Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Mận Ngọt - Giấc Mơ Thứ Bảy Trong Đêm

  • Tác giả Tác giả admin
  • Ngày gửi Ngày gửi
Mận Ngọt - Giấc Mơ Thứ Bảy Trong Đêm

admin

Độc Tôn Tam Giới
Đại Thần
Tham gia
11/6/23
Bài viết
1,010,076
VNĐ
900,499
[Diendantruyen.Com] Mận Ngọt - Giấc Mơ Thứ Bảy Trong Đêm

Mận Ngọt - Giấc Mơ Thứ Bảy Trong Đêm
Tác giả: Giấc Mơ Thứ Bảy Trong Đêm
Tình trạng: Đã hoàn thành




Tác giả: Giấc Mơ Thứ Bảy Trong Đêm

Thể loại: Vả Mặt, HE, Hiện Đại, Gia Đình, Chữa Lành

Team dịch: Tiểu Lạc Lạc

Giới thiệu

Lần đầu tiên cha nuôi gặp tôi, lúc đó tôi đang ăn một bát cơm thiu. 

Lũ ruồi đói bâu kín, tranh giành thức ăn với tôi đến nỗi tôi chẳng còn hơi sức đâu mà đuổi chúng đi.

Sau đó, ông ấy đưa tôi về nhà rồi tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bảy tuổi cho tôi.

Ông ấy nói: "Tiểu Quyên, hôm nay là ngày con được tái sinh, từ nay về sau, ngày này hàng năm sẽ là sinh nhật của con."

Mọi người đều mỉm cười với tôi.

Chỉ có mẹ nuôi, sau khi bữa tiệc kết thúc, bà ấy gào lên: "Con bé là con riêng của anh, phải không?"
 
Chương 1


Tôi là con thứ hai của cha mẹ, trên tôi còn có một chị gái. 

Lúc mẹ mang thai em út, cha mẹ phải trốn chui trốn lủi khắp nơi chỉ vì muốn sinh con trai. 

Chị gái tôi mười tuổi, vì có thể phụ giúp việc nhà nên mợ miễn cưỡng nhận nuôi. 

Còn tôi, mới có bảy tuổi, đành phải ở lại nhà một mình. 

Hồi đó là mùa hè, bụng mẹ tôi đã lớn lắm rồi, chẳng giấu đi đâu được. 

Cha mẹ chỉ còn cách ban ngày trốn lên núi, tối muộn mới lén lút về nấu cho tôi ít đồ ăn rồi úp vội vào cái mẹt trên bàn.

Hôm ấy, cha mẹ đi tận hai ngày không về. 

Tôi đói đến mức không chịu nổi, uống vài bụng nước lạnh.

Cuối cùng không còn cách nào, tôi múc cơm thiu còn lại trong nồi, không kịp lấy đũa, ăn ngấu nghiến.

Ruồi nhặng bu đen bu đỏ đến tranh ăn, tôi cũng mặc kệ. 

Các bạn có biết cơm thiu có mùi vị thế nào không? 

Chua loét, lại còn hơi đắng, bốc lên toàn là những sợi nhớp nháp, trông cứ như... bãi nôn ấy. 

Cha nuôi đứng ngoài song sắt, nhìn thấy cảnh tượng ấy.

Ông ấy quát lên một tiếng, rồi đưa cho tôi một miếng bánh. 

Vị đắng đắng, lại còn chảy nhão nhoẹt ra, chẳng ngon hơn cơm thiu là mấy. 

Mãi sau này tôi mới biết, đó là sôcôla nhập khẩu, rất đắt. 

Mỗi miếng bé tí ấy có thể đổi được những hai cân kẹo bạc hà. 

Ông ấy dạy tôi vẽ trên đất bằng cành cây, cùng tôi chờ đợi hai ngày, cuối cùng cha mẹ ruột tôi cũng về.

Họ bế theo em trai mới sinh.

Em trắng trẻo, bụ bẫm, nhìn yêu lắm, chẳng giống tôi, người vừa bẩn vừa gầy. 

Nghe nói cha nuôi muốn đưa tôi về nuôi, mẹ tôi đã do dự cả một đêm.

Ngày hôm sau, bà bảo cha ruột g.i.ế.c một con gà, lần đầu tiên bà làm một việc khác thường là cho tôi cả hai chiếc đùi gà.

"Ăn nhanh đi con!"

Đùi gà nấu chưa đủ mềm, cắn vào khiến tôi rỉ cả máu răng.

Nhưng tôi chẳng còn quan tâm, cắn vỡ xương, hút sạch cả nước canh bên trong.

Mẹ ruột vuốt ve khuôn mặt gầy gò của tôi, nước mắt tuôn rơi như mưa:

"Đừng oán trách mẹ, nhà ai cũng phải sinh con trai.”

"Chú ấy nhìn là biết gia đình giàu có, con đi nhà người ta sẽ tốt hơn ở đây.”

“Sang nhà người ta rồi, phải ngoan ngoãn, nghe lời đấy nhé."

Tôi ôm c.h.ặ.t c.h.â.n mẹ, khóc lóc nài nỉ: "Con sẽ ngoan hơn mà, mẹ đừng cho con đi." 

Cha ruột gỡ tay tôi ra, giọng cáu kỉnh: "Con mà ở lại thì em con sẽ phải nộp phạt. Nhà mình lấy đâu ra tiền?" 

Hôm đó trời nắng chang chang. Bóng cha tôi in dài trên mặt đất, phủ kín lên người tôi. 

Tôi đứng trong cái bóng khổng lồ ấy, khóc không ra tiếng, người run lẩy bẩy. 

Cha nuôi bước đến, bịt chặt tai tôi lại, nhíu mày nói: "Đừng nói với con bé những lời này. Con bé có làm gì sai đâu!" 

Ông ấy bế thốc tôi lên chiếc xe máy cao to, đội chiếc mũ bảo hiểm duy nhất lên đầu tôi. 

Chiếc mũ quá lớn, cứ lỏng chỏng trên đầu tôi như một ngọn núi đang lắc lư. 

Cũng giống như…

Một vòng tay khổng lồ.

Xe máy vọt đi, khói đen bốc lên.

Mẹ ruột tôi chạy theo, dúi vào tay tôi nửa gói kẹo bạc hà: "Con ăn hết đi, mẹ cho con hết!"

Bình thường mẹ toàn cất kỹ loại kẹo này, chỉ khi nào tôi ngoan ngoãn, nghe lời lắm mẹ mới cho một viên.

"Đừng giận mẹ nhé, mẹ cũng không còn cách nào khác."

...

Cha nuôi rồ ga, phóng xe đi. Gió tạt vào mặt, thổi bay những lời dặn dò cùng sự ăn năn của mẹ.

Tôi cho một nắm kẹo bạc hà vào miệng.

Mát lạnh.

Đắng ngắt!

Lúc ấy tôi còn bé, chẳng thể hiểu nổi.

Sao một viên kẹo thì ngọt, mà một nắm kẹo lại đắng thế?

Cha nuôi đưa tôi về nhà, làm tiệc sinh nhật cho tôi.

Ông nắm tay tôi, nói: "Hôm nay là ngày con được sinh ra một lần nữa, từ nay về sau, cứ đến ngày này hàng năm sẽ là sinh nhật con."

Họ hàng đều đến dự.

Trừ mẹ nuôi có vẻ lạnh nhạt, ai nấy đều dịu dàng với tôi.

Tôi mặc chiếc váy công chúa, tay cầm d.a.o nhựa, trước mặt là chiếc bánh sinh nhật hai tầng. 

Tôi đứng đực ra trước ống kính máy ảnh tối om, cố gắng nặn ra một nụ cười gượng gạo.

Tôi sợ hãi, cảm thấy mình như một kẻ trộm đã đánh cắp khoảnh khắc hạnh phúc của một nàng công chúa nào đó.

Chỉ chờ phép màu tan biến, tôi sẽ bị trả về với thực tại.

Và đúng như vậy.

Đêm đó, tôi trằn trọc không ngủ được, nghe thấy tiếng mẹ nuôi gắt gỏng tra hỏi cha nuôi.

"Trước đây anh lăng nhăng với mấy người phụ nữ kia tôi cũng bỏ qua rồi, giờ anh còn dẫn cả con gái về nhà nữa. Anh xem tôi là cái gì?” 

“Con nuôi cái gì chứ, nó chính là con riêng của anh đúng không? Anh còn bắt tôi phải làm mẹ nó, anh thật sự quá đáng!"

Ánh trăng mờ mịt, tôi nắm chặt mép cửa.

Nhìn lên, thấy cửa phòng đối diện mở ra, ánh mắt căm ghét của anh trai Sở Kỳ xuyên qua khe cửa, đ.â.m thẳng vào tôi.
 
Chương 2


Tôi cẩn thận đóng cửa lại, sợ đến mức không dám đi vệ sinh nữa.

Kết quả là, tôi tè dầm.

Trời ơi, lúc tỉnh dậy tôi cảm thấy tuyệt vọng đến cùng cực. 

Mẹ nuôi vốn đã không thích tôi, ngày đầu tiên tôi đến đã làm bẩn tấm ga giường mềm mại và thơm tho, chắc hẳn bà ấy sẽ ghét tôi đến mức muốn đuổi tôi ra ngoài ngay lập tức.

Lúc năm giờ sáng, tôi lén lút dậy, ôm tấm ga đi vào nhà vệ sinh.

Tôi ngâm ga giường vào cái thùng nước to, rồi đi chân trần dẫm lên.

Dẫm được một lúc thì phía sau vang lên giọng nói lạnh tanh: "Con đang làm gì thế?"

Tôi giật b.ắ.n mình, theo phản xạ ngã ngửa ra sau, ngã phịch xuống đất.

Thùng nước đổ ụp, nước lênh láng khắp người tôi.

Mẹ nuôi đưa tay về phía tôi.

Tôi theo bản năng đưa tay ôm đầu, run rẩy nói: "Cha ơi, đừng đánh con đừng đánh con, lần sau con không dám tè dầm nữa."

Đợi một lúc lâu, một bàn tay lạnh ngắt kéo tôi dậy: "Cái thùng đó là để giặt cây lau nhà."

Hả?

Nhưng nó còn sạch hơn cái thùng tôi từng dùng để gánh nước ở quê.

"Quần áo, ga trải giường có thể giặt bằng máy giặt."

Máy giặt hai ngăn hiệu Tiểu Thiên Nga, tôi hoàn toàn không biết dùng. 

Mẹ nuôi tận tình chỉ dạy tôi, rồi dặn: "Sau này quần áo trong nhà đều do con giặt."

Việc này nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc tôi ra sông giặt quần áo. Thế nhưng tôi vẫn gây ra họa.

Tôi lỡ tay bỏ chung quần áo màu đậm với quần áo màu sáng vào máy giặt, thế là cái váy trắng của mẹ nuôi bị lem màu, loang lổ hết cả.

Mẹ nuôi nhìn thấy vậy thì tức giận, mắng tôi: "Con có biết cái váy này bao nhiêu tiền không? Ta phải nhịn ăn nhịn mặc hai tháng mới dám mua đấy, mới mặc đúng một lần mà con đã…”

"Con không làm được việc đơn giản như vậy sao?"

Cha nuôi thấy vậy liền ra nói đỡ: "Thôi nào, tiểu Quyên đâu phải cố ý, mua cái mới là được mà."

Mẹ nuôi nghe vậy càng bực hơn: "Anh nói thì dễ lắm, cái váy này đắt lắm chứ có phải rẻ đâu."

Cha nuôi không phải chỉ nói cho xong chuyện đâu.

Tối hôm đó, ông ấy đã mua ngay một cái váy y hệt về.

Cha còn lén lút gọi tôi ra ngoài cửa, đưa cho tôi một cục kẹo to bằng nắm tay giấu ở hành lang: "Đây là viên kẹo lớn nhất siêu thị đấy, con ăn đi. Mẹ con lúc nào cũng cau có, nhưng bà ấy là con hổ giấy thôi, chứ thật ra tâm địa tốt lắm, con đừng sợ bà ấy."

Mẹ nuôi thì không giống hổ giấy chút nào, vì bà ấy có thể gầm lên như sư tử.

"Viên kẹo này tám tệ một viên, tám tệ có thể mua hai cân thịt rồi! Sở An Bang, trong đầu anh rốt cuộc chứa cái gì vậy! Còn cái váy này, tôi dùng thuốc tẩy ngâm là trắng lại được rồi, tiền trong túi anh nó đốt chân anh rồi phải không?"



Lúc đó cha mẹ nuôi thường xuyên cãi nhau vì những chuyện như thế.

Lúc ấy tôi không hiểu, nhưng lớn lên tôi mới hiểu ra.

Cha nuôi là một họa sĩ, tính tình tốt bụng, trong xương tủy ông ấy là người của chủ nghĩa lãng mạn.

Ông chỉ có hai mươi đồng trong túi, nhưng sẵn sàng lấy hết số tiền đó để mua cho mẹ nuôi một bó hoa hồng đẹp nhưng chẳng có ích gì.

Mỗi khi ông có cảm hứng, ông lại phóng xe máy đi tìm cảm hứng sáng tác.

Ông là một họa sĩ lang thang điển trai, có rất nhiều bạn bè nghệ sĩ.

Còn tất cả những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống đều đè lên vai mẹ nuôi.

Đó là sự va chạm giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn.

Khó mà nói ai đúng ai sai.

Cha nuôi không phải người đàn ông tốt, nhưng cũng tuyệt đối không xấu!

Vì vậy, mẹ nuôi vừa ghét vừa yêu, cả ngày cáu kỉnh.

Kéo theo đó, bà cũng chưa từng nở một nụ cười với tôi.

Cây kẹo mút lớn đó, sau này tôi đưa cho Sở Kỳ.

Anh ấy nhận lấy rồi lập tức ném xuống đất, căm hận nhìn tôi: "Tao không thèm kẹo của mày!"

Cha nuôi là người không chịu ngồi yên một chỗ.

Lần này vì tôi, ông ấy đã ở nhà hơn một tháng.

Sau khi hoàn tất thủ tục nhập học cho tôi, vào một buổi chiều tà âm u, ông ấy để lại một bức thư, rồi lại cưỡi xe máy lên đường lang bạt.

Mẹ nuôi nổi trận lôi đình, xé nát bức thư, túm lấy tay tôi lôi ra ngoài, đẩy mạnh tôi ra khỏi cửa.

"Cút cút cút, hắn ta cút rồi thì mày cũng cút luôn đi! Còn dặn tao phải chăm sóc mày tử tế, mơ đi nhé!"

...

Đêm khuya tháng chín, tiết trời se lạnh.

Đèn ở hành lang bị hỏng, tôi ôm hai tay ngồi xổm dưới cửa sổ, nhìn vầng trăng khuyết mờ ảo bị mây đen che khuất trên bầu trời xa xăm.

Chắc đây chính là thế giới của tôi.

Cho dù có trăng.

Nhưng cũng chỉ là một chút ánh sáng lờ mờ, yếu ớt.

Không biết đã ngồi xổm ở đó bao lâu.

Tôi sắp ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Bỗng nhiên, cánh cửa phòng "kẹt" một tiếng mở ra.

Mẹ nuôi đứng từ trên cao nhìn xuống, trong sự lạnh lùng còn mang theo vẻ chán ghét: "Vào đi."

Trên bàn ăn có một bát mì trứng đang bốc khói nghi ngút, bên cạnh đặt đôi đũa mà tôi vẫn thường dùng.

Mẹ nuôi "bịch" một tiếng đóng sầm cửa phòng ngủ chính.

Bụng tôi đói đến mức kêu ùng ục, tôi rón rén ăn hết bát mì.
 
Chương 3


Cha nuôi mỗi tuần gọi điện về hai lần, hỏi han xem tôi sống thế nào, có ổn không.

Ông ấy kể cho tôi nghe những điều thú vị mà ông ấy gặp trên đường đi.

Nào là một bông hoa có màu sắc kỳ lạ, một con ch.ó hoang đặc biệt thông minh, rồi cả ánh bình minh rực rỡ nhất mà ông ấy từng thấy trong đời.

Ông ấy cũng kiên nhẫn lắng nghe tôi chia sẻ những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày.

Trước khi cúp máy, ông ấy luôn nói: "Tiểu Quyên, đợi cha đi sáng tác về sẽ mang quà lớn bí mật về cho con!"

Mỗi lần nói chuyện với tôi xong, khi đưa điện thoại cho mẹ nuôi, bà ấy luôn nói với giọng khó chịu: "Trước đây khi nó không có ở đây, nửa tháng cũng chẳng thấy anh gọi về lấy một cuộc. Sao, mẹ con chúng tôi cộng lại còn không quan trọng bằng nó sao?"

...

Mẹ nuôi luôn lạnh lùng với tôi.

Anh trai cũng rất ghét tôi.

Chúng tôi học cùng một trường.

Mỗi ngày cùng nhau đi học, tôi chỉ dám lẽo đẽo theo sau anh ấy từ xa.

Mỗi lần bạn học của anh ấy trêu chọc: "Sở Kỳ, đây có phải là em gái mới của cậu không?"

Anh ấy đều cau có mặt mày: "Nó không phải em gái tôi, nó là được cha tôi nhặt về đấy."

Trẻ con cũng rất biết nhìn sắc mặt người khác.

Anh trai không thích tôi, mà tôi lại là đứa trẻ mới từ quê lên, nên mọi người đều cô lập tôi.

Những giờ thể dục, thầy giáo tổ chức cho mọi người chơi trò đối kháng, tôi luôn là đứa bị bỏ lại một mình.

Cũng hơi buồn một chút.

Nhưng tôi vẫn có thể chịu đựng được.

Vài tháng cứ thế trôi qua.

Mùa đông đến.

Sáng sớm, tôi thấy sắc mặt mẹ nuôi không được tốt lắm.

Tôi nhỏ giọng hỏi han, bà ấy liền trừng mắt nhìn tôi: "Mày đang mong tao gặp chuyện không may phải không?"

Tôi sợ quá nên không dám hỏi thêm nữa.

Ra khỏi cửa, tôi mới phát hiện mình quên mang theo bài tập hôm qua.

Vì vậy, tôi vội vã quay về nhà để lấy.

Nhưng khi về đến nhà, tôi bàng hoàng phát hiện mẹ nuôi ngất xỉu giữa phòng khách, dù tôi có gọi thế nào cũng không thấy bà ấy phản ứng.

Đầu óc tôi ong ong, cảm giác như gió lạnh từ khắp nơi ùa vào lồng ngực.

Tôi loạng choạng chạy ra ngoài, gõ cửa nhà hàng xóm.

Chú Lưu và thím Lưu vội vàng lái xe bán tải đưa mẹ nuôi đến bệnh viện.

Tôi nhất quyết đòi đi theo.

Nỗi sợ hãi như vô số xúc tu quấn chặt lấy tôi, tôi thút thít, nước mắt cứ thế tuôn rơi không ngừng.

Từng giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống khuôn mặt mẹ nuôi.

Không biết đã khóc bao lâu, tôi bỗng nghe thấy giọng nói lạnh lùng quen thuộc của bà ấy: "Khóc tang à? Tao còn chưa chết!"

Mẹ nuôi tỉnh lại.

Môi tôi run lên bần bật, hồi lâu mới bật khóc nức nở.

Mẹ nuôi cau mày: "Mày ồn ào quá."

Thím Lưu ở bên cạnh nhỏ giọng nói: "Con bé sợ lắm đấy, cô đừng có dọa con bé nữa."

Sở Kỳ tan học cũng chạy đến bệnh viện, anh ấy đỏ hoe mắt chỉ vào mũi tôi mắng: "Tất cả là tại mày, mẹ vốn dĩ khỏe mạnh, mày đến đây rồi mẹ mới đổ bệnh!"

May mà mẹ nuôi chỉ bị thiếu m.á.u do thiếu sắt, sau khi truyền dịch và được kê đơn thuốc cùng chế độ ăn uống, bác sĩ đã cho bà ấy xuất viện.

Bà ấy vẫn cần nghỉ ngơi trên giường, thím lưu mỗi trưa đều nấu cơm mang sang.

Đã ba ngày trôi qua rồi mà sắc mặt mẹ nuôi vẫn không khá hơn chút nào.

Tôi sốt ruột quá.

Lúc ở trong bếp, tôi lén dùng d.a.o gọt hoa quả cứa vào tay mình, m.á.u đỏ tươi nhỏ tong tong, lăn như những viên bi rơi vào bát canh thím Lưu mang đến.

Không biết đã nhỏ vào bao nhiêu máu, tôi cảm thấy hơi choáng váng.

Đúng lúc đó, Sở Kỳ ở phía sau hét lớn: "Mày đang làm cái gì với bát canh đấy? Máu của mày có độc, mày muốn hại c.h.ế.t mẹ tao phải không?"

Anh ấy lao đến, dùng sức đẩy mạnh tôi.

Phần sau đầu tôi đập mạnh vào tay nắm cửa.

Cơn đau làm đầu óc tôi trống rỗng.

Mẹ nuôi cũng bị tiếng động làm cho giật mình. Bà lấy khăn giấy quấn tạm quanh ngón tay tôi, giọng lạnh băng hỏi:

"Con đang làm gì vậy?"

Tôi lấy hết can đảm ngẩng đầu nhìn mẹ nuôi, run rẩy nói: "Mợ nói mẹ bị bệnh là do thiếu máu. Máu của con nhiều lắm, con có thể cho mẹ một ít!" 

Nước mắt tôi tuôn rơi như mưa: "Mẹ uống m.á.u của con rồi có thể nhanh chóng khỏi bệnh không ạ?"

Môi mẹ nuôi khẽ run, hồi lâu không nói nên lời.

Tôi nhìn Sở Kỳ qua làn nước mắt mờ mịt.

"Anh ơi, đừng ghét em nữa.

"Anh yên tâm, em chỉ lấy đi một chút xíu tình thương của anh thôi."

Tôi đưa ngón cái và ngón trỏ ra, so một khoảng cách nhỏ.

Rồi từ từ thu hẹp khoảng cách đó lại, thu hẹp mãi, cuối cùng chỉ còn lại một khe hở mỏng manh.

Tôi nhìn Sở Kỳ với ánh mắt cầu xin: "Em chỉ cần một chút xíu này thôi, được không anh?"

Khi chưa từng được yêu thương, có lẽ sống mơ mơ hồ hồ cũng có thể sống qua ngày.

Nhưng một khi đã được nếm trải hương vị ngọt ngào của tình yêu thương.

Sẽ giống như bị nghiện, không thể nào từ bỏ được.

Sở Kỳ nắm chặt tay, cả khuôn mặt đỏ bừng, hét lớn vào mặt tôi: "Đồ ngốc, uống m.á.u không thể chữa bệnh được!"

Mắng tôi xong, anh ấy quay người chạy ra khỏi bếp, lên lầu "rầm" một tiếng đóng sầm cửa lại.

Mẹ nuôi đỡ tôi dậy, ra lệnh: "Ra ghế sô pha ngồi đi, để ta đi lấy hộp thuốc."

Nói rồi bà ấy lên lầu vào phòng ngủ chính. 
 
Chương 4


Lúc này, tiếng gõ cửa lại vang lên ở phòng khách.

Tôi đi ra mở cửa, hai người đứng trước cửa như một gáo nước lạnh dội thẳng vào đầu, khiến những giọt nước mắt đang chực trào trong mắt tôi đông cứng lại.

Là cha mẹ ruột của tôi!

Khác với vẻ ngây dại của tôi, họ vô cùng xúc động.

Họ chen vào trong nhà, nắm c.h.ặ.t t.a.y tôi: "Lai Đệ, cuối cùng cha mẹ cũng tìm thấy con rồi!"

Mẹ ruột mắt đỏ hoe, kích động sờ vào quần áo và khuôn mặt tôi: "Nhìn con kìa, sao sắc mặt con lại kém thế này? Vừa mới khóc à, có phải họ đối xử không tốt với con không? Mẹ cứ tưởng không bao giờ tìm thấy con nữa."

Mắt tôi đảo qua đảo lại trên người họ.

Thật kỳ lạ.

Lúc này, tim tôi đập thình thịch.

Không phải niềm vui mừng khi gặp lại người thân sau bao ngày xa cách, mà là nỗi hoảng sợ khi gặp phải người không nên gặp.

Cha ruột rít xong hơi thuốc cuối cùng, tiện tay ném tàn thuốc đang cháy xuống sàn hành lang, rồi kéo tay tôi lôi ra ngoài: "Đừng nói nhảm nữa, đi thôi, về nhà với cha mẹ!"

Mẹ ruột lau nước mắt, mặt mày rạng rỡ: "Quê mình sắp xây dựng đường cao tốc, mỗi nhân khẩu được chia hai vạn tệ đấy. Con về với cha mẹ, nhà mình sẽ được thêm hai vạn. Có tiền rồi, cả nhà mình sẽ không bao giờ phải sống xa nhau nữa."

Họ vừa kéo vừa lôi, cố gắng lôi tôi ra khỏi nhà.

Tôi bám c.h.ặ.t t.a.y vào mép cửa, cục giấy cầm m.á.u rơi xuống, m.á.u tươi túa ra ồ ạt.

Máu chảy dọc theo khung cửa như con rắn đang trườn xuống.

Một mình tôi làm sao chống lại sức mạnh của hai người, lòng tôi lạnh như băng.

Có lẽ lúc này. Chính là khoảnh khắc mà phép màu biến mất.

Xe ngựa bí ngô, giày thủy tinh, váy áo lộng lẫy, mái ấm gia đình, tất cả rốt cuộc chỉ là một giấc mơ rồi cũng sẽ phải tỉnh giấc.

Đúng lúc tôi sắp bị lôi đi, phía sau bỗng vang lên tiếng bước chân xuống cầu thang.

Mẹ nuôi tay cầm hộp thuốc, đứng dưới ánh đèn hành lang trắng vàng ấm áp, lạnh lùng nhìn về phía chúng tôi.

Muôn vàn nỗi sợ hãi, giờ phút này hóa thành nỗi tủi thân vô hạn.

Vô số cảm xúc cuộn trào lên cổ họng, gần như theo bản năng, tôi thốt lên một tiếng: "Mẹ ơi..."

Ánh mắt mẹ nuôi chợt lóe lên, bà sải bước tiến lên trước, quát lớn: "Hai người bị mù à, tay con bé đang chảy m.á.u đấy, không nhìn thấy sao?"

Cha ruột chẳng hề để ý: "Chỉ bị xước da một chút thôi mà, có gì quan trọng đâu."

Mẹ ruột nhặt cục giấy bẩn thỉu dưới đất lên, ấn vào ngón tay tôi: "Đi thôi con, về nhà với mẹ."

Nói rồi họ tiếp tục lôi kéo tôi ra ngoài.

Nhưng bàn tay mẹ nuôi tuy gầy guộc nhưng đầy sức mạnh, đã nắm chặt lấy cổ tay tôi.

Bà ấy lạnh lùng lên tiếng: "Các người muốn bỏ con bé thì bỏ, muốn dẫn đi là dẫn đi được à. Con bé là một con người, không phải mèo hoang chó hoang ngoài đường mà các người muốn làm gì thì làm. Hơn nữa lúc đầu các người đã nhận tiền của chúng tôi rồi."

Tôi sững người, ngơ ngác nhìn mẹ ruột.

Bà ấy chột dạ, lảng tránh ánh mắt của tôi.

Cha ruột sa sầm mặt mày: "Chẳng phải chỉ có hai nghìn tệ thôi sao, đợi chúng tôi nhận được hai vạn tiền trợ cấp nhân khẩu, sẽ trả lại cho cô hai nghìn tệ đó."

Sở Kỳ cũng chạy ra, ôm chặt lấy tôi từ phía sau: "Tiểu Quyên đã là em gái tôi rồi, không ai được phép mang em ấy đi đâu hết."

Tôi quay đầu nhìn Sở Kỳ, nước mắt không kìm được tuôn rơi.

Anh ấy lớn tiếng quát tôi: "Khóc cái gì mà khóc, đồ ngốc, còn không mau vùng vẫy, dãy dụa đi!"

Hai bên giằng co, cãi vã ồn ào.

Trong lúc giằng co, tóc mẹ nuôi bị bung xõa ra, cúc áo khoác cũng bị rơi mất một chiếc.

Hàng xóm xung quanh bị tiếng ồn ào kinh động, có người chạy đến giúp mẹ nuôi bảo vệ tôi.

Mẹ nuôi được dịp thở phào, vén lại mái tóc rối bù của mình, ánh mắt nhìn tôi thật phức tạp: "Con có muốn đi theo họ không?"

Mẹ ruột thở hổn hển, cười nói: "Nó là do tôi vất vả sinh ra, chắc chắn sẽ đi theo tôi."

Cha ruột cũng tỏ vẻ chắc chắn là sẽ đưa được tôi đi.

Tôi dè dặt nắm lấy tay mẹ nuôi: "Con muốn ở lại, sống cùng mẹ và anh trai."

Sở Kỳ kích động đến mức nhảy dựng lên, lớn tiếng nói:

"Nghe thấy chưa? Em ấy muốn ở lại với bọn tôi! Hai người cút khỏi nhà tôi ngay!"

Cha ruột tức giận gầm lên, giơ tay định tát tôi:

"Ông đây sinh ra mày, nuôi mày sáu bảy năm trời, vậy mà chỉ vài tháng đã quên sạch rồi à?"

"Đồ vong ơn bội nghĩa, tao đánh c.h.ế.t mày!"

Từ nhỏ đến lớn, ông ta luôn như vậy.

Hễ không vui là đ.ấ.m đá tôi.

Nỗi sợ hãi đã ăn sâu vào trong xương tủy, tôi đứng im tại chỗ, theo bản năng đưa tay lên che đầu.

Vào thời khắc quyết định, mẹ nuôi đã kéo tôi ra phía sau lưng bà.

Cái tát đau điếng đó giáng mạnh vào mặt bà ấy.

Mặt mẹ nuôi nhanh chóng sưng lên, khóe miệng rỉ máu.

Sở Kỳ như quả đạn pháo lao ra, đ.â.m mạnh vào bụng cha ruột tôi: "Ông dám bắt nạt mẹ tôi, tôi đánh c.h.ế.t ông!"

Cơn thịnh nộ như ngọn lửa bùng cháy dữ dội trong tôi.

Tôi cắn thật mạnh vào cánh tay cha ruột.

Cha ruột đánh phụ nữ, hàng xóm xung quanh không nhìn nổi nữa, tất cả đều xông lên, đồng tâm hiệp lực giữ chặt ông ta lại.

Cha ruột gào lên: "Nó là con gái của tôi, tôi muốn đánh thì đánh, muốn mắng thì mắng! Tôi dẫn nó đi là lẽ đương nhiên, các người dựa vào cái gì mà ngăn cản tôi!"

...
 
Chương 5


Mẹ nuôi lấy tay che mặt, cười lạnh, không hề sợ hãi: "Các người đã nhận hai nghìn tệ, bán con gái ruột của mình đi rồi!” 

“Mua bán trẻ em là phạm pháp đấy. Bị cảnh sát bắt là phải ngồi tù, ít nhất là ba năm!"

Thím Lưu đảo mắt, vội vàng phụ họa theo: "Đúng đúng đúng! Sở Kỳ, con đừng có đứng ngây ra đó nữa, mau gọi báo cảnh sát đi con!"

Cha ruột thoáng hoảng hốt, vẻ mặt nghi hoặc:

"Tôi đem con ruột của mình cho người khác nuôi cũng phạm pháp à?"

Mẹ nuôi lớn tiếng:

"Nhận tiền thì là buôn bán! Đương nhiên là phạm pháp!"

Lúc đó, người dân trong làng rất sợ cảnh sát và đồn cảnh sát.

Chẳng ai muốn bị lôi vào đồn cả.

Sở Kỳ đã nhanh tay cầm lấy điện thoại bàn trong phòng khách.

Mẹ nuôi gằn từng tiếng hỏi: "Tôi hỏi hai người lần cuối cùng, hai người nhìn cho kỹ đi, Tiểu Quyên có phải là con ruột của hai người không?"

Mẹ ruột đã bị dọa sợ, vừa kéo cha ruột vừa cười gượng gạo: "Nhận nhầm rồi, nhận nhầm rồi, chúng tôi nhận nhầm con rồi!"

Cha ruột tuy vẫn chưa cam tâm, nhưng vì sợ cảnh sát, nên đành để mẹ ruột kéo đi.

Hai người đã ra đến cửa, mẹ ruột bỗng chạy ngược trở lại.

Bà ấy lấy từ trong túi ra một nắm kẹo bạc hà nhỏ được gói trong tờ báo cũ, mắt đỏ hoe: "Cho con này."

Tôi lắc đầu, không nhận: "Kẹo này đắng lắm, con không thích ăn."

Thuở nhỏ, tôi cảm thấy kẹo bạc hà rất ngon, bởi vì tôi đã trải qua quá nhiều cay đắng,

chỉ cần một chút ngọt ngào, cũng đủ khiến tôi cảm thấy đó là hương vị tuyệt vời nhất.

Nhưng thực tế, tôi vốn không cần phải chịu những nỗi đau ấy.

Những người hàng xóm xem náo nhiệt đã giải tán hết, mẹ nuôi vào nhà vệ sinh soi gương.

Bà ấy thay chiếc áo khoác bị rơi cúc, dùng lược chải gọn gàng lại mái tóc rối bù của mình.

Rồi lấy thuốc mỡ tan vết sưng, nhẹ nhàng thoa lên mặt.

Bà ấy vốn dĩ là một người rất chỉn chu, tỉ mỉ.

Ngay cả khi chỉ ra ngoài mua rau, bà ấy cũng phải ăn mặc gọn gàng, tóc tai đâu ra đấy.

Vậy mà vì tôi, bà ấy lại để bản thân mình đầu bù tóc rối, mặt mày sưng vù.

Tôi thấy áy náy trong lòng, nhỏ giọng xin lỗi: "Con xin lỗi, dì ơi..."

Mẹ nuôi sa sầm nét mặt, mỉa mai: "Có việc thì gọi mẹ, không có việc thì gọi dì. Con đang đùa ta đấy à?"

Tôi vội vàng giải thích: "Không phải đâu ạ, con sợ, con sợ dì không..."

Bà ấy ném lọ thuốc xuống, đi thẳng đến trước mặt tôi, hung dữ nói: "Gọi đi."

"Dạ?"

Bà ấy cao giọng: "Gọi mẹ!"

Tôi ngước mắt nhìn bà ấy.

Bà ấy lúc nào cũng hung dữ, lạnh lùng, gần như chẳng bao giờ cười với tôi.

Nhưng mấy tháng nay, bà ấy chưa bao giờ đánh tôi, bỏ đói tôi.

Cửa phòng ngủ của bà ấy chưa bao giờ bị khóa, bất cứ lúc nào tôi cũng có thể mở cửa bước vào.

Bà ấy cũng chưa bao giờ bỏ tôi ở nhà một mình.

Mỗi khi ra ngoài, chỉ cần dẫn anh trai theo thì nhất định sẽ dẫn tôi theo cùng.

Trên đường phố đông đúc người qua lại.

Cho dù tôi đi nhanh hay chậm, chỉ cần quay đầu lại.

Nhất định sẽ thấy bà ấy ở phía sau tôi.

Bà ấy rất tốt với tôi. Chỉ là tôi sợ. Tôi không xứng đáng...

Hồi ức ùa về, tôi nghẹn ngào, run rẩy gọi: "Mẹ..."

Mắt mẹ nuôi đỏ ngầu, bà ấy vỗ vào gáy tôi một cái: "Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, không được mở cửa cho người lạ, sau này con nhớ chưa?"

Nước mắt tôi bị cái vỗ làm rơi xuống, từng giọt từng giọt rơi xuống đất.

Tôi gật đầu thật mạnh: "Con nhớ rồi ạ!"

"Một lát nữa mẹ sẽ xin phép cho con nghỉ học, con thu dọn đồ đạc của mình đi!"

Tim tôi thắt lại.

Mẹ nuôi liếc tôi một cái: "Cha mẹ ruột của con đã biết con ở đâu rồi, không chắc lần sau có quay lại nữa hay không. Vì tiếng gọi 'mẹ' này của con, mẹ đã phải chịu thiệt lớn rồi đấy."

Mẹ nuôi làm việc quyết đoán, ngay tối hôm đó, chúng tôi dọn đến một căn nhà bỏ trống của chú út.

Thím út đã dọn dẹp sơ qua ngôi nhà từ trước.

Tuyết rơi lả tả trong mùa đông, lặng lẽ rơi xuống trong buổi hoàng hôn tĩnh mịch.

Đường trơn trượt vì tuyết, chiếc Santana trên đường đi rất chậm.

Cảnh vật đất trời, dường như đều trở nên dịu dàng hơn bởi một trận tuyết lớn.

Thím út nắm tay tôi, cười tủm tỉm: "Tiểu Quyên càng ngày càng xinh rồi, thím đã mua quần áo mới cho con mặc Tết này rồi đấy.” 

“Đợi đến Tết con sang nhà thím chúc Tết, thím sẽ đưa cho con nhé! Sau này chúng ta ở gần nhau rồi, con phải thường xuyên sang nhà thím chơi đấy."

Nói xong, thím ấy quay sang mắng anh trai tôi: "Sở Kỳ, gặp thím mà không chào hỏi à? Con càng ngày càng không có phép tắc rồi đấy, năm nay không muốn nhận lì xì nữa hả?"

Trêu chọc hai đứa trẻ chúng tôi xong, thím ấy lại than phiền với mẹ nuôi về chú út: "Sở Hải lại chạy đi học ở học viện nghệ thuật, còn đòi làm diễn viên nữa chứ."

"Bằng tuổi này rồi mà vẫn còn mơ mộng viển vông, đàn ông nhà họ Sở chẳng có ai đáng tin cả!"
 
Chương 6


Tuy đã chuyển nhà, nhưng tôi vẫn phải đợi đến học kỳ sau mới được chuyển trường.

Sau khi nghỉ cuối tuần, tôi trở lại trường học, các bạn học đều chỉ trỏ, xì xào bàn tán về tôi.

"Hóa ra nó bị cha mẹ ruột bán đi đấy."

"Phải đáng ghét đến mức nào thì mới bị cha mẹ bán đi nhỉ? Nhà tớ nuôi chó, đẻ ra chó con mẹ tớ còn không nỡ bán nữa là."

"Cha nuôi nó mua nó về mà cũng chẳng bao giờ đưa đón nó đi học, chắc chắn là cũng ghét nó!"

Vốn dĩ tôi đã chẳng có lấy một người bạn, bây giờ lại càng thê thảm hơn.

Đi đến đâu tôi cũng bị xa lánh như thể mang trong mình bệnh dịch vậy, các bạn học đều tránh tôi như tránh tà.

Cuối cùng cũng đến giờ tan học, tôi đeo cặp sách, vội vã chạy trốn khỏi nơi này.

Chạy một mạch đến cổng trường, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc gọi: "Tiểu Quyên..."

Sau khi tuyết ngừng rơi, trời quang mây tạnh, ánh hoàng hôn như những mảnh vàng vụn, rắc lên lớp tuyết trắng xóa.

Trên tay ông cầm một chiếc chuông gió khổng lồ, được kết từ những viên đá đủ màu sắc.

Cơn gió nhẹ thoảng qua, làm lớp tuyết mỏng trên tán thông rơi xuống, những viên đá va chạm vào nhau phát ra âm thanh trong trẻo, tựa như khúc nhạc đến từ thiên đường.

Ông lắc lắc chiếc chuông gió trong tay:

"Tiểu Quyên, đây là món quà mà cha đã hứa với con này."

Cổng trường giờ tan học rất đông người qua lại.

Cha nuôi xuất hiện một cách phô trương như vậy, thu hút rất nhiều ánh nhìn tò mò.

Ông ấy cười rạng rỡ, chỉ vào một chuỗi kẹo mút bảy sắc cầu vồng treo lủng lẳng trên đầu xe máy.

"Chú là cha của Tiểu Quyên, các cháu là bạn của Tiểu Quyên phải không? Nếu phải thì lại đây lấy mỗi đứa một cái kẹo ăn nhé!"

Các bạn học ngập ngừng giây lát, có vài người bạo dạn tiến lên, lấy kẹo xong lại háo hức muốn xem chiếc chuông gió.

Cha nuôi cười tủm tỉm: "Đây là quà chú tặng Tiểu Quyên, các cháu hỏi xem con bé có đồng ý cho xem không nhé?"

Tôi gật đầu đồng ý.

Ngay lập tức, tôi bị một nhóm bạn vây quanh.

Thậm chí có những người tôi còn chưa từng gặp mặt.

Ai cũng xuýt xoa, trầm trồ ngưỡng mộ.

"Cái chuông gió này to và đẹp quá!"

"Tớ cũng muốn có một cái như thế!"

"Cha cậu đối xử với cậu tốt thật đấy!"

Không biết bao lâu sau, Sở Kỳ cũng tan học.

Anh ấy cau có đi tới, xua tay đuổi mọi người: "Thôi thôi, xem sau đi, chúng tớ phải về nhà rồi."

Dòng người dần dần giải tán.

Những chiếc kẹo mút treo trên xe đã bị lấy hết từ lâu, cha nuôi như có phép thuật vậy, lại lấy ra từ trong túi hai cái kẹo mút to hơn rồi đưa cho tôi và anh trai: "May mà cha vẫn còn thủ sẵn! Ngồi cho chắc vào, chúng ta xuất phát thôi!"

Cha nuôi ngồi đằng trước lái xe, tôi ngồi ở giữa, còn anh trai ngồi sau cùng.

Tiếng xe máy gầm rú, làm những bông tuyết còn đọng lại trên cây rơi lả tả xuống.

Tuyết rơi đầy vai chúng tôi.

Tôi ôm chặt eo cha nuôi, hỏi: "Cha ơi, cha vẫn chưa về nhà ạ?"

Trên đuôi xe vẫn còn treo túi hành lý của ông ấy.

Gió lạnh mang theo giọng nói có chút tức giận của cha nuôi: "Vừa nãy cha về nhà rồi, nhưng không có ai ở nhà cả, đồ đạc bị dọn sạch hết rồi! Lúc đó cha còn tưởng mình đi nhầm nhà cơ đấy!"

Đến nhà mới, cha nuôi cằn nhằn mẹ nuôi chuyển nhà mà không nói với ông ấy một tiếng.

Mẹ nuôi tay cầm cái xẻng, hùng hổ xông ra khỏi bếp: "Tôi phải nói với anh kiểu gì đây hả? Tôi có liên lạc được với anh không? Anh có biết tóc tôi bị người ta giật tung lên, tôi còn bị ăn một cái tát đau điếng không?"

Nước mắt lưng tròng, mẹ nuôi quay người đi vào bếp: "Tôi cần một người đàn ông vô dụng như anh để làm gì chứ!"

Cha nuôi sững người, vẻ mặt đầy hối lỗi.

Bất chấp sự phản đối của mẹ nuôi, ông ấy vẫn mặt dày mày dạn bám theo bà ấy vào bếp.

Hai người một trước một sau vào bếp, rồi khóa trái cửa lại.

Tôi hơi sốt ruột hỏi: "Anh ơi, cha mẹ có đánh nhau không đấy?"

Sở Kỳ kéo tay tôi, cười khẩy: "Kệ họ đi, cha khéo ăn nói lắm. Mẹ thì ngốc nghếch, một lát nữa kiểu gì cũng bị cha dỗ dành cho nguôi giận."

Anh ấy lớn hơn tôi bốn tuổi, đang trong giai đoạn nổi loạn.

Lúc nào cũng mang vẻ mặt khó chịu, nhìn ai cũng không vừa mắt, thấy ai cũng ngu ngốc.

Anh ấy mở chiếc TV màn hình lớn, thảnh thơi xem chương trình.

Còn tôi thì ngồi như trên đống lửa, mùi khét từ nhà bếp tỏa ra khiến tôi càng sốt ruột.

Khoảng nửa tiếng sau, cửa bếp cuối cùng cũng mở.

Mặt mẹ nuôi đỏ bừng, đôi mắt dường như còn ngấn lệ, bà ấy cầm cái xẻng gõ vào người cha nuôi mấy cái: "Mau đi tắm rửa đi, người anh bẩn thỉu đến mức chắc kỳ cọ ra được ba cân đất."

Cha nuôi cười hề hề: "Anh đi tắm ngay đây, lời của phu nhân sao anh dám không nghe!"

Sở Kỳ đảo mắt, lầm bầm: "Đã bảo là không cần phải lo lắng rồi mà, cha khéo ăn nói lắm, mẹ không cãi lại được cha đâu."

Cha nuôi đi ngang qua phòng khách, tiện tay tắt tivi, nghiêm mặt nói với Sở Kỳ: "Bài tập làm xong hết chưa mà ngồi đây xem tivi?"

Tết năm đó. Tôi mặc áo bông đỏ mới toanh, đi bốt mới, cài chiếc cặp tóc màu đỏ mà mẹ nuôi mua cho, nhận được rất nhiều tiền lì xì.

Ông bà nội, chú thím út, cô chú, ông bà ngoại, cậu mợ, dì dượng...

Mỗi người đều lì xì cho tôi năm mươi tệ.

Đối với tôi mà nói, đó là một số tiền khổng lồ.
 
Chương 7


Trước đây khi còn ở quê, tôi chưa bao giờ được nhận tiền lì xì.

Họ hàng đến nhà thường đưa tiền lì xì cho chị gái tôi, nhưng chị ấy cũng không được giữ số tiền đó.

Chỉ làm động tác cho có lệ thôi, rồi cuối cùng cũng phải đưa hết cho cha mẹ.

Vậy mà bây giờ, mọi người cho tôi và anh trai, mỗi đứa một phần tiền lì xì.

Tối hôm đó về đến nhà, tôi đưa hết tiền lì xì cho mẹ nuôi.

Bà ấy trừng mắt nhìn tôi: "Con đưa cho mẹ làm gì? Tiền của con thì con tự giữ lấy, mẹ không giữ hộ con đâu, nhỡ lúc nào đó làm mất mẹ còn phải đền cho con!"

Sở Kỳ dẫn tôi đi mua một con lợn đất chỉ có thể bỏ tiền vào mà không lấy ra được.

Tôi cho tất cả tiền lì xì của mình vào đó.

Anh ấy nghiêm mặt nói: "Em bỏ hết tiền vào trong con lợn đất này rồi, nhỡ đâu sau này muốn mua gì đó thì làm thế nào?"

"Em có cơm ăn, áo mặc, có gì mà phải mua chứ!"

Sở Kỳ cười khẩy tôi: "Nhìn em đúng là đồ nhà quê. Ngoài ăn uống ra, chúng ta còn có thể dùng tiền để mua những thứ mình thích.” 

“Ví dụ như hình dán, bưu thiếp, con gái thì mua thêm cặp tóc, giấy viết thư, mấy cái bút xấu xí, tiểu thuyết ngôn tình sến súa gì đó chẳng hạn."

Anh ấy móc tiền từ trong túi quần ra, do dự hồi lâu, cuối cùng cũng cực kỳ đau lòng rút ra một tờ năm mươi tệ đưa cho tôi.

"Đây là tiền lì xì của anh cho em này, cầm lấy mà tiêu đi!"

Tuyết trắng xóa phủ kín ngoài cửa sổ, nhưng trong nhà lại rất ấm áp.

Tôi ngẩng đầu nhìn Sở Kỳ, nước mắt cứ thế tự nhiên mà rơi xuống.

Tôi khẽ hỏi anh ấy: "Anh ơi, em không cần tiền lì xì đâu, em có thể ôm anh một cái được không?"

Sở Kỳ tỏ vẻ cảnh giác, nghi ngờ nhìn tôi.

Tôi cụp mắt xuống: "Nếu không ôm cũng không sao đâu ạ."

Ngay sau đó, Sở Kỳ đưa tay ra, nhẹ nhàng ôm lấy tôi, giọng điệu có chút ghét bỏ: "Mắt em làm bằng vòi nước à, sao cứ động một tí là khóc thế hả? Con gái đúng là phiền phức."

Tôi nghẹn ngào hỏi: "Anh sẽ mãi mãi là anh trai của em chứ?"

"Dĩ nhiên!"

Anh ấy hào sảng đáp lời, rồi đưa tay vụng về vỗ về sau gáy tôi, giọng điệu cũng dịu dàng hơn hẳn: "Em đừng khóc nữa, anh có thể chia sẻ tất cả tình yêu thương của anh cho em mà!"

Anh ấy dừng lại một chút.

"Chia cho em một nửa!"

Con người.

Con người.

Thật sự rất tham lam.

Trước đây tôi cứ nghĩ rằng chỉ cần một chút tình yêu thương là đủ để tôi có thể sống tiếp.

Nhưng bây giờ, tôi lại khao khát và mong ước rằng mỗi ngày sau này, đều sẽ là một giấc mơ đẹp đẽ như ngày hôm nay.

Năm đó, cha nuôi ở nhà chơi với chúng tôi cho đến tận cuối tháng ba.

Lúc này, hoa mai trong công viên đã nở rộ.

Một buổi sáng đẹp trời, cha nuôi đạp xe chở mẹ nuôi đi dạo. 

Mẹ nuôi ngồi nghiêng trên yên sau, ôm lấy eo ông ấy.

Cơn gió cuối xuân thổi tung tà áo khoác màu nhạt của mẹ nuôi, để lộ ra chiếc váy hoa bên trong.

Ánh nắng ấm áp của tháng ba bao trùm lấy mẹ nuôi, phủ lên khóe mắt, hàng mi bà ấy một màu sắc dịu dàng.

Mẹ nuôi lúc này thật đẹp!

Đẹp hơn cả nàng tiên giáng trần trong những bộ phim truyền hình.

Sau khi đạp xe được hai vòng quanh công viên, cha nuôi dừng lại.

Ông ấy thở hổn hển, mỉm cười nói với mẹ nuôi: "Dạo này điện thoại di động bán chạy lắm. Anh cũng định mua một cái, sau này dù anh có ở đâu, em cũng có thể liên lạc được với anh bất cứ lúc nào!"

Nụ cười của mẹ nuôi vụt tắt trên môi, bà ấy hỏi: "Anh lại muốn bỏ đi sao? Anh ở nhà với mẹ con em, anh sẽ c.h.ế.t à?"

….………..

Cuối cùng, cha nuôi vẫn đi.

Có lẽ kiếp trước ông ấy là một con chim albatross, loài chim chỉ hạ cánh khi tìm bạn đời hoặc chăm sóc con, phần còn lại thời gian đều bay trên bầu trời.

Lang thang, suốt đời đi trên con đường, đó chính là định mệnh của cha nuôi.

Ngày tháng cứ vậy trôi qua vài năm.

Sở Kỳ vào cấp ba.

Anh ấy vốn học rất tốt, nhưng trong kỳ thi vào cấp ba lại không đạt kết quả tốt, không vào được trường trung học tốt nhất.

Mẹ nuôi lo lắng đến mức rơi nước mắt, còn cha nuôi thì qua điện thoại lại bình tĩnh hơn: "Học tập quan trọng, nhưng quan trọng nhất là làm người."

"Vào cấp ba vẫn còn ba năm, đừng vội mà."

Công ty của mẹ nuôi làm ăn không tốt, đã có ba đợt công nhân bị sa thải.

Mỗi năm vào mùa đông và mùa hè, tôi và anh trai đều hay bị ốm.

Mẹ nuôi phải đưa chúng tôi đi bệnh viện, giám sát chúng tôi uống thuốc, đêm khuya còn dậy đắp chăn cho chúng tôi…

Thỉnh thoảng mẹ nuôi gọi điện cho cha nuôi, nhưng tín hiệu của điện thoại luôn không ổn.

Cha nuôi thường xuyên không nhận được cuộc gọi.

Lúc ấy, các diễn đàn mạng bắt đầu phát triển.

Cha nuôi đẹp trai, sống lang thang và lại có khí chất nghệ thuật.

Cha nuôi nổi tiếng rồi, có rất nhiều người tìm đến, đi theo bước chân phiêu bạt của ông ấy, chỉ để có thể giao lưu, học hỏi nghệ thuật với ông.

Cũng có rất nhiều cô gái trẻ đăng ảnh chụp chung với cha nuôi lên các diễn đàn.

Cha nuôi kiếm được ngày càng nhiều tiền hơn, ông ấy đưa gần như toàn bộ số tiền mình kiếm được cho mẹ nuôi.
 
Chương 8


Nhưng mẹ nuôi lại ngày càng ít cười.

Đôi khi bà ấy bật tivi, nằm dài trên ghế sofa ngẩn người, đến tận hai ba giờ sáng cũng không ngủ.

Trước đây, mỗi khi ra ngoài, bà ấy nhất định sẽ phải ăn mặc chỉnh tề, trang điểm kỹ càng.

Thế mà bây giờ, ngay cả kem dưỡng ẩm bà ấy cũng chẳng buồn bôi.

Đó là một buổi chiều tháng Tám hết sức bình thường.

Trời rất nóng, ngoài cửa sổ thoang thoảng mùi hương dưa hấu thơm mát.

Mẹ nuôi đưa cho Sở Kỳ hai mươi tệ, bảo anh ấy sang cửa hàng hoa quả đối diện mua một quả dưa hấu.

Sở Kỳ đi xuống nhà chưa được bao lâu, thì mẹ nuôi mở cửa sổ nhìn ra đường, gọi với xuống: "Mua thêm cho mẹ một chai nước tương nữa nhé!"

Nghe thấy tiếng mẹ gọi, anh ấy dừng bước lại.

Những chiếc đèn đường lần lượt sáng lên, bao trùm lấy Sở Kỳ, anh ấy đứng đó trong ánh sáng dịu dàng, mỉm cười quay đầu lại hét lên với mẹ nuôi: "Nghe thấy rồi ạ..."

Nhưng cũng chính trong khoảnh khắc này.

Một chiếc xe Santana mất lái bất ngờ lao tới, đ.â.m thẳng vào người anh trai.

Cả thế giới như mất hết màu sắc, tai tôi ù đi, không nghe thấy gì cả.

Sau khoảng năm giây im lặng đến đáng sợ, mẹ nuôi bỗng phát ra tiếng hét thất thanh.

Bà ấy như phát điên lao ra ngoài đường.

Cả người bà ấy run rẩy, chân không đi dép, hoàn toàn mất hết lý trí.

Nhìn thấy anh trai nằm trên mặt đất bê bết máu, đầu óc tôi trống rỗng, tim như ngừng đập.

Nhưng tôi đã mười hai tuổi rồi, không còn là con bé ngây thơ, non nớt nữa.

Mẹ nuôi đã rối trí, tôi phải bình tĩnh lại.

Tôi nhanh chóng gọi 120 trước, sau đó gọi điện thoại cho chú thím út ở gần nhà.

May mà bệnh viện cách nhà không xa, xe cấp cứu đến rất nhanh.

Sở Kỳ bị thương rất nặng, được đưa ngay vào phòng cấp cứu.

Mẹ nuôi cứ khóc mãi không thôi, liên tục tự trách bản thân mình: "Giá như lúc nãy tôi không gọi thằng bé thì tốt rồi, nếu tôi không gọi thì nó đã đi tiếp rồi, đã không xảy ra chuyện này rồi..."

Chú út lấy chiếc điện thoại Nokia ra: "Anh trai chắc vẫn chưa biết chuyện, để em gọi điện báo cho anh ấy..."

Sau khi gọi điện thoại được, chú út đưa điện thoại cho mẹ nuôi.

Đầu dây bên kia vang lên giọng một cô gái trẻ: "Thầy Sở đang tắm ạ! Cô có chuyện gì không ạ, để lát nữa tôi nói lại với thầy!"

Rầm!

Chiếc điện thoại rơi khỏi tay mẹ nuôi, bà ấy khẽ cười.

Tiếng cười ngày càng lớn hơn, đến mức gần như là gào khóc.

Tôi rất sợ hãi, liền di chuyển đến gần ôm lấy mẹ nuôi.

Bà ấy gục đầu lên vai tôi, nước mắt như thủy triều dâng trào, nhanh chóng thấm ướt vai áo tôi.

Giây phút đó.

Tôi thấu hiểu sâu sắc nỗi sợ hãi và bất lực của mẹ nuôi.

Tôi cứ luôn nghĩ rằng bà ấy là người lớn, là một người phụ nữ mạnh mẽ, dũng cảm, có thể làm được mọi thứ trên đời.

Nhưng thực ra, không phải vậy.

Bởi vì trong sâu thẳm tâm hồn bà ấy cũng có một cô bé yếu đuối, dễ bị tổn thương, cần được che chở, cần được dựa dẫm.

Đèn phòng phẫu thuật vẫn sáng.

Mỗi giây trôi qua, tôi và mẹ nuôi đều như bị thiêu đốt, giày vò trong chảo dầu.

Tôi âm thầm cầu nguyện trong lòng: Nếu như ông trời nhất định phải mang đi một người, vậy thì hãy mang tôi đi.

Mấy năm qua, tôi đã sống rất hạnh phúc rồi.

Tôi đã nhận được tình yêu thương mà trước đây tôi chưa từng có được, cho dù bây giờ có phải c.h.ế.t đi, tôi cũng cam lòng.

Không biết thời gian đã trôi qua bao lâu, cuối cùng thì trời cũng bắt đầu hửng sáng.

Một bóng người loạng choạng, hớt hải xuất hiện ở cuối hành lang.

Là cha nuôi.

Ông ấy lao đến, nhìn thoáng qua đèn đỏ của phòng phẫu thuật vẫn còn sáng, rồi đỏ hoe mắt ôm chặt lấy mẹ nuôi, giọng nói run run, khàn đặc: "Anh xin lỗi, Hoan Hoan, anh về muộn rồi. Không sao đâu, Sở Kỳ nhất định sẽ không sao. Con của chúng ta nhất định sẽ ổn, em đừng sợ!"

...

Mẹ nuôi kiên quyết đẩy cha nuôi ra.

Bà ấy bình tĩnh đến lạ thường, như mặt biển phẳng lặng trước khi cơn bão ập đến, từng câu từng chữ thốt ra đều vô cùng rõ ràng: "Sở An Bang, chúng ta ly hôn đi! Đáng lẽ chúng ta nên ly hôn từ lâu rồi mới phải."

Mẹ nuôi lẩm bẩm: "Sở Kỳ sẽ vượt qua được, thằng bé nhất định sẽ vượt qua được, nó sẽ không sao đâu, nó nhất định phải ở với tôi."

Nói rồi, bà ấy nhìn về phía tôi: "Còn Tiểu Quyên..."

Tim tôi như một cây cung bị kéo căng đến cực hạn, chỉ chực chờ đứt tung ra.

Rồi, tôi nghe thấy bà ấy thở dài một tiếng: "Nếu con bé muốn, cũng có thể đi theo tôi."

Sợi dây cung tưởng như sắp đứt kia từ từ được nới lỏng, nước mắt tôi trào ra.

Tôi nắm chặt hai tay, cố gắng kìm nén không cho nước mắt rơi xuống, nhẹ nhàng nói với mẹ nuôi: "Mẹ, nếu cha mẹ ly hôn, con sẽ đi theo cha."
 
Chương 9


Mẹ nuôi nhìn tôi với vẻ mặt phức tạp, cười nhạt: "Cũng đúng, con bé là do anh mang về, đương nhiên là thân thiết với anh hơn rồi."

Tôi lắc đầu nguầy nguậy, ôm chặt lấy mẹ nuôi: "Không phải đâu mẹ. Con còn quá nhỏ, con đã cố gắng ngoan ngoãn, nghe lời rồi, nhưng vẫn gây thêm rất nhiều phiền phức cho mẹ.”

“Con không muốn mẹ phải vất vả như vậy, con mong mẹ được sống thoải mái, vui vẻ hơn. Trong lòng con, mẹ mãi mãi là người mẹ duy nhất của con."

Tôi ngước đôi mắt ngấn lệ nhìn mẹ nuôi, nói trong nghẹn ngào: "Đợi sau này con lớn lên, kiếm ra được nhiều tiền, con nhất định sẽ báo đáp mẹ và anh trai.”

“Sau khi mẹ và cha ly hôn, con có thể tiếp tục làm con của mẹ được không ạ? Chỉ cần một tháng... không, nửa năm cho con được gặp mẹ một lần là được rồi ạ."

Môi mẹ nuôi run lên, bà ấy quay mặt đi chỗ khác, lấy tay áo lau mạnh nước mắt.

Cha nuôi đôi mắt đỏ hoe bước tới.

Ông ấy im lặng không nói gì, đưa tay ôm chặt lấy mẹ nuôi.

Cho dù mẹ nuôi có đánh, có cấu véo, cào ông ấy thế nào, ông ấy cũng nhất quyết không buông tay.

Hai người cứ giằng co với nhau như vậy một lúc lâu, mẹ nuôi bỗng nhiên như hoàn toàn suy sụp, òa khóc nức nở.

Tia nắng đầu tiên lặng lẽ ló rạng, chiếu sáng bầu trời phía đông.

Tiếng khóc thê lương của mẹ nuôi vang vọng khắp hành lang dài của bệnh viện.

Đó chính là sự giải tỏa.

Cũng giống như tiếng gào thét đau đớn, tuyệt vọng của con thú hoang bị mắc kẹt trong lồng, không tìm thấy lối thoát.

May mắn thay, ông trời đã phù hộ, ca phẫu thuật của anh trai diễn ra rất thuận lợi.

Nhưng bác sĩ nói rằng quá trình hồi phục sau phẫu thuật sẽ rất dài, nếu không được chăm sóc cẩn thận, anh trai có thể bị tàn tật suốt đời.

Sau đó, cha nuôi đã giải thích rõ ràng về người phụ nữ nghe điện thoại hôm đó.

Hôm đó, nhóm họa sĩ của ông ấy đang vẽ tranh ngoài trời thì gặp phải mưa bão.

Những người nghệ sĩ thường có tính cách phóng khoáng, ngông cuồng.

Họ chạy nhảy, nô đùa dưới cơn mưa lớn, ướt sũng người rồi rủ nhau ra sông tắm.

Bạn gái của một họa sĩ trong nhóm đã giúp họ trông coi hành lý và nghe điện thoại đó.

Cha nuôi còn cho mọi người xem một số bức ảnh chụp lúc đó.

Mẹ nuôi thản nhiên nói: "Đây chỉ là giọt nước tràn ly thôi, tôi muốn ly hôn với anh là vì cuộc sống này không thể tiếp tục được nữa rồi."

Nói rồi mẹ nuôi và cha nuôi bắt đầu ngủ riêng phòng.

Họ hàng, người thân biết chuyện lần lượt đến khuyên can mẹ nuôi.

Mọi người đều nói rằng với tình trạng hiện tại của Sở Kỳ, không thích hợp để mẹ nuôi và cha nuôi đề cập đến chuyện ly hôn.

Nhưng anh trai tôi lại không nghĩ như vậy.

Bữa cơm tối đầu tiên sau khi xuất viện về nhà, Sở Kỳ nói với mẹ nuôi ngay trước mặt cha nuôi: "Mẹ, mẹ không cần phải bận tâm đến con, nếu mẹ muốn ly hôn với cha thì con ủng hộ mẹ, con sẽ theo mẹ!"

Hôm đó, cha nuôi chỉ ăn được hai miếng cơm rồi buồn bã bỏ đũa xuống.

Lúc tôi xuống lầu đổ rác, tôi nhìn thấy ông ấy đang ngồi hút thuốc ở bồn hoa trước cửa nhà.

Ánh đèn đường mờ ảo không thể nào làm phẳng được những nếp nhăn trên trán và khóe mắt ông ấy.

Ông ấy nhìn tôi qua làn khói thuốc, đáy mắt như chứa đựng màn sương u buồn của mùa thu: "Tiểu Quyên, chẳng lẽ cha đối xử với con và anh trai con không tốt hay sao? Tại sao, tại sao hai đứa con lại đều không cần cha?"

"Cha rất tốt, cha ạ.”

“Cha luôn mang đến cho chúng con rất nhiều bất ngờ thú vị, khiến các bạn học đều ghen tị với con.” 

“Cho dù thứ con muốn mua có đắt đến đâu, cha cũng sẵn lòng mua cho con. Nhưng con không thể lúc nào cũng gọi cha đến bên cạnh con được, khi con đói, khi con ốm, khi con không làm được bài tập, khi trời mưa to mà con quên mang theo ô...Lúc đó chỉ có mẹ là người luôn ở bên cạnh con thôi ạ."

...

Trong quá trình trưởng thành, chắc hẳn chúng ta sẽ có rất nhiều khoảnh khắc, nhiều tâm sự khó nói ra thành lời như vậy.

Ai rồi cũng cần có một chỗ dựa vững chắc, một người để có thể dựa vào những lúc khó khăn, yếu đuối.

Nhưng một khi chúng ta đã tự mình vượt qua những khoảnh khắc khó khăn đó.

Thì sau này, cho dù người khác có quan tâm, bù đắp cho ta nhiều hơn nữa.

Cũng đều là vô ích.

Mẹ nuôi, chắc hẳn bà ấy đã có rất nhiều lần phải tự mình vượt qua những khoảnh khắc khó khăn, yếu đuối như thế.

Cha nuôi vẻ mặt chấn động, như đang suy nghĩ, ngẫm nghĩ điều gì đó.
 
Chương 10


Do cơ thể vẫn còn yếu nên Sở Kỳ không thể đến trường học, mẹ nuôi đã tìm cho anh ấy rất nhiều gia sư đến nhà dạy kèm.

Nhưng chương trình học cấp ba rất nặng, anh ấy vẫn khó có thể theo kịp các bạn.

Công ty của mẹ nuôi lại cắt giảm nhân sự, và lần này, mẹ nuôi đã không may mắn tránh khỏi.

Cha nuôi an ủi mẹ nuôi rằng kinh tế gia đình hiện giờ không thiếu thốn, nhân cơ hội này nghỉ ngơi một thời gian cũng tốt.

Nhưng mẹ nuôi không vui lên mà dường như lại càng buồn bã, suy sụp hơn.

Trong thùng rác nhà vệ sinh, ngày nào cũng có thể thấy rất nhiều tóc rụng của mẹ.

Sau kỳ thi giữa kỳ, mẹ nuôi đến trường tham dự buổi họp phụ huynh của tôi.

Khi buổi họp phụ huynh kết thúc, trời đổ mưa to.

Phụ huynh và học sinh chen chúc, đứng trú mưa ở hành lang trước cửa tòa nhà dạy học.

Hành lang không có mái che không thể nào cản nổi mưa gió, cơn mưa lớn bị gió mạnh tạt ngang tạt ngửa, chỉ trong một phút ngắn ngủi, tóc tôi đã ướt sũng.

Các vị phụ huynh đứng trú mưa bàn tán xôn xao.

Đúng lúc này, có người bỗng hét lên: "Mẹ của Sở Quyên ơi, tóc của cô..."

Trong chốc lát, tất cả mọi người đều nhìn về phía chúng tôi.

Bộ tóc giả của mẹ nuôi bị gió lớn cuốn bay mất, để lộ ra da đầu.

Mái tóc thật của mẹ rất thưa thớt, lại bị ướt nhẹp, không thể che nổi những mảng hói to trên đầu.

Tôi bị sốc, há hốc mồm không nói nên lời.

Mẹ nuôi vốn dĩ rất quý, rất yêu mái tóc đen dài óng ả của mình.

Rốt cuộc thì từ khi nào tóc của mẹ lại trở nên như thế này?

Nghĩ kỹ lại, mọi chuyện đã có dấu hiệu từ trước rồi.

Chỉ là tôi đã không hề để ý đến mà thôi.

Tôi đúng là đáng c.h.ế.t mà!

Cơn mưa xối xả tầm tã cũng không thể nào át đi được những tiếng xì xào bàn tán của các học sinh và phụ huynh xung quanh.

Mẹ nuôi hoảng hốt, cuống cuồng chạy ra ngoài mưa, tôi bừng tỉnh, vội vàng đuổi theo.

Mặt đất lát đá xanh trơn trượt, bà ấy không may bị ngã.

Nhưng mẹ nuôi không hề quan tâm đến vết thương, vội vàng nhặt bộ tóc giả ướt sũng, đang nhỏ nước bùn đất lên, luống cuống đội lên đầu.

Nước mắt tôi cứ thế tuôn rơi, tôi nắm lấy cổ tay mẹ, an ủi bà ấy rằng không sao đâu, không sao cả.

Nhưng bà ấy dường như bị ma ám vậy, vẫn cứ cố gắng đội bộ tóc giả lên đầu.

Đúng lúc này, một chiếc ô màu xanh lá cây to tướng in dòng chữ "Bia Thanh Đảo" bất ngờ xuất hiện, che trên đầu chúng tôi.

Giữa cơn mưa bão dữ dội, cha nuôi dùng hai chân và cơ thể kẹp chặt chiếc ô, che cho mẹ con tôi một khoảng trời nhỏ không bị mưa gió.

Ông ấy nhướng mày nhìn chúng tôi, cười nói: "Cha mượn được của quán nướng dưới nhà mình đấy, giỏi không?"

Bây giờ nghĩ lại, có một từ rất phù hợp để miêu tả cha nuôi - "ông chú trung niên thích thể hiện"!

Mẹ nuôi cũng ngây người ra vì bất ngờ.

Nhưng cha nuôi vẫn còn màn thể hiện ấn tượng hơn nữa.

Ông ấy dùng một tay giữ ô, tay kia kéo mạnh một cái.

Mái tóc xoăn tự nhiên ngang vai điệu đà của ông ấy "xoạt" một tiếng rơi xuống đất, để lộ ra một cái đầu trọc lóc.

Khóe miệng ông ấy cong lên cười, đáy mắt đong đầy yêu thương, trìu mến: "Hoan Hoan, không sao đâu, chúng ta không cần phải đội tóc giả nữa. Đầu trọc thì đã sao, anh vẫn đẹp trai ngời ngời! Trong mắt anh, dù em có bị hói đầu thì em vẫn là người phụ nữ đẹp nhất!"

...

Mẹ nuôi ngạc nhiên đến mức không nói nên lời.

Cha nuôi cười với các bạn học sinh và các vị phụ huynh đang đứng xem: "Làm mọi người chê cười rồi, tôi với vợ tôi để tóc đôi đấy mà...Mấy năm nay kiểu này đang hot lắm, quần áo đôi, giày đôi, tóc tai cũng phải để đôi..."

Mặt mẹ nuôi đỏ bừng, bà ấy cũng không còn bận tâm đến chuyện cái bộ tóc giả nữa, vội vàng kéo cha nuôi đi: "Về nhà nhanh lên anh ơi, đừng có đứng đây làm trò cười cho thiên hạ nữa…Mốt bây giờ là ảnh đại diện đôi, không phải đầu trọc đôi đâu anh!"

Cha nuôi đi ở giữa, giơ cao chiếc ô to sụ, tôi và mẹ nuôi đi hai bên cạnh cha.

Mưa xối xả, nặng hạt trút xuống chiếc ô.

Nhưng không có giọt mưa nào có thể xuyên thủng được lớp phòng tuyến tình yêu thương này.

Đi được một đoạn ngắn, tôi quay đầu lại nhìn.

Thấy hai bộ tóc giả của cha mẹ bị nước mưa cuốn trôi, trôi tuột vào cống nước ven đường.

Về đến nhà, tôi bảo cha mẹ lên nhà trước, tôi muốn xuống siêu thị nhỏ dưới nhà mua một số đồ.

Về đến nhà, tôi liền chui tọt vào phòng anh trai, khóa cửa lại rồi loay hoay một hồi.

Mẹ nuôi gõ cửa ba lần, tôi mới chịu mở, rồi hét toáng lên: "Bất ngờ chưa!"

Tôi đã mượn được cái tông đơ ở tiệm cắt tóc dưới nhà, cùng với anh Sở Kỳ cạo trọc đầu cho nhau.

Mẹ nuôi sững sờ, chỉ tay vào chúng tôi mà không nói nên lời.

Tôi tiến đến, ôm mẹ vào lòng: "Mẹ ơi, con cạo đầu trọc lóc thế này, mẹ có còn yêu con không?"
 
Chương 11


Mẹ nuôi rưng rưng nước mắt, giọng có chút trách móc: "Sao lại không chứ? Cạo trọc đầu thì mẹ bỏ con à?"

"Vậy nên mẹ ạ, dù tóc mẹ có rụng hết thì mẹ vẫn là người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Với con và anh trai, mẹ mãi mãi là người mẹ xinh đẹp nhất."

Mẹ nuôi lau nước mắt, nhìn Sở Kỳ: "Con thì cạo trọc cũng chẳng sao, có ra ngoài đâu, vài hôm là mọc lại. Tiểu Quyên là con gái, sao con lại để em ấy làm thế?"

Cha nuôi nghe thấy tiếng ồn ào liền chạy tới, vừa nhìn thấy chúng tôi, ông vỗ tay cái bốp: "Ôi chao, Tiểu Quyên, con ngầu quá! Cha đảm bảo con sẽ là cô bé ngầu nhất trường đấy."

Mẹ nuôi trừng mắt nhìn cha nuôi: "Anh im đi! Tiểu Quyên là con gái, đừng để con bé học theo cái tính chẳng ra làm sao của anh!"

Cha nuôi tiến lên, ôm chầm lấy mẹ nuôi: "Anh lại thấy con bé bây giờ rất tốt. Hoan Hoan em đã vất vả dạy dỗ chúng nó nên người. Mấy năm nay em khổ cực rồi! Từ nay về sau, hãy để anh gánh vác mọi chuyện, được không em?"

Trong khoảnh khắc ấy, nước mắt mẹ nuôi cứ thế tuôn rơi.

Mẹ quay mặt đi, lặng lẽ khóc.

Cha nuôi kéo tôi lại gần, anh Sở Kỳ cũng lồm cồm bò tới.

Cả nhà bốn người chúng tôi ôm chặt lấy nhau.

Ngoài trời, cơn mưa bão vẫn gào thét.

Nhưng tôi biết.

Cơn mưa u ám đã bao trùm gia đình tôi suốt mấy tháng qua, cuối cùng cũng đã tạnh.

Sau khi ôm nhau khóc một hồi lâu, cha nuôi dìu mẹ nuôi vào phòng.

Tôi thì mở cửa phòng anh trai, ngồi vào bàn học bài.

Một lát sau, giữa tiếng mưa bão ầm ầm, tôi nghe thấy tiếng động lạ.

Tôi vểnh tai lên: "Hình như mẹ đang khóc, mình phải vào xem sao..."

Anh Sở Kỳ kéo tay tôi lại: "Nhìn gì mà nhìn, lo làm bài tập đi."

"Nhưng mà mẹ..."

"Mẹ khóc đã có cha rồi, em mau giải thích cho anh tại sao bài này sai đi? Cứ lơ đễnh thế này, sau này thi cử làm sao mà được!"

"Anh nói em thế mà nghe được à? Tự anh còn sai nhiều hơn em đấy!"

"Sở Quyên, đó là thái độ em nói chuyện với anh trai đấy à?"

Tôi lè lưỡi trêu anh: "Lêu lêu lêu... Anh nhảy lên mà đánh em đi!"

Anh Sở Kỳ tức điên người: "Em cứ chờ đấy, nhóc đầu trọc, đợi khi nào chân anh khỏi rồi, xem anh có cho em một trận nhớ đời không!"

Đêm hôm đó, khoảng ba giờ sáng.

Tôi dậy đi vệ sinh, thấy cha nuôi vẫn còn thức, ngồi vẽ tranh trong phòng làm việc ở tầng một.

Trong cái đêm mưa gió bão bùng, cảm xúc ngổn ngang ấy, cha đã vẽ nên tác phẩm được đánh giá cao nhất trong sự nghiệp hội họa của mình - bức tranh "Tóc ngắn".

Sáng hôm sau, lúc tôi thức dậy đi học, mẹ nuôi vẫn còn đang ngủ.

Cha nuôi lén dúi cho tôi mười đồng: "Mẹ con hôm qua mệt rồi, con cầm tiền ra ngoài mua đồ ăn sáng nhé, cứ bảo với mẹ là cha nấu mì cho con ăn."

Bình thường, tôi toàn ăn sáng ở nhà vì mẹ nuôi chê đồ ăn ngoài hàng không đảm bảo vệ sinh.

Hôm đó, tôi với cái đầu trọc lóc đến trường, quả nhiên trở thành tâm điểm chú ý của mọi người.

Thầy chủ nhiệm gọi tôi lên văn phòng, sau khi nghe tôi kể lại mọi chuyện, thầy đã cảm động đến rơi nước mắt.

“Thôi khỏi viết bản kiểm điểm nữa, sau này em nhớ đội mũ khi đến trường."

Tôi tranh thủ "đánh thêm một đòn": "Thầy ơi, vậy thầy có thể trả lại sách truyện cho em được không ạ? Toàn bộ đều là em dùng tiền tiêu vặt của mẹ để mua đấy ạ, hu hu hu..."

Thầy chủ nhiệm lập tức nín khóc, trừng mắt nhìn tôi: "Nằm mơ đi nhé. Xem ra bản kiểm điểm lần trước vẫn chưa đủ sâu sắc, viết lại một bản nữa đi!"

Ơ...

Quả nhiên người lớn tuổi luôn có nhiều kinh nghiệm hơn.

Cha nuôi đưa mẹ nuôi đi khám bác sĩ.

Bác sĩ kết luận mẹ nuôi bị rụng tóc từng mảng là do căng thẳng quá độ.

Bác sĩ dặn nhất định phải giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Khoảng thời gian đó, cha mẹ rất yêu thương nhau, mẹ nuôi cũng không còn đội tóc giả nữa. Nếu có ai hỏi, mẹ sẽ thoải mái chia sẻ.

Sức khỏe của anh Sở Kỳ cũng dần hồi phục, tốc độ bình phục tăng lên đáng kể.

Sau tiết Lập Đông, anh đi khám lại, bác sĩ nói tình trạng hiện tại đã cho phép anh đi học trở lại.

Tuy nhiên vẫn cần phải chú ý một số điều.

Mẹ nuôi có tài văn chương, ngày thường cũng thích đọc sách xem phim.

Trước đây, bà và cha nuôi đến với nhau chính là vì có chung sở thích, tâm hồn đồng điệu.

Cha nuôi khuyên mẹ nên thử viết bình luận phim, bình luận sách trên một nền tảng trực tuyến.

Tuy nhuận bút không nhiều, nhưng với vốn kiến thức sâu rộng cùng lối viết lôi cuốn, mẹ đã thu hút được một lượng người hâm mộ và bạn bè.

Mẹ đã tìm lại được giá trị của chính mình.

Sau khi trở lại trường học, anh Sở Kỳ chăm chỉ và tập trung hơn trước, thành tích cũng dần dần được cải thiện.

Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua hơn một năm.

Tôi đã gần như tin rằng gia đình mình sẽ mãi mãi hạnh phúc như vậy.

Cho đến một buổi trưa bình thường như bao ngày khác, tiếng chuông tan học vừa dứt, tôi cùng các bạn học, như đàn ong vỡ tổ, ào ào chạy về phía nhà ăn.

Hồi đó, chúng tôi còn trẻ, bụng dạ lúc nào cũng như cái lò lửa.

Bọn tôi lúc nào cũng đói meo.

Phải đến sớm mới có thể chọn được món mình thích, mới có thể ăn cơm cho nhanh.
 
Chương 12


Cuối cùng cũng đến lượt, tôi vươn cổ, nhìn người dì đang cúi đầu múc thức ăn, nói với giọng ngọt ngào: "Dì ơi, cho con một phần sườn xào chua ngọt, dì có thể cho con thêm mấy miếng sườn được không ạ?"

Người dì ngẩng đầu lên, nhìn thấy khuôn mặt ấy, tôi suýt nữa thì đánh rơi hộp cơm.

Dì mặc đồng phục nhà ăn, lưng hơi còng, khóe mắt chi chít nếp nhăn.

Dì già hơn rất nhiều so với hình ảnh trong cơn ác mộng của tôi.

Nhưng tôi vẫn nhận ra dì ngay lập tức -

Đó chính là mẹ ruột của tôi.

Mẹ ruột tôi cũng sững người.

Vài giây sau, mẹ dò hỏi: "Lai Đệ, có phải con không Lai Đệ?"

 

Bàn tay cầm muôi của mẹ ruột run run, nước mắt lưng tròng: "Lai Đệ, con không nhận ra mẹ nữa sao? Mẹ là mẹ của con đây mà!"

Tôi đứng chôn chân tại chỗ, người lạnh toát.

Những lời bàn tán mà tôi phải chịu đựng hồi học lớp 1, như thác lũ ùa về trong tâm trí.

"Con bé này chắc chắn bị ghét bỏ lắm, cha mẹ ruột mới đem bán đi như vậy!"

"Cún con nhà tôi mẹ tôi còn không nỡ bán nữa là!"

......

Mẹ ruột tôi kích động đưa tay ra khỏi cửa sổ, nắm chặt lấy cổ tay tôi: "Ông trời có mắt, Lai Đệ, cuối cùng mẹ cũng tìm được con rồi! Mẹ sai rồi, sau này mẹ nhất định sẽ bảo vệ con, con về nhà với mẹ nhé."

Những người xếp hàng phía sau giục giã: "Có bán không thì bảo?"

Tôi bỗng nhiên tỉnh táo lại, gạt tay mẹ ra, nói rành rọt từng chữ một: "Dì ơi, cho con một phần sườn xào chua ngọt ạ, cảm ơn dì!"

Mẹ ruột tôi nước mắt lưng tròng, vẻ mặt ngơ ngác.

Tôi cố tình nói to hơn: "Cho con một phần sườn xào chua ngọt ạ."

Quản lý nhà ăn bước tới, quát: "Còn đứng ngây ra đó làm gì, học sinh đang chờ kìa!"

Mẹ ruột tôi vội vàng lau nước mắt.

Bà run run múc cho tôi đầy một muôi sườn, nhưng vừa nhìn thấy vẻ mặt khó chịu của quản lý, bà lại run tay làm rơi mất một nửa.

Thật là nực cười.

Ngay cả mấy miếng sườn cũng không dám cho thêm, vậy mà dám mạnh miệng nói sẽ bảo vệ tôi.

Tôi không nhận mẹ.

Mẹ ruột tôi vẫn không chịu từ bỏ.

Lúc tan học, bà ấy nấp sau cây cột ở hành lang, khi tôi đi qua, bà liền túm lấy tay tôi.

Bà vừa khóc vừa nói trong tiếng nấc nghẹn: "Lai Đệ, lúc đó mẹ cũng chẳng còn cách nào khác! Mẹ không cố ý cho con cho người ta đâu, mấy năm nay, đêm nào mẹ cũng nằm mơ thấy con van xin mẹ đừng bỏ con. Bây giờ mẹ tìm được con, là do ông trời sắp đặt, là ý trời!"

......

Giọng bà ấy rất lớn.

Các bạn học xì xào bàn tán.

"Dì múc cơm này là mẹ của Sở Quyên à? Không phải cha cậu ấy là họa sĩ, mẹ là nhà phê bình phim sao? Ra là cậu ấy được nhận nuôi à!"

......

Mẹ ruột tôi vừa khóc vừa van xin: "Lai Đệ, mẹ quỳ xuống xin con, con tha lỗi cho mẹ, về nhà với mẹ được không?"

Nói xong, bà ấy khuỵu gối xuống đất.

Lúc đó, tôi còn chưa đến mười lăm tuổi.

Cha mẹ nuôi đã yêu thương và che chở cho tôi rất nhiều.

Yêu thương đến mức tôi đã quên mất rằng bản chất con người có rất nhiều điều xấu xa, yêu thương đến mức tôi bỗng nhiên không biết phải đối mặt với tình huống này như thế nào.

Tôi vừa tức giận vừa tủi thân.

Mặt đỏ bừng, tôi hét lên với mẹ ruột: "Con sẽ không về với mẹ, con sẽ không bao giờ về với mẹ."

Càng lúc càng nhiều người bu lại xem.

Tôi giống như con khỉ bị ép phải làm trò mua vui cho họ.

Họ sẽ nghĩ gì về tôi đây?

Sẽ bảo tôi là kẻ chê nghèo hám giàu?

Sẽ bảo tôi là đứa vong ơn bội nghĩa?

Hay là đồ vô lương tâm, ăn cháo đá bát?

Mẹ ruột tôi quỳ sụp xuống, níu lấy tay áo tôi.

Đúng lúc tôi đang bối rối không biết phải làm sao, thầy chủ nhiệm từ đâu chạy tới.

Không nói một lời, thầy kéo tôi "phịch" một tiếng quỳ xuống đất.

Thầy chủ nhiệm chắp tay vái mẹ ruột tôi: "Chị ơi, tôi quỳ xuống xin chị, đây là trường học, bây giờ đang là giờ tan học, chị đừng làm loạn ở đây nữa được không?"

Tôi quỳ thẳng lưng, chất vấn mẹ ruột: "Nếu như con và con trai của mẹ cùng rơi xuống nước, mẹ chỉ có thể cứu một người, mẹ sẽ cứu ai?"

Mẹ ruột tôi ấp úng: "Sao, sao hai đứa lại rơi xuống nước cùng lúc được?"

Tôi gằn giọng: "Mẹ sẽ cứu ai?"

Môi mẹ ruột tôi run lên: "Cứu, cứu cả hai!"

"Mẹ nói dối!"

Tôi kích động hét lên: "Ngày xưa, để sinh được em trai, cha mẹ đã nhốt con ở nhà. Giữa trời mùa hè nóng nực, cha mẹ bỏ đi, con đói quá phải ăn cơm thiu.” 

“Để khỏi phải nộp phạt, cha mẹ đã bán con cho ba với giá hai nghìn đồng. cha mẹ buôn bán trẻ em, cha mẹ phạm pháp, cha mẹ không sợ con đi báo công an sao?"

Mẹ ruột tôi đảo mắt, nói nhỏ: "Chúng ta đã hỏi luật sư rồi, cha mẹ nuôi con không có bằng chứng đâu. Không tố cáo được chúng ta đâu!"

Tôi tức đến phát điên.

Lửa giận bùng lên trong lòng, mắt tôi đỏ hoe, tôi lao đến xô ngã mẹ ruột: "Vô liêm sỉ, trên đời này sao lại có người vô liêm sỉ như bà chứ!"

Mẹ ruột tôi ngã nhào ra đất.

Lúc này, bảo vệ trường học cũng chạy đến, đưa mẹ tôi đi.

Thầy chủ nhiệm lái xe đưa tôi về nhà.
 
Chương 13


Khi tôi xuống xe, thầy gọi tôi lại, dùng giọng nói dịu dàng hơn bao giờ hết: "Sở Quyên, em là một đứa trẻ tốt. Sai lầm là ở họ, là những hủ tục đã tồn tại hàng nghìn năm nay. Chứ không phải ở em!"

Lúc ấy, tôi nắm chặt quai cặp, cố gắng kìm nén để mình không bật khóc.

Đúng vậy.

Tôi không làm gì sai cả.

Tại sao họ lại cứ lần lượt phá vỡ cuộc sống bình yên của tôi?

Sau khi mẹ ruột tôi gây náo loạn ở trường, nhà ăn đã sa thải bà ấy.

Nhưng bà ấy vẫn không chịu từ bỏ, ngày nào cũng đứng ở cổng trường chờ tôi.

Khi tôi học thể dục, bà ấy còn đứng bên ngoài hàng rào gọi tên tôi.

Còn đáng sợ hơn cả fan cuồng theo dõi thần tượng.

Cha nuôi như lâm trận, ngày nào cũng đưa đón tôi đi học.

Hầu hết các bạn đều ủng hộ tôi, nhưng tôi vẫn không thể tránh khỏi những lời bàn tán sau lưng.

Dù sao thì chuyện này cũng gây xôn xao cả trường.

May mà chẳng bao lâu sau đã đến kỳ nghỉ hè.

Tôi sắp lên lớp 9, mẹ nuôi đăng ký cho tôi học lớp phụ đạo.

Hôm nay, sau khi mẹ đón tôi từ lớp học về, mẹ phát hiện cha nuôi không có nhà.

Giá vẽ mà gần đây ông ấy vẫn thường dùng trong phòng làm việc cũng biến mất.

Gọi điện thoại thì không liên lạc được.

Mẹ nuôi ném con vịt quay mua ở cửa hàng lên bàn, sắc mặt ngày càng sa sầm.

Mẹ cười nhạt: "Đáng lẽ ra tôi không nên kỳ vọng, loại người như ông ấy, giống như con chim không chân, cả đời chỉ biết bay lượn, chỉ có c.h.ế.t mới chịu rơi xuống đất."

Chẳng lẽ...

Cha nuôi lại tiếp tục cuộc hành trình của mình sao?

Tim tôi như bị ai bóp nghẹt.

Anh Sở Kỳ cũng không giấu được vẻ thất vọng trên gương mặt.

Mẹ nuôi vào bếp nấu nướng, một lúc sau bưng ra ba bát mì: "Ăn cơm thôi!"

Mì hình như chưa được nấu chín, ăn vừa cứng vừa khó nuốt.

Đúng lúc tôi đang chán nản thì cửa phòng khách bất ngờ mở ra.

Cha nuôi ôm giá vẽ bước vào, cằn nhằn: "Ăn cơm cũng không thèm đợi cha!"

Mẹ nuôi nắm chặt đôi đũa, mỉa mai: "Tôi còn tưởng ông lại đi lang bạt rồi cơ, dù sao thì bãi cứt chó ven đường cũng thơm hơn."

Cha nuôi ném giá vẽ xuống đất, mặc kệ mẹ phản đối, ôm chầm lấy mặt mẹ rồi hôn chụt một cái thật kêu.

"Nói bậy, làm gì có bãi cứt nào thơm bằng em."

Mẹ nuôi lườm ông ấy.

Cha nuôi hắng giọng: "Cha có một bất ngờ rất lớn dành cho cả nhà."

"Học kỳ tới, cha sẽ đến trường Đại học Mỹ thuật Tinh Thành làm giảng viên!"

Mấy năm nay, cha nuôi đã rất nổi tiếng, trường Đại học Tinh Thành đã mấy lần mời ông ấy về trường làm giảng viên, nhưng cha là người ưa tự do, làm sao có thể chịu bó buộc mình trên bục giảng.

Vậy nên trước đây ông ấy đều từ chối.

Mẹ nuôi vô cùng sửng sốt, ngước nhìn cha nuôi hồi lâu mà không thốt nên lời.

Cha nuôi véo nhẹ má mẹ: "Sau này em có thể vênh mặt lên làm phu nhân giáo sư rồi..."

Môi mẹ nuôi run run, vành mắt dần đỏ hoe: "An Bang, điều này, điều này có làm anh thấy gò bó quá không?"

Cha nuôi cười lớn: "Đời người mà, có được ắt có mất. Anh đã rong chơi đủ rồi, từ nay về sau, anh sẽ trở thành huyền thoại."

Cha vừa nói vừa vuốt ve mẹ nuôi, một tay xoa đầu tôi và anh Sở Kỳ đang phụng phịu.

Cha mỉm cười: "Các con là những người cha yêu thương nhất, với cha mà nói, đây không phải là sự ràng buộc, mà là sự viên mãn."

Sau khi cha nuôi vào làm việc tại trường Đại học Tinh Thành, tôi và anh Sở Kỳ cũng chuyển đến trường cấp 2 trực thuộc trường.

Đây là trường trọng điểm của thành phố, rất khó để thi đậu.

Với tôi và anh trai, người sắp lên lớp 12, đây quả là một tin vui bất ngờ.

Tôi bỗng nhiên hiểu ra mọi chuyện.

Tôi hỏi cha nuôi: "Cha ơi, có phải cha đồng ý làm giảng viên là để giúp con thoát khỏi mẹ ruột và những người kia không ạ?"

Cha nuôi cười tủm tỉm: "Đúng vậy đấy, cha tuyệt vời như thế cơ mà, con đừng có cảm động quá nhé!"

Tôi nắm chặt tay: "Nhưng rõ ràng là chúng ta không sai, tại sao chúng ta phải nhượng bộ?"

Cha nuôi vỗ nhẹ vào đầu tôi: "Vì cha mẹ yêu con, không muốn đánh đổi tương lai của con chỉ để tranh luận ai đúng ai sai.” 

“Sau này khi lớn lên, con sẽ hiểu rằng, đôi khi nhún nhường trước mắt sẽ giúp chúng ta có được những điều lớn lao hơn trong tương lai. Không cần so đo với những người trắng tay, họ không có gì để mất nên chẳng sợ gì cả.  Cãi vã với họ, dù con có thắng hay thua, chúng ta đều là người chịu thiệt."

Bây giờ nghĩ lại, tài sản quý giá nhất mà cha nuôi để lại cho tôi chính là dạy tôi biết lắng nghe, biết bày tỏ, biết tôn trọng, và cả sự nhẫn nhịn, bao dung.

Cha là giảng viên ở trường Đại học Tinh Thành, đáng lẽ ra tôi có thể được đặc cách vào thẳng cấp 3 ở đó.

Nhưng cha mẹ nuôi đã quá tốt với tôi rồi.

Họ như ánh mặt trời, soi sáng cuộc đời tôi.

Tôi cũng muốn trở thành một ngôi sao.

Tuy không thể tỏa sáng lấp lánh, nhưng tôi cũng muốn tự mình phát ra ánh sáng.

Để cha mẹ có thể tìm thấy tôi giữa dải ngân hà kia.

Để cha mẹ có thể tự hào chỉ vào tôi mà nói với mọi người: "Hãy nhìn xem, đó là con gái của tôi!"
 
Chương 14


Năm đó, anh trai học lớp 12, tôi học lớp 9.

Để tiện chăm sóc chúng tôi hơn, đồng thời cũng là để đề phòng mẹ ruột tìm đến, cha nuôi mua một căn hộ mới ở khu chung cư gần trường đại học.

Mẹ nuôi cũng thi bằng lái xe, như vậy cha mẹ có thể thay nhau đưa đón tôi và anh trai đi học, cũng như đi học thêm các lớp phụ đạo.

Môi trường học tập ở trường cấp 2 trọng điểm căng thẳng hơn rất nhiều so với trường cũ của tôi.

Ngày nào tôi cũng quay cuồng với việc học, khi thì ở trường, lúc thì ở trung tâm.

Hoặc là học kèm tại nhà.

Tôi nhớ đó là một buổi chiều mùa xuân.

Cả bầu trời đỏ rực ánh hoàng hôn, hoa mộc lan trong khu chung cư nở rộ, tỏa hương thơm ngào ngạt.

Máy hút mùi trong bếp kêu vù vù.

Không biết hôm nay mẹ nuôi lại chuẩn bị món ngon gì nữa.

Tôi ngẩn người ra một lúc.

Chị Tống Lưu Châu, gia sư đang dạy kèm tôi, gõ nhẹ lên bàn, hỏi: "Em đang nghĩ gì thế?"

 

"Ở quê, chắc giờ này người ta đang gieo mạ rồi."

Năm ấy tôi sáu tuổi.

Người nhỏ xíu, gầy nhom.

Những đứa trẻ khác bằng tuổi tôi đều được ở nhà phơi thóc, đuổi gà.

Còn tôi thì phải lội ruộng cấy lúa.

Cứ mỗi bước chân, bùn đất lại ngập đến tận đùi tôi.

Cấy xong một hàng mạ, lúc nhấc chân lên, tôi thấy có hai con đỉa đang bám vào.

Chúng đen sì, mềm nhũn, phồng lên, bám chặt vào chân tôi.

Tôi sợ quá hét toáng lên.

Cha ruột tôi vội vã chạy đến, tôi cứ tưởng ông ấy sẽ gỡ đỉa giúp tôi.

Nhưng không ngờ, ông ấy lại giáng cho tôi một cái tát trời giáng.

Ông ấy quát: "Mày kêu la cái gì, như heo bị chọc tiết ấy?"

Tôi bị đánh ngã dúi dụi xuống ruộng.

Bùn đất chui cả vào mắt, vào mũi.

Tôi cảm thấy nghẹt thở.

......

Chị Lưu Châu trầm ngâm nói: "Đúng rồi, ngày bé chị cũng sợ đỉa ngoài ruộng lắm. Chị nhớ lần đầu tiên chị xuống ruộng phụ giúp cậu mợ, chị bị hai con đỉa bám vào chân.” 

“Chị sợ quá hét ầm lên, mợ vội vàng ném cả bó mạ xuống chạy đến gỡ cho chị. Nhưng mà gỡ mãi không ra, cuối cùng cậu phải dùng bật lửa hơ lửa vào chúng thì chúng mới chịu nhả ra."

Lần đó tôi đã không chết.

Chị cả kéo tôi lên khỏi bùn.

Cha ruột tôi không cho phép tôi gỡ con đỉa ra.

"Để vậy tập cho quen, có gì mà phải sợ."

Tôi lê đôi chân với hai con đỉa đang bám chặt, tiếp tục cấy lúa.

Không dám ngừng lại, càng không dám khóc.

Lúc đó. Tôi ngây thơ cứ nghĩ. Mọi đứa trẻ trên đời đều sẽ bị đánh. Người cha nào cũng hung dữ như vậy.

Chị Lưu Châu nhìn tôi với ánh mắt sâu thẳm, nói: "Thực ra chị được cậu mợ nhận nuôi. Cậu mợ rất yêu thương chị. Vì vậy chị phải cố gắng hơn nữa, để sau này khi có khả năng, chị sẽ báo đáp họ. Tiểu Quyên, em cũng phải cố lên nhé!"

Vâng ạ!

Sau này khi lớn lên, em nhất định sẽ yêu thương cha mẹ nuôi thật nhiều.

Bởi vậy, tôi phải cố gắng thi vào một trường đại học tốt, tìm một công việc tốt, có một cuộc sống thật tốt.

Một năm học tập vất vả.

May mắn là ông trời không phụ lòng người.

Anh Sở Kỳ đã cố gắng hết mình, đủ điểm đậu vào một trường đại học danh tiếng.

Tôi cũng nhờ nỗ lực của bản thân mà vượt qua điểm chuẩn của trường cấp 3 trực thuộc Đại học Tinh Thành.

Ngày tổ chức tiệc mừng anh Sở Kỳ thi đỗ đại học cũng đúng vào ngày có kết quả thi cấp 3.

Mẹ nuôi biết điểm của tôi, xúc động đến nỗi bật khóc: "Hai đứa nhỏ này, đứa nào cũng ngoan ngoãn, giỏi giang..."

Cha nuôi ôm vai mẹ: "Đúng vậy, hai đứa nhỏ đều khiến chúng ta tự hào như thế này, hay là chúng ta sinh thêm em bé nữa nhé!"

Sắc mặt mẹ nuôi thay đổi hẳn, lườm cha: "Anh nằm mơ đi! Anh chỉ giỏi "gieo hạt" chứ có biết nuôi dạy gì đâu, nói thì hay lắm, anh thử nghĩ mà xem mấy năm trước tôi..."

Cha nuôi nhe răng ra, vẻ mặt hối hận.

Thôi rồi!

Chắc lại phải dỗ dành mẹ một trận rồi.

Anh Sở Kỳ chọn học đại học ở xa nhà.

Xa mặt cách lòng.

Tình yêu thương của cha mẹ nuôi giờ đây đều dành trọn cho tôi.

Các lớp học thêm cứ thế được đăng ký ầm ầm.

Mẹ nuôi suốt ngày bắt tôi ăn gà, ăn vịt, ăn cá.

Kiểm tra bài vở hàng ngày.

Thường xuyên tâm sự, trò chuyện.

Dò hỏi xem tôi có yêu đương sớm hay không.

Haiz.

Tôi càng thấy thương anh Sở Kỳ.

Vì anh ấy nghịch ngợm, hay bày trò.

Khi có anh ấy ở nhà, cha mẹ nuôi thấy tôi ngoan ngoãn biết bao nhiêu.

Thực ra mấy năm qua, thỉnh thoảng tôi cũng nghe được những lời xì xào bàn tán của hàng xóm.

"Con bé chỉ là con gái nuôi, sao phải tốn kém tiền bạc, công sức cho nó nhiều như vậy?"

"Tiền bạc phải dành dụm để nuôi con mình chứ."

"Dù sao thì nó cũng sẽ đi lấy chồng."

"Cho nó đi học thêm nhiều thế mà cũng chẳng thấy khá hơn là bao. cha mẹ đẻ của nó như thế, chắc là do gen kém, đừng phí tiền nữa."

Nhưng cha mẹ nuôi vẫn luôn yêu thương tôi như vậy, không hề thay đổi.

Tôi nghĩ. Họ chắc chắn là những vị thần nhân từ mà ông trời đã đặc biệt ban tặng cho tôi.
 
Chương 15


Lại là ba năm dài đằng đẵng. Vậy là ba năm cấp 3 cũng nhanh chóng trôi qua.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đến như một lời hẹn ước.

Giám thị đang kiểm tra túi đựng đề thi, tôi chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua.

Tôi mơ thấy cha mẹ ruột lại tìm đến tôi.

Tôi không có bằng chứng, tôi không thể tố cáo họ buôn bán trẻ em.

Họ kéo lê tôi, muốn lôi tôi về nhà.

Bán tôi cho một người đàn ông nào đó, nhận một khoản tiền sính lễ hậu hĩnh, để cho em trai lấy vợ.

Tôi hít một hơi thật sâu. Thi xong rồi. Chẳng mấy chốc tôi sẽ trưởng thành.

Tôi nhất định phải đỗ vào một trường đại học tốt, tôi sẽ không cần người giám hộ nữa.

Đến lúc đó, cho dù là ai, cũng không thể chia rẽ tôi và cha mẹ nuôi.

Ngày có kết quả thi, cha nuôi có một tiết dạy cuối cùng không thể bỏ, nhất định phải lên lớp.

Một giờ chiều, tôi và mẹ nuôi đã ngồi trước máy tính.

Mẹ hồi hộp đến nỗi cứ mỗi phút lại nhấn F5 một lần.

"Mẹ ơi, vẫn chưa đến giờ công bố kết quả đâu."

Mẹ nuôi trừng mắt nhìn tôi: "Mẹ thử xem con chuột có hoạt động tốt không thôi? Thôi con đi nghỉ đi, lát nữa mẹ gọi."

Mẹ nuôi có thói quen ngủ trưa.

"Hôm nay con không thấy buồn ngủ mẹ ạ."

Cứ như vậy, chúng tôi liên tục tải lại trang, cuối cùng trang web cũng chịu hoạt động.

Lúc nhập số chứng minh thư, tôi hồi hộp đến nỗi run cả tay, còn nhập sai một lần.

Mẹ nuôi sốt ruột đến toát cả mồ hôi, liên tục nói: "Sao lúc quan trọng con lại vụng về thế, để mẹ nhập cho!"

May mà tôi đã nhanh chóng nhập lại cho đúng, trang web cũng chuyển sang trang tiếp theo.

Số điểm của tôi hiện lên màn hình.

Tôi và mẹ nuôi nắm c.h.ặ.t t.a.y nhau, xúc động đến nỗi không nói nên lời.

Ngay lúc đó, điện thoại bỗng đổ chuông.

Nghe máy, tôi nghe thấy tiếng cha nuôi ở đầu dây bên kia: "Các em học sinh, hôm nay con gái tôi có kết quả thi đại học, bây giờ thầy phải gọi điện thoại hỏi thăm một chút. Xin phép các em cho thầy hai phút."

Cha nuôi vội vàng bước ra khỏi lớp học, hỏi với giọng đầy háo hức: "Tiểu Quyên của cha ơi, con thi thế nào rồi? Tra được điểm chưa con?” 

“Bảo con tra được điểm thì phải báo cho cha ngay, sao lại không nhắn tin? Cha đứng lớp mà cứ sốt ruột không tập trung được, biết thế này cha nghỉ dạy luôn rồi, Tiểu Quyên đã tốt nghiệp cấp 3, cha có phải không cần làm thầy nữa đúng không !"

Mẹ nuôi kích động, nước mắt gần như rơi, vội vàng đáp lại ông ấy: "Sở An Bang, anh thử bỏ việc xem!"

"Chỉ nói cho vui thôi, nhanh lên, bảo tôi điểm thi đi!"

Mẹ nuôi vừa cười vừa rơm rớm nước mắt, nhìn tôi rồi nói với cha: "Cũng ổn, 603 điểm. Cao hơn điểm chuẩn một chút, chắc có thể vào một trường 211 khá tốt."

Cha nuôi hét lên sung sướng: "Tuyệt vời, anh biết là con bé làm được mà!"

Đầu dây bên kia vọng lại tiếng hỏi thăm: "Thầy Sở, em gái nhỏ thi đỗ chưa thầy?"

"Tất nhiên là đỗ rồi, con bé là do thầy kèm cặp đấy."

Các sinh viên cười ồ lên: "Thầy Sở đừng có khoác lác, thầy dạy vẽ thì được, chứ dạy văn hóa thì thôi đi ạ."

"Lũ nhóc này, gan to bằng trời rồi, có muốn tôi cho qua môn không hả?"

Mẹ nuôi nhìn chằm chằm vào điện thoại một lúc, rồi mỉm cười: "Cha con vui quá nên quên cả cúp máy. Ông ấy đúng là trẻ con."

Anh Sở Kỳ cũng từ nơi xa vội vã trở về.

Anh ấy mua đặc sản ở đó mang về cho tôi, khi tôi nhận lấy vẫn còn nóng hổi.

Tôi cằn nhằn: "Bây giờ anh đang thi mà, đâu cần phải vội vã về như vậy."

Anh ấy trợn tròn mắt nhìn tôi: "Em đừng có tự luyến, anh nhớ cha mẹ nên mới về."

Nhưng buổi tối hôm đó, khi cả nhà đi ăn mừng, anh ấy uống không ít rượu, rồi vỗ vai tôi, giọng nói ngà ngà say: "Tiểu Quyên, sau này dù chúng ta có ở cách xa nhau bao nhiêu, mỗi khi vui vẻ em đều có thể chia sẻ với anh. Em mãi mãi là cô em gái bé bỏng của anh!"

Tôi đưa tay ôm anh ấy, đáp lại: "Vâng, anh cũng là người anh trai tuyệt vời nhất của em."

Anh là món quà mà ông trời đã dành tặng cho tôi.

Mẹ nuôi nhìn hai anh em tôi, rưng rưng nước mắt: "Đây mới đúng là tình cảm anh em nên có, sau này hai đứa đừng đánh nhau cãi nhau nữa."

Ngoài sân có một cây mận. Trên cây lúc này đã chi chít quả xanh quả đỏ.

Từng có một thời, tôi cũng giống như một cây mận trong làng.

Chịu bao sương gió, không ai chăm sóc, cho dù có kết trái.

Cũng chỉ là những quả mận vừa đắng vừa chát, đến sâu bọ cũng không thèm ăn.

Chính cha nuôi đã đưa tôi ra khỏi núi sâu, ghép tôi vào cây đại thụ của gia đình họ Sở.

Chính mẹ nuôi đã dành bao tâm sức, tiền bạc để chăm bón cho tôi.

Cây mận đắng chát ngày nào, giờ đây đã có thể kết những trái ngọt.

Trên đường về nhà, mẹ nuôi ghé vào cửa hàng hoa quả dưới nhà mua một hộp mận.

"Vừa nãy mẹ thấy con nhìn cây mận ngoài sân, có phải con thèm không?_Bây giờ mận còn đắt lắm, mua một hộp ăn thử cho biết, khoảng nửa tháng nữa vào vụ, lúc đó tha hồ mà ăn."

Mận thật chua.

Quả mận chua đến mức khiến tôi chảy nước mắt.

Tôi ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở: "Mẹ ơi, con yêu mẹ!_Còn có, cảm ơn mẹ!_Cảm ơn mẹ năm đó đã đồng ý nhận nuôi con. Cảm ơn mẹ luôn yêu thương, chăm sóc con, cảm ơn mẹ đã không tin những người nói con có gen xấu."

Cảm ơn mẹ.

Vì đã hy sinh cả cuộc đời mình để vun đắp tương lai cho con.

Mẹ ơi, con đã lớn rồi.

Con sắp trưởng thành rồi.

Từ nay về sau, mẹ hãy sống cho chính mình nhé.

Mẹ và cha, hãy sống cho chính mình!
 
Chương 16: Hoàn


Hậu ký

Kỳ nghỉ hè năm đó, tôi đi làm thêm.

Tôi kiếm được ba nghìn đồng tiền công.

Tôi dùng số tiền đó đặt vé máy bay cho cha mẹ nuôi đến Vân Nam.

"Mẹ ơi, mẹ và cha cùng nhau đi du lịch đi ạ. Con và anh trai đều đã lớn rồi, chúng con có thể tự chăm sóc bản thân."

Kể từ đó, cha mẹ nuôi đã tìm thấy được cách sống mới cho riêng mình.

Họ đi du lịch bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi.

Họ cùng nhau đi thăm thú các di tích lịch sử ở những thành phố cổ kính, họ tận hưởng cuộc sống thanh bình ở phố cổ vào mùa vắng khách.

Họ tựa vào nhau ngắm hoàng hôn ở một ngôi làng nhỏ trên núi vào những buổi chiều hè.

Họ bất chấp cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, cùng nhau chờ đợi bình minh trên đỉnh núi.

Cha nuôi là giáo viên, dù sao cũng có chút ràng buộc.

Nên đôi khi ông ấy trở về lớp học, mẹ nuôi đã chuẩn bị hành lý lên đường rồi.

Cha nuôi không nhịn được, than thở trong nhóm chat gia đình: "Mẹ các con bây giờ càng ngày càng quá đáng..."

Mẹ nuôi nhảy vào đáp trả: "Năm xưa anh đối xử với tôi thế nào, bây giờ tôi chỉ là đang "trả đũa" thôi."

Tôi đăng ký vào một trường đại học trong thành phố.

Sau đó tôi thi đỗ vào một trường nghiên cứu sinh 985.

Trong thời gian học cao học, cha mẹ nuôi nói với tôi rằng cha mẹ ruột lại đang tìm tôi.

Nhưng tôi không để tâm.

Sau này, tôi có người yêu, hai bên bắt đầu bàn đến chuyện kết hôn.

Nhưng trong lòng tôi vẫn luôn có một nỗi bất an.

Tôi nghĩ rằng mình nên giải quyết dứt điểm chuyện này trước khi kết hôn.

Vì vậy, tôi quyết định gặp cha mẹ ruột, nói rõ mọi chuyện cho xong.

Vào đêm trước ngày gặp mặt, cha nuôi đưa cho tôi một tờ giấy: "Cha cứ nghĩ nếu sau này họ không đến tìm con nữa thì cha sẽ không nói cho con biết chuyện này. Nhưng bây giờ con hãy giữ lấy, xem như đó là một quân bài tẩy."

Tôi hẹn gặp cha mẹ ruột tại một nhà hàng kín đáo.

Vừa bước vào phòng, mẹ ruột tôi đã nhìn quanh rồi thở dài: "Chắc chắn đồ ăn ở đây đắt lắm đây. Tốn tiền làm gì chứ?"

Cha ruột tôi khịt mũi: "Con thì được ăn sung mặc sướng."

Em trai cùng cha mẹ của tôi, Bành Trình, cũng đi cùng họ.

Cao chưa đầy mét bảy, nhưng trông nó phải nặng đến bảy, tám chục cân.

Trong lúc trò chuyện, tôi được biết cậu ta không thi đậu đại học, học hết cấp ba là đi làm luôn.

Tuy nhiên...

Cậu ta rất lười biếng, công việc nào cũng chỉ làm được một thời gian ngắn.

Cậu ta vừa lướt qua thực đơn, vừa nói: "Phục vụ ơi, cho chúng tôi ba phần trứng cá muối, súp nấm truffle đen, à cả cua hoàng đế nữa, nhớ lấy con to nhất nhé..."

Nhân viên phục vụ nhìn về phía tôi.

Tôi thản nhiên nói: "Gọi món đắt thế này, lát nữa tự trả tiền đấy nhé!"

Bành Trình đảo mắt, lẩm bẩm: "Không phải giàu lắm sao, sao keo kiệt thế!"

Mẹ ruột tôi kéo mạnh tay cậu ta, ra hiệu im lặng.

Mẹ hỏi han tình hình hiện tại của tôi, biết tôi sắp kết hôn, cha ruột tôi liền hỏi ngay: "Con định lấy bao nhiêu tiền thách cưới?"

"Bọn con yêu nhau tự nguyện, không cần tiền thách cưới."

Cha mẹ ruột tôi kinh ngạc: "Kết hôn sao có thể không lấy tiền thách cưới được?"

Bành Trình cũng nói: "Chị không lấy tiền thách cưới mà lấy chồng, nhà chồng sẽ nghĩ chị là đồ rẻ mạt, sẽ coi thường chị đấy."

Cha ruột tôi nghiêm giọng: "Chị con học hết cấp 2 còn lấy được mười tám vạn tiền thách cưới, con học xong thạc sĩ, ít nhất cũng phải lấy năm mươi vạn chứ.” 

“Không lấy thì chẳng phải là quá hời cho nhà họ sao? Hơn nữa em con cũng sắp kết hôn rồi, cần phải mua nhà mua xe, con là chị, phải có trách nhiệm giúp đỡ em chứ!"

Mẹ ruột tôi ngập ngừng: "Với lại bạn trai con ở xa, nếu con lấy chồng thì phải đến đó sống, xa xôi quá. Đến lúc đó chúng ta muốn gặp con cũng khó."

Thật nực cười.

Họ đang tính toán tiền thách cưới của tôi sao?

Họ đang chỉ trỏ tương lai của tôi?

Tôi chẳng buồn giả lả thêm nữa: "Hôm nay tôi hẹn gặp mọi người, không phải là muốn nhận lại cha mẹ.”

“Cả đời này, tôi chỉ xem cha mẹ nuôi là cha mẹ ruột của mình. Giữa chúng ta không có quan hệ gì cả, mong mọi người sau này đừng đến làm phiền cuộc sống của tôi nữa!"

Cha ruột tôi đã không nhịn được nữa, đập bàn đứng dậy, chỉ thẳng vào mặt tôi mà mắng: "Đồ rẻ tiền vô ơn bạc nghĩa! Tao là cha mày, không có tao thì làm gì có mày! Giờ mày sống sung sướng rồi thì trở mặt không nhận người thân à, nằm mơ đi!"

Tôi cao giọng, không hề tỏ ra yếu thế: "Lúc hai người bán tôi đi thì nên biết rằng sau này chúng ta sẽ không còn liên quan gì đến nhau nữa. Nếu mọi người còn tiếp tục dây dưa, tôi sẽ kiện ra tòa, nói được làm được!"

Bành Trình cười khẩy: "Chị, chị nói cha mẹ bán chị, chị có bằng chứng không? Hai nghìn đồng đó, chị có giấy biên nhận không?"

......

Cha ruột tôi gầm lên: "Đúng vậy, mày có bằng chứng không?"

Đúng là vô liêm sỉ!

Tôi hít một hơi thật sâu, lấy từ trong túi ra một tờ giấy, đập mạnh xuống bàn: "Nhìn cho rõ đi!"

Đó là một bản cam kết viết tay.

Hồi cấp hai, tôi cứ tưởng mình đã chuyển trường để tránh né sự đeo bám của mẹ ruột.

Nhưng thực ra không phải.

Là cha nuôi đã đưa năm vạn tệ để chấm dứt sự quấy rầy này.

Lần đó, ông ấy đã cẩn thận hơn, bảo cha mẹ ruột ký vào một bản cam kết, sau khi nhận tiền sẽ không bao giờ đến tìm tôi nữa.

"Đây chính là bằng chứng. Lúc đó tôi vẫn còn vị thành niên, hai người nhận tiền, ký vào bản cam kết này, chính là thừa nhận hành vi mua bán trẻ em!"

Tôi nhìn chằm chằm Bành Trình, cười lạnh: "Rảnh rỗi thì nên đọc sách nhiều vào, đừng có lên mạng tìm hiểu rồi tưởng mình biết tuốt!"

Tôi xách túi đứng dậy, nhìn cha ruột với ánh mắt căm hận: "Tôi cảnh cáo ông, tôi đã trưởng thành rồi. Bây giờ ông không thể ép tôi làm bất cứ điều gì nữa!” 

“Nếu ông còn dám đến quấy rầy cha mẹ tôi, còn dám đến tìm tôi, tôi đảm bảo sẽ kiện ông. Nếu ông muốn sống mấy năm cuối đời trong tù thì cứ việc đến tìm tôi. Dù sao thì, tôi hận ông, tôi chỉ mong ông sống không yên ổn!"

Cha ruột tôi tức giận đến nỗi mặt đỏ gay, người run lên bần bật.

Ông ta giơ tay định tát tôi.

Nhưng tôi đã ra tay trước, giáng cho ông ta một cái tát như trời giáng.

Đánh cho ông ta loạng choạng, suýt ngã.

Mắt tôi đỏ ngầu, ánh mắt ngập tràn căm hận: "Năm đó ông đánh mẹ tôi, cái tát này là trả lại! Ông già rồi, ông không đánh lại tôi, càng không đấu lại tôi đâu. Nếu không tin thì cứ việc thử xem!"

......

Bước ra khỏi nhà hàng, tôi thấy cha mẹ nuôi đang bước xuống xe.

Tôi ngạc nhiên hỏi: "Sao cha mẹ lại đến đây?"

Mẹ nuôi trừng mắt nhìn tôi: "Đến xem con có bị người ta ăn thịt không, để còn lượm xương cho con."

Cha nuôi thì dịu dàng hơn nhiều: "Mẹ con chỉ nói thế thôi, cha mẹ đến để ủng hộ con. Tiểu Quyên dù có chuyện gì xảy ra, cha mẹ mãi mãi là chỗ dựa cho con."

Bầu trời thành phố Tinh Thành về chiều tối thật ảm đạm, những ngọn đèn đường sáng lên, trải dài từ dưới chân tôi đến tận cuối tầm mắt.

Tôi ôm chặt mẹ nuôi đang giả vờ mạnh mẽ: "Mẹ, con lớn rồi, con có thể tự lo liệu được! Từ nay về sau, hãy để con làm chỗ dựa cho cha mẹ."

Sau đó, thỉnh thoảng mẹ ruột vẫn dùng số lạ nhắn tin cho tôi.

Cha ruột tôi bị ngã khi đang say rượu, dẫn đến đột quỵ.

Ông ta chỉ có thể lê những bước chân nhỏ, không còn sức để đánh người nữa.

Chị cả vì bị vòi tiền quá nhiều nên mối quan hệ với gia đình trở nên lạnh nhạt, ít khi về nhà.

Bành Trình vẫn chẳng làm nên trò trống gì, không lấy được vợ.

Cậu ta còn lấy trộm tiền chữa bệnh của cha ruột để nạp game.

Mẹ ruột tôi hỏi tôi: "Lai Đệ, rốt cuộc mẹ đã làm gì sai? Sao số mẹ khổ thế này!"

......

Tôi nghĩ.

Bà ấy sẽ chẳng quan tâm đến câu trả lời của tôi đâu.

Cho dù tôi có nói ra lý do, bà ấy cũng sẽ không thay đổi.

Vì vậy, tôi lại một lần nữa chặn số điện thoại của bà ấy.

(Hết)
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top