyện này đâu, dưới trướng ông lại chả có người nào, còn náo loạn thêm nữa, chỉ e cả làng biết chuyện này mất."

Hiển nhiên ông trẻ cũng kiêng kỵ điểm này, trầm mặt suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng mới gật đầu đáp: "Mày đừng có giở quẻ với tao đấy, bằng không thằng ranh mày còn chết thảm hơn lũ ốc vặn kia."

Chú Ba toét miệng cười, nhìn nước suối kia, hỏi: "Chuyện dời mộ, bao giờ mới hạ táng?"

Ông trẻ nói: "Ba ngày nữa."

"Đừng lần lữa quá, ngày mai hạ táng luôn đi, dúi cho lão đạo sĩ kia ít tiền, bảo lão đổi ngày." Chú Ba vỗ vai ông trẻ: "Mẹ kiếp, rắc rối con mẹ nó rồi."

Ông trẻ gật đầu: "Tao biết. Mày tính làm thế nào?"

Chú Ba nói: "Suối này, tôi sẽ bảo các anh em canh chừng, để tí nữa tôi đi mua một ít thứ 'khắc Ốc tinh' tới, xử lý sạch lũ ốc vặn này."

Nói rồi, chú Ba í ới gọi tôi, nói phải lên phố mua đồ. Chú bảo tôi lái xe.

Tôi vội vã đi cùng, hỏi: "Chú, chuyện này ngớ ngẩn quá, rốt cuộc là thế nào đấy?"

Chú Ba xua tay bảo tôi đừng nói gì cả, lên xe. Chú liền nheo mắt, nói với tôi: "Bà nội nó, có thể chúng ta đã lầm rồi."

"Lầm cái gì?"

"Cỗ quan tài dư ra kia kìa. Chỉ sợ nó không phải là quan tài táng người chết, mà là táng số ốc vặn kia thôi."

"A, sao lại thế?"

"Làm sao mà chú mày biết." Chú Ba nhíu mày, "Chú sợ là rắc rối mẹ nó rồi, thôi bất kể thế nào đi nữa, cứ tiêu diệt đám ốc vặn kia đã rồi hẵng tính sau."
 
Chương 15: Giết Giết


Tôi chở chú Ba đến cửa hàng bán thuốc trừ sâu trên thị trấn, mua cái gì mà thuốc trừ sâu chuyên dùng để diệt ốc ấy, đắt muốn chết đi được, mà chú Ba lại không mang tiền, thế là tôi đành phải thanh toán.

Đến khi chúng tôi quay về thôn thì mặt trời đã ngả về Tây, đi đến bên bờ suối, quả nhiên đã có người của chú Ba trông coi ở đó. Có điều, đám ốc kia hình như không tụ tập lại lần nữa, mò mẫm tìm thử thì không thấy con ốc nào, chẳng biết đã chạy đi đâu rồi.

Chú Ba cứ mặc kệ, chia thuốc cho mấy tên thủ hạ, sai bọn chúng vẩy thuốc xuống mấy đoạn suối, đến khi làm xong thì trời đã tối, chú Ba nói: "Được rồi, năm sau dân vùng này chẳng có ốc mà ăn nữa rồi."

Tôi lấy làm ghê tởm, nói: "Cả đời này cháu cũng không ăn ốc nữa."

Chúng tôi quay về ngủ, hôm nay khá mệt mỏi, lái xe suốt mấy tiếng đồng hồ liền, hơn nữa, con Jinbei nhà tôi đã lâu rồi không được bảo dưỡng, hình như bộ phanh xe có chút vấn đề gì đó, đạp thắng mà phát mệt. Tôi vừa nằm xuống liền ngủ luôn.

Trước khi thiếp đi mất tôi còn nghĩ không biết ngày mai sẽ có chuyện gì đây. Tại sao lũ ốc kia lại tụ thành hình dáng quái đản như vậy nhỉ, chẳng lẽ lại có ma quỷ nào nhập hồn vào lũ ốc à? Giữa lúc nửa tỉnh nửa mê, trong đầu tôi chỉ toàn là cái bóng quái đản đó, cứ như thể lũ ốc đã chui ra khỏi suối, bò thẳng đến trước giường tôi vậy.

Giấc ngủ này còn mệt mỏi hơn cả thức khuya, đến lúc muốn tỉnh cũng không tỉnh dậy nổi, mãi đến tận ba giờ hơn, tôi mới tỉnh giấc vì buồn tiểu.

Tôi chẳng dám chui vào cái nhà xí công cộng ở nông thôn, chỗ đó đích thị là cái hố phân, tôi sợ mình sẽ rớt xuống đó mất, với lại cũng không thể chịu nổi cái mùi khai thối nồng nặc của nó nữa. Nhưng trong gian phòng của tôi lại không có nhà xí, cuối cùng tôi đành mò ra khoảnh sân tập ở ngoài cửa mà đi tiểu. Tiểu xong, quay trở về, tôi phát hiện cửa phòng chú Ba đang mở, đèn bên trong vẫn sáng.

Gió lạnh thốc vào người khiến tinh thần tôi rất tỉnh táo, thầm nghĩ không biết chú Ba còn đang làm cái gì vậy, bèn đi tới đó. Vào trong phòng tìm thử một hồi, lại thấy bên trong chẳng có ai, ngay cả quần áo cũng không có nữa, như thể chú vừa vội vã rời đi vậy. Tôi hậm hực quay về phòng, bỗng ngay trong chớp mắt, tôi đột nhiên có cảm giác như có ai đó đang theo dõi mình.

Tôi không phải là người có thần kinh nhạy cảm, sở dĩ tôi có cảm giác này, là bởi vừa rồi trong lúc quay đầu, chắc chắn mắt kính tôi đã kịp bắt lấy được hình ảnh nào đó.

Tuy nhiên, tôi không quen thuộc ngôi nhà cũ này cho lắm, bèn quay đầu lại nhìn cho kỹ, nhưng cũng không thấy thứ gì có thể dẫn đến việc tôi nhìn lầm.

Nhìn đi nhìn lại, không khỏi thấy bực bội, nghĩ thầm, mẹ kiếp chuyện mấy ngày nay đã đủ khiến tôi choáng váng lắm rồi, vậy mới nói, mấy chuyện ma ma quỷ quỷ rất dễ khiến người ta tẩu hỏa nhập ma là có cái lý của nó.

Tôi lại quay về ngủ tiếp. Giấc ngủ vừa rồi không được thoải mái cho lắm, bây giờ tôi đã tỉnh táo hơn một chút, trong một thời gian ngắn không thể chìm vào giấc ngủ ngay được. Tôi liền tắt đèn, đeo tai nghe lên, nghe MP3.

Nhưng kỳ quặc là, tôi nằm một hồi, vẫn cứ luôn cảm thấy có gì không ổn, cả người cứ thấy không thoải mái, như thể có ai đang nhìn tôi chằm chằm. Cảm giác này không quá mãnh liệt, nhưng lại rất khó chịu, xua cũng không tan đi được.

Cuối cùng, không chịu nổi, tôi tắt MP3, ngồi dậy ra sức xoa bóp hai bên thái dương, vừa hít thở sâu, để bản thân bình tĩnh lại.

Làm vậy cũng ít nhiều có tác dụng. Hít thở sâu được khoảng mười mấy phút, tôi bắt đầu dần dần bình tĩnh lại, mặc dù cái cảm giác này vẫn còn tồn tại, nhưng tôi không còn bực bội như trước nữa. Tôi dùng sức xoa bóp khuôn mặt, cảm thấy mình chẳng cần ngủ nữa, theo kinh nghiệm trước kia, đêm nay mà ngủ chắc chắn cũng chẳng được ngon giấc, thôi thì cầm cự đến khi trời sáng, rồi chịu đựng đến buổi trưa, đến lúc ấy đánh một giấc ngủ trưa là được.

Nghĩ vậy, tôi liền suy nghĩ xem nên làm gì để giết thời gian trong lúc này. Xem đồng hồ đeo tay, mới bốn giờ kém, mẹ kiếp, hay là ra tập Thái cực quyền với chú Hai vậy. Tôi ngáp một cái, theo phản xạ có điều kiện, liền quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.

Ngay tức khắc, tôi dựng đứng cả tóc gáy, tim gần như ngừng đập ngay trong tích tắc.

Tôi nhìn thấy, trên cánh cửa sổ phòng tôi, có một cái bóng.

Một bóng người.
 
Chương 16: Nhìn Trộm


Lúc đó tôi còn chưa có nhiều kinh nghiệm, khi vừa nhìn thấy bóng người kia, lại còn là nhìn thấy trong cái hoàn cảnh như thế, tôi lập tức sởn hết cả tóc gáy, không kìm chế được, phản ứng đầu tiên là hét ầm lên ngay lập tức.

Hét được hai tiếng, chú Hai đã xuống nhà, chú đã mặc quần áo chỉnh tề, chuẩn bị ra sân luyện Thái cực quyền, nghe thế mới chạy vọt vào trong phòng tôi hỏi sao thế. Tôi chỉ về phía ô cửa sổ kia, lắp bắp nói: "Cái... cái bóng!"

Chú Hai thấy thế cũng giật thót cả mình, có điều, chú phản ứng mau lẹ hơn tôi nhiều, chú lập tức xông tới mở toang cửa sổ ra, nhìn ra ngoài, quát: "Ai!"

Chú Hai tì lên bệ cửa sổ, rướn người ra ngoài nhìn ra xung quanh, có chút khó hiểu, vì nếu có người vừa chạy đi thì ít nhất cũng phải có động tĩnh gì đó chứ. Lúc này, chú ừm một tiếng, lùi lại vào phòng thì bỗng nhiên, chú giơ tay lên nhìn. Tôi thấy tay chú ướt nhoèm.

Lại thấy bệ cửa sổ cũng đẫm nước, tôi bỗng có dự cảm không lành, lập tức kéo nửa cánh cửa sổ đóng lại, vừa nhìn liền giật mình, úi mẹ kiếp, thì ra trên mặt ngoài kính cửa sổ đóng đầy lũ ốc sặc sỡ kia!

Lại nhìn mặt ngoài nửa cánh cửa sổ còn lại, cũng dính toàn là ốc.

Tôi lạnh hết cả sống lưng, lập tức đóng cửa sổ lại, chạy ra bên ngoài xem, mới thấy số lượng lũ ốc bùn kia còn nhiều gấp mấy lần so với hồi trước nhìn thấy, chi chít, tụ lại một chỗ, tạo thành hình dáng cực kỳ quái đản, chính là hình dáng một người đám nằm bò trên ô cửa sổ phòng tôi nhòm vào nhìn trộm bên trong, cực kỳ sống động.

Tôi rùng mình ớn lạnh, chỉ cảm thấy một cảm giác khiếp hãi cực độ chạy dọc từ đầu đến chân. Sắc mặt chú Hai cũng trắng bệch, không nói nổi một câu nào.

Bắp chân tôi run run, hít sâu mấy hơi mới nói chuyện nói. Tôi hỏi chú: "Chú Hai, đây là cái gì vậy?"

Chú Hai rít ra một câu qua kẽ răng: "Chú không biết."

"Vậy chúng ta nên làm gì bây giờ?"

Chú Hai không đáp, mà lấy di động ra gọi một cú điện thoại. Đầu óc tôi trống rỗng, không nghe rõ nổi chú đang nói cái gì nữa, chỉ biết là chú đang gọi cho chú Ba.

Chỉ chốc lát sau, chú Ba từ bên ngoài chạy về. Hóa ra nửa đêm chú cùng với đám thủ hạ đi ra bờ suối cắm chốt, hồi tối đã vẩy thuốc rồi mà mãi không thấy con ốc nào nổi lên, chú sợ nước suối xiết quá, vẩy thuốc trừ sâu cũng vô ích, có thể lũ ốc bùn kia sẽ tụ lại vào buổi tối, cho nên chú mới ra đó tuần tra.

Chú dẫn theo mấy tên thủ hạ, chạy đến chỗ tôi, chẳng hỏi han gì mà đi xem ô cửa sổ ngay tức khắc. Xem xong, sắc mặt chú liền trở nên trắng bệch.

Một thủ hạ bên cạnh nói: "Mẹ kiếp, lũ này bò ra từ nơi nào vậy?"

Chú Ba không trả lời, mà lập tức cầm một cái cào dùng để cào thóc lên, gạt hết đống ốc ra khỏi cửa sổ phòng tôi.

Số lượng ốc bùn quá nhiều, đến mức khiến tôi phải nghẹn họng trân trối, cào hết xuống đất xong là gom được cả một đống lớn, cứ lổm ngổm từng tảng từng tảng. Sao hồi xưa khi ăn ốc tôi lại không thấy tởm lợm đến vậy nhỉ.

Gạt hết xuống xong, chú Ba gẩy gẩy vài con dưới đất, nói: "Vẫn ướt, mới rời nước chưa được bao lâu. Chúng mày tìm xem gần đây có nguồn nước nào không."

Thủ hạ của chú lập tức tản ra khắp xung quanh tìm kiếm, nhưng chưa đi được mấy bước, chú Hai liền nói: "Khỏi tìm, là từ nơi đó."

Chúng tôi nhìn về phía chú chỉ, liền phát hiện dưới chân tường phòng tôi có một cái máng nước, thông đến đường cống ngầm.

Hệ thống nước thải ở nông thôn rất đơn sơ, cũng không khác hệ thống tưới tiêu của đồng ruộng là mấy, tất cả nước thải sinh hoạt đều đổ hết vào trong suối, cho nên đường cống ngầm này chắc chắn là thông với suối. Trên thực tế, tất cả đường cống thoát nước của các nhà đều thông đến suối cả. Chú Hai nói: "Trời không mưa, mà cái máng nước này ướt sũng, chứng tỏ chúng bò lên từ đường cống ngầm."

"Đ. mẹ chúng nó, chẳng trách ông đây không hạ độc chết được con ốc chó má nào, hóa ra là trốn cả vào đường cống thoát nước." Chú Ba mắng.

"Xử lý thế nào đây?" Một thủ hạ hỏi.

"Giết sạch chứ sao!" Chú Ba liền nói, nói rồi chú cầm cái cào lên phang thẳng xuống đám ốc dưới đất. Thủ hạ của chú cũng lập tức đi theo hỗ trợ, cầm đủ thứ lên định đập, thì chú Hai cản bọn họ lại.

"Anh định làm gì?" Chú Ba hỏi.

Chú Hai nói: "Mày làm thế cũng vô ích." Nói rồi, chú lật nắp cống ngầm lên, chúng tôi nhìn vào, chỉ thấy bên trong cống ngầm đầy ứ toàn là ốc.
 
Chương 17: Chú Hai


Sáu giờ sáng, tất cả chúng tôi tập trung ở từ dường, ông trẻ và mấy ông cụ biết chuyện đều được mời tới.

Đường cống ngầm kia đã bị chú Ba lèn đá vào thật chặt, sau đó đổ xi-măng trộn cám trấu vào, ngoài ra, chú Ba còn chặn hết tất cả những đường ống thoát nước trong nhà nữa. Lũ ốc bị xúc qua một bên, đập bể hết rồi dùng lửa thiêu đốt.

Sáng sớm mùa đông, trời còn chưa sáng hẳn, chỉ độc một màu xam xám mờ mờ, lễ cúng chín cỗ quan tài đã xong xuôi, đến trưa nay là có thể hạ táng. Nhưng bây giờ, nghi thức long trọng như vậy đã chẳng còn quan trọng nữa rồi, chúng tôi ngồi quây quần quanh lò lửa, chỉ cảm thấy bầu không khí rất âm u đáng sợ.

"Thằng cha đạo sĩ nào nói phải phóng sinh lũ ốc, để bố mày dìm nó xuống hố xí chết tươi." Chú Ba giận dữ nói.

Ông trẻ lầm bầm một tiếng: "Bây giờ mày có dìm nó xuống hố xí cũng vô dụng." Ông ho khùng khục mấy tiếng, hiển nhiên đêm qua không ngủ ngon: "Suy nghĩ xem chuyện này là thế nào đi thì hơn."

"Tôi thấy, chắc chắn là do ma hành mẹ nó rồi." Một người nói.

"Mày đã gặp con ma nào như thế này chưa?" Tào Nhị Đao Tử ngồi một bên chế giễu. "Hoặc là con ma Tam gia nhà mày vốn như thế vậy."

Người vừa nãy là người của chú Ba, lập tức trợn mắt quát, "Mày thì biết cái đéo gì, mày đã bao giờ xuống đất chưa?"

Ông trẻ xua tay cản hắn lại: "Được rồi, có cái đếch gì thì cũng để giải quyết xong chuyện này hẵng tính, bây giờ tao không muốn nghe chúng mày nói nhảm."

Người nọ rụt về. Ông trẻ liền nói với chú Hai: "Ngô Nhị Bạch, con vốn là Cẩu đầu sư gia, bình thường con là người thấu đáo nhất, đừng cứ im lặng mãi thế, thử nói xem con nghĩ gì về chuyện này nào."

Bình thường trong các tình huống như thế này, chú Hai không bao giờ nói gì, bây giờ đã bị hỏi tận mặt rồi, chú đành phải nhíu mày nói: "Con không chắc được, nhưng mà, con nghĩ trong chuyện này ắt có kẻ ngấm ngầm giở trò."

"Giở trò?" Ông trẻ lắc đầu, nhắc lại chuyện canh chừng cái bóng ma bằng ốc bùn tụ lại kia suốt ba tiếng đồng hồ mà vẫn không hề suy suyển, rồi nói: "Ta đây tận mắt nhìn thấy, sao có thể là giả được?"

"Việc gì cũng có cách giải thích của nó. Vấn đề chỉ là khả năng lớn hay nhỏ mà thôi." Chú Hai nói.

"Thế à, thế thì con nói thử xem nào." Ông trẻ có vẻ hứng thú, nói.

"Ví dụ như ông là kẻ giở trò kia chẳng hạn, thế thì có thể giải thích được mọi chuyện rồi." Chú Hai nói: "Ai biết là ông nói thật hay giả, ốc bùn, nơi này là nông thôn mà, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu đều được."

Ông trẻ đập bàn cái rầm: "Láo toét!"

"Con chỉ ví dụ thôi." Chú Hai nói: "Muốn lý giải thì thế nào cũng có cách lý giải cả, con cũng có thể nói là hồn ma của cái xác phụ nữ kia đã ám lên lũ ốc, nói thế nào chẳng xuôi, suy nghĩ vấn đề này vô ích."

Tào Nhị Đao Tử nói: "Thế ông anh nghĩ bây giờ chúng ta phải làm gì? Huy động cả thôn đi giết ốc à?"

Chú Hai lắc đầu nói: "Điều chúng ta phải làm, đó là làm rõ tại sao trong mộ tổ lại dư ra cỗ quan tài này, đây mới là căn nguyên của mọi vấn đề, giải quyết được nó thì phần còn lại dễ đoán rồi."

Cả đám người lặng thinh, hiển nhiên, chú Hai nói đúng.

"Sợ là việc này khó, cỗ quan tài này lâu quá rồi, mấy cụ phía trên cũng không còn tại thế nữa, e là sẽ trở thành câu đố vĩnh viễn không giải được." Ông trẻ nói.

"Chẳng lẽ không còn một ai cả sao?" Chú Hai hỏi.

"Hình như đúng là..."

Khi ông trẻ vừa nói, bỗng nhiên tôi cảm thấy vô cùng quen thuộc, nghĩ một chút mới sực nhớ ra: "Ông ơi, không phải ông từng nói ở thôn bên kia có một cụ tên Từ A Cầm hơn 100 tuổi đó sao? Ông cụ đó còn từng giúp nhà ta sửa từ đường mà, chúng ta có thể đi hỏi thăm thử xem sao."

Nghe đến đó, hai mắt ông trẻ sáng bừng lên: "Đúng rồi, đúng là có một Từ A Cầm." Nhưng ngay sau đó lại cau mày nói: "Nhưng ta không biết bây giờ ông ta ra sao nữa, hơn 100 tuổi, liệu có còn nhớ chuyện năm xưa chăng?"

"Từ A Cầm?" Chú Ba lẩm bẩm một tiếng, như thể có chút ấn tượng gì đó.

"Chuyện này quái gở như thế, nếu ông ta biết, thì chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong ký ức ông ta." Chú Hai nói: "Bất kể thế nào, bây giờ chúng ta cũng chỉ có mỗi nước đó thôi, con không muốn sau này phải nhìn thấy ốc chạy đầy đường đâu."
 
Chương 18: A Cầm


Ngôi làng mà Từ A Cầm ở tên là Triệu Sơn Độ (bến đò núi Triệu), cũng nằm ở ven bờ suối, nhưng khúc suối ở đó khá rộng, cho nên ngày xưa ở đó từng có một bến đò. Về sau người ta xây cầu, bến đò liền bị bỏ hoang, nhưng cái tên Triệu Sơn Độ vẫn được tiếp tục sử dụng. Cây cầu đó cũng đã cổ, trên cầu chạm khắc toàn hình cá trắm đen, nghe nói là để trấn áp thứ gì trong suối. Nghe nói đáng ra ở đầu cầu còn có một bức tượng đá hình rùa đen, nhưng về sau đã bị trộm đi mất.

Tôi vừa lái con xe Jinbei của mình, vừa nghe chú Hai kể chuyện suốt dọc đường. Nhắc đến chuyện con rùa đen bằng đá, tôi thấy sắc mặt chú Ba đột ngột thay đổi, liền hỏi có phải vụ này là do chú làm không đấy. Chú Ba nói, thật ngại quá, chú còn chưa kịp ra tay đâu, theo như chú biết, thì có thể vụ này là do "ông già chú" hay chính là ông nội tôi làm. Dù không phải mình trộm thì coi như cũng được sờ vào rồi, bởi hồi bé chú từng thấy trong nhà có một thứ tương tự như thế.

Ông trẻ không đi cùng. Con Jinbei nhỏ của tôi cũng không chở được nhiều người như thế, chỉ đủ cho tôi, chú Hai, chú Ba và thêm một tay thủ hạ của chú Ba nữa.

Triệu Sơn Độ cách đây không xa, đứng ở cửa thôn nhà tôi ngẩng đầu lên là có thể nhìn thấy ngôi miếu nằm trên sườn núi vùng thượng du con suối thuộc phần đất của Triệu Sơn Độ rồi. Nhưng mà lái xe đi khó muốn chết ấy, bởi đường mòn lại vòng vèo theo sườn núi, quá là thách thức khả năng lái xe của tôi rồi, tôi cứ phải ghìm ở vận tốc 20km/h không dám tăng hơn nữa, đến được nơi đó thì cũng đã là giữa trưa.

Lúc này cũng đã đến giờ lành hạ táng mộ tổ nhà tôi rồi. Tôi vốn không muốn tham gia vào việc này, nên mới mượn cớ làm tài xế để cắp đít chuồn, ông trẻ liền thoái thác với mọi người bên kia rằng sinh thần bát tự của chúng tôi xung khắc nên phải tránh mặt, thế là chỉ có mỗi mình bố tôi tham gia. Hôm nay bố tôi đã khỏe hơn nhiều rồi, cũng may ổng nằm bẹp suốt mấy ngày, không biết đến những chuyện xui xẻo quái đản mấy ngày hôm nay.

Đến Triệu Sơn Độ, chúng tôi hỏi tìm ông cụ hơn trăm tuổi Từ A Cầm, rất nổi tiếng, hỏi một chút đã được chỉ đường rồi. Ngôi làng không lớn, chẳng mấy mà chúng tôi đã đến nhà ông cụ.

Đó là một ngôi nhà kết cấu bằng gỗ cực kỳ cũ nát, hơn nửa cái mái ngói đã bay mất, gần như là một căn nhà không mái. Bước qua cổng, thấy trong sân chăng dây kẽm, treo rất nhiều dưa muối, một ông lão khô quắt đang co rúm người ngồi phơi nắng trước cửa. Ông ta mặc một bộ quần áo vải thô màu lam, đội mũ nhung. Dưới đất còn đang phơi một loại rau gì đó mà tôi không biết.

"Úi chà chà mẹ kiếp, lão Nhị, ai bảo là ăn dưa muối thì chết sớm ấy nhỉ?" Chú Ba lẩm bẩm.

"Gọi là Nhị ca, đừng có gọi là lão Nhị." Chú Hai sửa lưng.

Tôi nén cười, đi theo hai người họ. Ông cụ kia ngẩng đầu lên nhìn chúng tôi, hiển nhiên có vẻ kinh ngạc. Khoảnh khắc ngay khi tôi vừa nhìn thấy khuôn mặt ông ta, tôi liền giật thót mình một cái.

Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một gương mặt nào già như vậy, cái cảm giác đó không thể miêu tả lại được, tôi đã gặp qua không ít người cao tuổi, người trăm tuổi cũng từng gặp rồi, nhưng tôi không có cảm giác gì với những khuôn mặt đó. Còn khuôn mặt này, lại khiến tôi có chút sợ hãi, thật sự đã quá già rồi, có thực ông cụ này chỉ mới một trăm tuổi thôi?

Chú Hai nói rõ mục đích đến lần này của chúng tôi, Từ A Cầm lại không có phản ứng gì, cũng không đứng lên, mà chỉ gật đầu một cái, đôi môi không có răng cứ giần giật như đang suy tư điều gì. Phải đến hai phút sau, ông ta mới mở miệng (khẩu âm tiếng Trường Sa cũ chính gốc): "Chuyện lâu quá rồi, không biết lão có còn nhớ hay không nữa."

"Phiền cụ nhớ lại giùm chúng con." Chú Hai nói.

"Anh mua mấy mớ dưa muối này đi, thì lão sẽ suy nghĩ." Từ A Cầm chỉ đống dưa muối treo trên dây kẽm.

Tôi, chú Hai với chú Ba cùng sững người ra, tôi gào ầm lên trong bụng, úi giời ơi trông bề ngoài già như thế mà trong ruột vẫn còn minh mẫn lắm. Chúng tôi nhìn nhau, chú Ba liền nói: "Bao tiền một mớ?"

Suy nghĩ của chú Ba là thế này, ông lão này nói câu đó có thể là tiếng lóng, tức là ý muốn đòi tiền, đương nhiên cái giá tiền không phải giá mớ dưa muối thực, mà sẽ rất cao, đây là một cách lừa đảo moi tiền nhờ lợi dụng điểm yếu của người khác.

"Hai đồng một mớ."

Chúng tôi lại nhìn nhau, hình như ông lão này quả thực chỉ muốn bán dưa muối mà thôi. Chú Ba nói, được rồi, vậy thì mua ba mớ đi, rồi tỏ ý là để tôi trả tiền.

Tôi thầm gào lên, sao lại là tôi nữa, nhưng cũng không tiện từ chối, đành phải lục lọi túi quần một chút. Kết quả lại có toàn tờ một trăm, chỉ lẻ ra duy nhất một tờ năm đồng, thế là tôi theo phản xạ nói: "Năm đồng ba mớ đi."

Chú Ba cốc đầu tôi một cú: "Mẹ, lúc nào rồi mà mày còn tâm tư mặc cả hả." Nói rồi chú rút luôn một tờ một trăm của tôi, chìa ra: "Nè ông già, tôi đây mua hết, ông mau nghĩ đi."

Từ A Cầm lẩy bẩy nhận lấy tờ tiền, còn giơ lên trước ánh nắng xem một lúc, mới nói: "Vừa nãy các anh hỏi cái gì ấy nhỉ?"
 
Chương 19: Truyền Thuyết


Chú Hai lặp lại câu hỏi một lần nữa. Từ A Cầm lại chìm vào suy tư một lúc rất lâu, đến nỗi chúng tôi cứ tưởng là ông ta đã ngủ quên mất tiêu, thì lúc ấy ông ta mới ngẩng đầu lên, nói: "Chẳng lẽ, các anh là người nhà họ Ngô?"

Chú Hai gật đầu, Từ A Cầm liền thở dài nói: "Cũng đúng, các anh cũng chỉ hỏi được lão già này thôi, người biết chuyện này chỉ còn lại mình lão."

"Ông còn nhớ à?" Chú Ba vội hỏi.

Tôi thấy Từ A Cầm lộ ra một vẻ mặt rất khó tả, sau đó vỗ lên băng ghế dài bên cạnh, ý bảo chúng tôi ngồi xuống. Tôi với chú Hai ngồi xuống ghế, chú Ba ngồi xổm, ông lão kia mới lẩy bà lẩy bẩy châm điếu cày, rít hai hơi thuốc lào, chậm rãi nói: "Tôi nhớ không rõ ràng lắm, chỉ nhớ được đại khái thôi."

(Tốc độ nói của Từ A Cầm rất chậm, hơn nữa cứ nói xong một câu là lại dừng một khoảng rất lâu, hiển nhiên mặc dù thính giác của ông ta vẫn còn khá tốt, nhưng đầu óc đã khá là chậm chạp rồi. Chúng tôi vẫn bình tĩnh ngồi nghe, không giục giã, bởi vì sợ hễ giục một cái là ông ta lại quên béng mất nội dung tiếp theo định kể.)

Ông ta dừng lại một chút, nhìn lên mặt trời trên cao, nói tiếp: "Đó là khi lão làm đầy tớ ở thôn nhà các anh, giúp nhà họ Ngô các anh xây sửa từ đường. Lúc ấy có nghe một cụ già trong thôn các anh nói, lão quỷ đó đã chết từ lâu rồi, lão ta còn nợ lão đây những một đồng sáu hào chưa trả đâu."

Năm đó là thời điểm cách mạng ruộng đất vừa mới bắt đầu, chẳng ai biết cách mạng này cách cái kiểu gì, mà Ngô gia khi ấy bị liệt vào hàng phú nông, thuộc giai cấp phải điều đi giáo dục lại, nhưng cả nước đang trong thời kỳ chiến tranh, tức là lúc ấy là vào khoảng năm một ngàn chín trăm ba mươi mấy. Nghĩ mà cũng khiếp thật, chuyện từ hơn 60 năm về trước, tôi khổ sở sống đến bây giờ cũng chỉ mới được hơn 20 năm thôi.

Khi đó, tu sửa từ đường là công việc lao động nặng, chứ không như bây giờ, làm vớ vẩn vài ba cái là xong, thời đó muốn mở rộng quy mô từ đường cũng phải tương đương với việc xây nguyên một căn nhà cấp bốn thời nay, cho nên Ngô gia mới thuê người làm. Trước tiên là phải hầm một nồi thịt lớn ở từ đường cũ.

Những năm ấy, có thịt ăn là thành hoàng đế rồi, cho nên có rất nhiều người kéo tới xin làm. Từ A Cầm làm thuê đã lâu năm, rất thân thuộc với nhà họ Ngô khi ấy. Cơm nước xong xuôi, bọn họ nằm nghỉ ngơi phơi nắng ở ngay sân phơi thóc, lúc ấy cả đám người tụ tập một chỗ tán phét, toàn những chuyện tầm xàm như mụ vợ nhà ai ngực bự, bà quả phụ nhà nào thông dâm với nhân tình nhân ngãi bị bắt quả tang vân vân, toàn những đề tài muôn thuở cả.

Hồi đó, Từ A Cầm khá là hiền lành, chỉ dỏng tai lắng nghe thôi. Có một ông lão khoe khoang lý lịch của mình, nói rằng mình biết tỏng vì sao Ngô gia lại hưng vượng như thế, đó là bởi mộ tổ tiên của họ vốn không đơn giản.

Năm xưa, khi lão tổ tông nhà họ Ngô phất lên, đã mua đất hết nửa cái thôn này, cả một tòa đại trạch với những bốn tòa đạo quán, nhưng còn chưa giàu có được một đời, gia đạo đã suy sút, không bao lâu sau lại có chiến tranh, có tiền cũng vô dụng. Đến khi xây mộ thì đã chẳng khấm khá hơn thôn dân là bao, bèn tìm một nơi nào đó chôn cất qua loa cho xong. Không ngờ đến khi đào đất lập mộ, thì lại đào ra được một cái giếng cổ.

Không ai biết đó là cái giếng cổ từ niên đại nào, miệng giếng có chèn một phiến đá xanh lớn, bên trên phiến đá khắc đầy những chữ chẳng ai hiểu nổi. Bọn họ liền khiêng phiến đá xanh ra, liền thấy cái giếng đó đã cạn, trên thành giếng bám chi chít những vỏ ốc đã chết khô.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top