Dịch Con Thuyền Trống

Chương 69: C69:


"Hy vọng" là giống có lông

(thơ Emily Dickinson - bản dịch của Lê Dọn Bàn)

Hy vọng là một gì đó có lông vũ

Nó đậu trên cành hồn

Và hát khúc không lời

Mãi không bao giờ ngưng cả,

Và nghe ngọt nhất trong gió lộng;

Và ê ẩm là cơn bão phải đau

Nó có thể chao đảo con chim nhỏ

Vốn giữ nhiều ấm áp đến thế.

Tôi đã nghe nó ở vùng đất lạnh lẽo nhất

Và trên biển lạ lùng nhất,

Nhưng, chưa bao giờ, dẫu cùng cực,

Nó đòi lấy một mảnh tôi vụn vỡ.

"Hope" is the thing with feathers

(thơ Emily Dickinson)

"Hope" is the thing with feathers --

That perches in the soul --

And sings the tune without the words --


And never stops -- at all --

And sweetest -- in the Gale -- is heard --

And sore must be the storm --

That could abash the little Bird

That kept so many warm --

I've heard it in the chillest land --

And on the strangest Sea --

Yet, never, in Extremity,

It asked a crumb -- of Me.

=============

Nếu Cam Linh là chuyên gia về tình cảm, thì tôi cần để cô ta tìm hiểu cặp nam nữ trên màn hình này có mối quan hệ thế nào với nhau.

Cuối cùng Chu Nhị Đình cũng rơi vào màn ảnh cùng với một người đàn ông trung niên lạ mặt. Giữa mùa hè nóng nực thế này mà anh ta còn diện nguyên bộ vest đen y như dân môi giới bất động sản, tôi chẳng thích dạng hoa hòe lòe loẹt này tí nào (1), ấy thế mà cô ấy còn khoác tay anh ta nữa.

(1) từ gốc là tô son trát phấn (油头粉面), khi miêu tả nữ thì có ý khen là trang điểm xinh đẹp quyến rũ, còn miêu tả nam là ý chê ăn mặc quá loè loẹt, đỏm đáng.

Tôi hơi cau mày khi trông thấy họ, trưng ra bộ mặt nhăn nhó (2), trước tiên là nhìn Chu Nhị Đình, sau đó nhìn sang người đàn ông kia, rất hiển nhiên là không giống vẻ mặt khi gặp phải hung thủ.

Tiếng Cam Linh máy móc vang lên như trợ lý ảo Siri: "Người quen à", rồi lướt sang tấm ảnh kế tiếp, tôi vội vàng ngăn cô ta lại: "Lật lại đi, để tôi nhìn kỹ xem... là khách sạn huyện Năng..."

(2) bộ mặt nhăn nhó (挤眉弄眼 - tề mi lộng nhãn): QT hay để là "làm mặt quỷ", nhưng nghĩa cụm từ này thường là về các biểu cảm với đôi mắt và lông mày như: nháy mắt, đưa mắt nhìn nhau, nhíu mắt nhíu mày, mặt nhăn mày nhó...

Khách sạn huyện Năng vừa mới được sửa sang lại, trước cửa chính có xây thêm bồn hoa, và phía trước bồn hoa là cổng vào bằng đá sừng sững như Khải Hoàn Môn bên Pháp. Cánh cổng đá được treo tấm biển thiếp vàng có ghi dòng chữ "Khách sạn huyện Năng", trên cổng là bốn cái đèn lồng trang trí Tết hãy còn cháy đỏ rực rỡ, trông xốn cả mắt vào cái mùa hè chói chang năm nay.

Quan sát kỹ hơn thì Chu Nhị Đình đứng rất gần người đàn ông kia, những cũng chưa đến mức gọi là thân mật, hơn nữa hai người chẳng có điểm nào giống nhau. Tôi từng bắt gặp ba của Chu Nhị Đình từ xa, đó là một bác nông dân chính hiệu, eo bị khòm xuống, làn da ngăm đen, và không có gương mặt láu lỉnh kém thành thật thế này.

Tôi nghiên cứu một chốc cũng không rõ ràng thêm điều gì, mà Cam Linh đã bắt đầu mất kiên nhẫn, tiếp tục bấm chuyển hình. Thế là tôi lại nắm cổ chặt tay cô ta y như đứa nhóc mè nheo đòi ba mẹ quay trở về kênh phim hoạt hình: "Cô quay lại đi, tôi còn chưa nhìn rõ nữa."


"Cô nhìn không hiểu cái gì thế?" Cam Linh hất tay tôi ra, tôi bước đến cạnh tivi, chỉ vào Chu Nhị Đình: "Đây là đồng nghiệp của tôi, cô ấy năm nay mới hai mươi bốn tuổi. Còn người đàn ông này thì tôi không biết."

"Thì là bạn trai thôi." Cam Linh cảm thấy tôi tẻ ngắt, quay sang bức ảnh khác bất chấp sự phản đối của tôi. Tôi đang muốn la lên rằng Chu Nhị Đình đã có người yêu rồi, nhưng cẩn thận ngẫm lại thì tôi chưa thấy qua anh ta bao giờ, chẳng lẽ lại là người đàn ông chơi cả bộ vest vào giữa ngày hè bức bối này thật sao?

Hay là Chu Nhị Đình đang đi coi nhà ở vậy nhỉ? Tôi túm chặt Cam Linh lần nữa: "Cô nhìn người chuẩn, giúp tôi xem người đàn ông này với..."

"Nhìn người chuẩn á?" Cam Linh tránh đi bàn tay đang chìa ra của tôi, mấy lần muốn bẻ đầu tôi hướng về phía tivi nhưng không thành, chỉ có thể dùng một phần ba ánh mắt liếc về phía người đàn ông nọ.

"Ừm, không nhìn ra được cái gì từ bên ngoài, làm bên buôn bán bất động sản phải không?"

Bụng tôi nhủ thầm, ngay cả Cam Linh cũng nghĩ như tôi, nếu anh ta không làm đúng nghề này thì chắc là đổi công việc cũng còn kịp đấy, hệt như việc mọi người đều thấy tôi hẳn là đang làm giáo viên mầm non, hoặc là bảo mẫu, cái này thuộc về tài năng bẩm sinh rồi, ai cũng mang vẻ ngoài lừa gạt như thế cơ mà.

Cam Linh còn săm soi thêm một chút, phóng to bức hình trên điện thoại ra xét nét chi li: "Đồng nghiệp của cô không có thân quen lắm với người này đâu."

"Sao cô biết được?"

"Lúc hai người khoác tay —" Cam Linh vẫy tay ra hiệu, mượn cánh tôi của tôi cứ như là treo món trang sức vào khuỷu tay cô ta. Tôi bị lôi kéo ngã về phía này, đối phương chặn tôi lại, "Cô đến gần quá."

Tôi nhích cái cổ ra xa, Cam Linh cũng rút khỏi tay tôi, rồi đẩy tôi về phía sau: "Cô nhìn đi, cô và tôi biết nhau hơn một tháng rồi, lúc tôi kéo cô thì khoảng cách giữa tôi và cô là như thế nào? Nè, cô xem lại đi."

Lòng bàn tay Chu Nhị Đình nắm lấy khuỷu tay người đàn ông trung niên kia, nhưng vai hai người không gần bên nhau. Tôi quay sang quan sát vai Cam Linh, kinh hoảng dịch ra một góc khác trên sa lông.

Cam Linh hờ hững ngước mắt lên: "Vậy cô có thể trở về xem hình chụp được chưa?"

Tôi tiếp tục nhìn tivi, trong đầu lóe lên dấu vết Chu Nhị Đình để lại. Bỗng Cam Linh lên tiếng: "Cô có thể đừng can thiệp vào chuyện của người khác không vậy?"

Bị mắng đến tỉnh cả người ra, tôi gật đầu đồng tình: "Đúng là có hơi phiền... tôi không muốn thế đâu."

Lúc tôi gặp được Chu Nhị Đình, thì cô ấy còn gọi tôi là "đàn chị", rồi sau đó tôi luôn được phân vào lớp mấy đứa nhỏ mà Chu Nhị Đình quản lý, nên dần dà chúng tôi trở nên quen thuộc. Rõ rành rành rằng tôi và Chu Nhị Đình vẫn chỉ là quan hệ đồng nghiệp cùng cơ quan, nhưng nếu một hai bắt tôi phải kết bạn với ai đó trong những mối liên hệ ở trường, thì nhất định Chu Nhị Đình sẽ là người đầu tiên, ngoài ra chẳng còn ai khác nữa cả.

Tôi băn khoăn cho người bạn hiếm hoi của mình, nhưng cũng không muốn nhúng mũi vào chuyện của người khác. Hôm sau Chu Nhị Đình bảo rằng ánh mắt tôi nhìn cô ấy không đúng lắm, cứ như chủ nhiệm lớp cấp ba đang dò xét học trò vậy.

Tôi không che giấu được ánh mắt mình, và đồng thời không dám thành thật khai báo là có người phụ nữ kì lạ theo dõi em hằng ngày, mà chị cũng thấy được. Tôi chỉ có thể lấp liếm rằng buổi văn nghệ cho ngày Tết Thiếu nhi sắp tới rồi, tôi quá hồi hộp, lo lắng đến mức không còn kiểm soát được biểu cảm của mình. Thế là Chu Nhị Đình tỏ vẻ cực kỳ đồng cảm, kéo tôi vào văn phòng, móc ra lon Coca lạnh băng dán vào má tôi.

"Mình nghỉ một lát nào." Chu Nhị Đình bóc ra túi đồ ăn vặt mời mọi người, bịch snack tôm cay Mi Mi bị xé ra rơi tan tác trên đất.


Trời nóng như đổ lửa, một giáo viên đề xuất gom đơn đặt trà sữa, món thức uống này ở huyện đều chỉ là từ bột uống liền hòa tan vào nước, chưa bàn tới chuyện mùi vị có ngon hay không. Sau khi cơm trưa được giao tới, một nữ giáo viên phái Lý Dũng Toàn lén giấu bọn nhỏ lấy trà sữa về qua đường lan can.

Lý Dũng Toàn xách cái bao trà sữa hệt như đang nắm quyền sinh sát to lớn trong tay, bắt đầu hểnh mũi lên với dàn giáo viên nữ đang xụi lơ trên ghế, trước tiên lựa ra một ly: "Xem nào, đây là phần trà bưởi mật ong của chị Tiểu Hồi nè."

Tôi nhận lấy, Lý Dũng Toàn cười ha ha, tôi cũng cố cười theo đuôi, nhưng lòng mãi còn vướng bận chuyện Chu Nhị Đình và người đàn ông trung niên nọ. Chu Nhị Đình mua tận hai ly, chọc hai cây ống hút vào mỗi phần, thay phiên thưởng thức một bên là trà sữa ô long, còn một bên khác là vị nho, chỉ mới uống một phần ba mỗi ly đã chạy như bay ra ngoài.

Buổi biểu diễn chính thức diễn ra vào sáng mồng một tháng sáu, khí trời nồng nực đến độ khuôn mặt mỗi người đã biến thành một mỏ dầu lớn. Thậm chí tình trạng của Lý Dũng Toàn còn tệ hơn nữa, cậu ta nheo mày đến co rúm lại, khổ sở xin một cô giáo cho cậu ta vài tờ giấy thấm dầu. Còn tụi nhỏ thì tụm lại thành đám nhao nhao ầm ĩ lên. Máy lạnh đã chạy hết công suất, nhưng bên ngoài thì vô cùng oi bức, cái nóng lạnh thất thường đan xen với nhau khiến ai nấy đều cảm thấy như sắp tan chảy cả ra.

Tôi sợ tụi nhỏ nôn nao, bồn chồn trước khi lên sân khấu, nên lén phát cho mỗi đứa một miếng bánh quy rau củ lót dạ. Nghệ Hàm không chịu ăn tí gì, hóp bụng lại để giữ dáng vóc đẹp đẽ, tôi vỗ nhẹ vào lưng cô bé, cái bụng nhỏ tròn vo của cô bé lập tức hiện ra trở lại — người ta không thể mong đợi những đường cong nảy nở quyến rũ, hoặc là đòi hỏi vẻ uyển chuyển tinh tế ở một đứa trẻ bốn tuổi rưỡi được, đó gọi là biến thái.

"Con đừng có hóp bụng lại nè, rất dễ bị đau sốc hông khi diễn kịch đấy."

Nghệ Hàm nghe mà rầu rĩ không vui, tôi dỗ dành rằng phần bánh quy để cho cô bé có hình cà rốt, thế là cô bé bị dụ dỗ ngay tức khắc, vui vẻ chạy vào cánh gà chờ lệnh từ Chu Nhị Đình. Chu Nhị Đình ló mặt sau khe hở nhìn lượng khán giả chật kín phòng: "Không đủ chỗ ngồi rồi, có bên mang cả gia đình tới luôn chị ơi."

Các bậc phụ huynh ngồi bên dưới lác đác có người mang khẩu trang, có người không mang, còn có người kéo khẩu trang lên tận cằm. Máy lạnh trong khán phòng đã giảm đến hết nấc nhưng vẫn không kham nổi đám người chen chúc như nêm, nhiệt độ trên mỗi người phả vào nhau.

Tôi khom lưng luồn qua phía dưới sân khấu, lách qua cánh gà, xuyên qua khán phòng như xe chỉ luồn kim, duy trì trật tự, cuối cùng cũng bước lên trước tấm màn sân khấu, cầm mi-crô báo rằng buổi biểu diễn sắp bắt đầu.

Bên dưới nổ ra tràng pháo tay vang dội, tôi cúi chào, tắt mi-crô và rút lui vào bên trong.

Vừa nãy trên sân khấu tôi thấy được Cam Linh đang ở trong khán phòng, nhưng hình như đã đến muộn nên chỉ đành đứng tít đằng sau. Cô ta vẫn mặc cái áo hoodie đen nóng như lò hấp kia, tóc tai lòa xòa trên bờ vai, đôi môi mím thật chặt. Nếu đây là một bộ phim điện ảnh thì cô ta là tên sát thủ đã chuẩn bị kĩ lưỡng, chỉ đang rình đúng thời cơ, vẻ mặt vô cùng lạnh lẽo.

Ánh đèn vụt tắt, bóng tối bao trùm khán phòng, sân khấu bừng sáng lên. Trong bức màn đen thẳm bên dưới, Cam Linh vẫn khoanh tay không nhúc nhích.

Bọn nhỏ trình diễn tiết mục, người lớn hào hứng tươi cười, nhiệt tình vỗ tay reo hò cổ vũ, không khí vui vẻ lan tràn khắp nơi, còn cánh giáo viên thở phào ra như vừa trút xong được gánh nặng.

Tôi đưa lại phần bánh quy còn thiếu cho Nghệ Hàm, vậy là trường Mầm non Ánh Sáng đã chính thức bước vào kì nghỉ.

Đợt nghỉ này bắt đầu từ Tết Thiếu nhi kéo dài đến Tết Đoan Ngọ, ngày sáu tháng sáu tôi sẽ trở lại lớp, nhưng khi đó nhóm lớp Lá sẽ có buổi tốt nghiệp, thế nên cùng lắm là tôi sẽ đến trường chỉ trong vài tuần ngắn ngủi.

Các bậc cha mẹ nắm tay mấy đứa nhỏ lần lượt ra về, đội ngũ ô tô, xe máy, xe đạp ùn ứ trước cửa dần tản đi, nhóm giáo viên bắt đầu công tác dọn dẹp sân khấu, cánh gà, gom tất cả đồ vật vào kho, chờ đến thứ hai hay thứ năm tuần sau lại tính tiếp.

Sau cuộc họp ngắn vào buổi chiều, dàn giáo viên cũng được thả tự do như đàn cừu được phóng thích ra đồng cỏ.

WeChat tôi hiện ra hai cái tin nhắn.

Cam Linh: Gửi cho tôi mấy tấm ảnh trong điện thoại cô đi.

Cam Linh: Của Ninh Ninh đó.

Tôi làm bộ không đọc được, đi mua đồ ăn rồi về nhà. Khi trở về, tôi từ từ trụng miến rồi bỏ vào tô, xắt thêm mấy lát ớt chỉ thiên và băm tỏi, đang lúc rưới nước tương lên thì WeChat báo có cuộc gọi đến.

Tôi đành đón lấy, bên kia đầu dây có tiếng Cam Linh vang lên: "Nhà trẻ nghỉ rồi phải không? Mấy ngày này cô có thể nhìn ảnh nhiều hơn không, tôi chụp nhiều quá rồi."


Buổi biểu diễn văn nghệ mùng một tháng sáu ở trường Ánh Sáng đã châm thêm thùng xăng vào ngọn lửa mong ngóng báo thù của Cam Linh, làm nó bùng lên dữ dội hơn bao giờ hết.

Tôi trả lời, được.

Ăn xong món miến trộn thì tôi mới nhận ra mình sót mất đám dưa leo đã thái nhỏ trước đó, chỉ có thể gom chúng vào một cái chén và rưới lên miếng dầu dấm, chưa kịp nhấc đũa thì Cam Linh đã gõ cửa.

Cái hấp tấp của cô ta không viết ở trên mặt mà thể hiện qua hành động, cô ta nhanh gọn ném điện thoại lên sa lông: "Nhà trẻ nghỉ từ buổi chiều rồi, phải tranh thủ thời gian thôi."

"Cô ăn gì chưa?" Tôi đưa cái chén dưa leo sang, Cam Linh liếc qua rồi vươn tay đón lấy.

Cam Linh ăn đám dưa leo thái, tôi bật tivi, nó mới sáng lên thì Cam Linh đã buông cái chén xuống, đáy chén đã không còn miếng dưa leo nào.

"Ăn vậy ít quá, để tôi nấu thêm tô mì cho cô." Tôi bưng cái chén bước vào phòng bếp, bỏ thêm nước tương và hành thái vào lượng dầu dấm còn lại, dùng đầu đũa thử vị, rồi thả thêm nhúm tiêu sọ xay, nước cốt gà, và nửa muỗng mỡ heo.

Tôi càng kéo dài thời gian thì hình như Cam Linh càng nóng ruột cháy gan, tôi nghe được tiếng chân đi qua đi lại bên ngoài phòng khách, có vẻ cô ta đang căng thẳng gấp trăm lần so với trước đây.

Chiên xong cái trứng, tôi bắt đầu chuyển sang đun nước, trong quá trình này tôi vẫn luôn dõi theo Cam Linh, dường như cô ta đã đạt đến trạng thái lo âu tột độ, hiện tại đang ngồi trên sa lông, ngón tay luồn vào mái tóc, úp đôi bàn tay che đi đôi mắt, không động đậy gì một lúc lâu.

Cam Linh khẽ ngẩng đầu, màn hình tivi phản xạ hình ảnh tôi đang ngóng ra ngoài.

Hoàn toàn khác với những lần trước, Cam Linh chủ động lên tiếng: "Hôm nay tôi có đến trường Ánh Sáng xem buổi văn nghệ."

Tôi quay đầu lại nhìn nồi nước vẫn chưa sôi: "Ừm."

Cam Linh vẫn cúi đầu, đầu vai cao ngồng lên, cái đầu càng ngày càng vùi sâu xuống.

Tôi bốc nắm mì sợi ra khỏi bao, đáy nồi nước bắt đầu nổi bong bóng ùng ục.

"Con bé không có nhập học nghiêm túc vào trường mầm non... Bà nội nó nói đáng ra cứ cho vào thẳng tiểu học là được... Là tôi cứ ngoan cố đưa nó đến trường Cây Mận...."

Trịnh Ninh Ninh không thể biểu diễn tiết mục "Gieo mặt trời" kia.

Em có một ~ ước mơ tươi đẹp ~ là mai sau lớn lên... (3)

Cô bé đã chẳng thể nào lớn lên được nữa.

(3) Đây là câu mở đầu của bài hát "Gieo mặt trời" đã đề cập ở chương 3.

Nước sôi rồi, tôi thả nắm mì nằm xoài ra trong nồi, hơi nước bốc lên nghi ngút, tôi bật máy hút khói, không nghe được tiếng khóc của Cam Linh.

Một tô mì nóng hổi ra lò, trên mặt là cái trứng ốp la, bốn miếng thịt viên, mấy miếng rau xà lách, rưới thêm nước tương nên màu sắc lá rau chuyển sang đậm hơn, váng dầu và mấy miếng hành thái dập dềnh nổi trên mặt nước mì.

Tôi ngồi trong bếp bóc da trên ngón tay, khuôn mặt gợn lên những nét nhấp nhô như đá tảng trong tiếng khóc.
 
Chương 70: C70: Chương 70


Come and hold my hand

I wanna contact the living

Not sure I understand

This role I've been given

I just wanna feel real love

Feel the home that I live in

Cause I got too much life

Running through my veins

Going to waste

I just wanna to feel real love

And the love ever after

There's a hole in my soul

You can see it in my face

It's a real big place

- ----

Con người và con vật có chỗ khác nhau.

Nhân phẩm làm con người trở nên hèn nhát, và nó chỉ như tờ giấy mỏng khi đứng trước những điều tàn bạo và phi lý.

Răng đền răng, mắt đền mắt, hay ăn miếng trả miếng là chuyện vui sướng thỏa thuê biết bao.

Nhưng tôi không làm được điều đó, từ nhỏ đến lớn tôi là người nhát gan, yếu đuối, sau đó có một từ dần phổ biến trong xã hội, gọi là "thánh mẫu."

Có đôi khi chấp nhận cái nhu nhược yếu ớt của bản thân mình là một chuyện tốt, điều đó có nghĩa là tôi sẽ không mơ tưởng đến việc vượt quá khả năng của mình, chẳng hạn như trả thù và giết người.

Không biết qua bao lâu, Cam Linh buông tôi ra, tôi vẫn cứ khoanh tay ngồi tại chỗ, thấy Cam Linh im lặng xoa đầu gối. Cô ta ngồi lại trên ghế, đôi tay đan vào nhau tựa như muốn bàn bạc với tôi, nhưng mở miệng mấy lần đều thất bại. Cuối cùng cô ta không nói lời nào cả, chỉ là lôi tôi lên, ném vào ghế, sau đó lấy điện thoại chạy lấy người.


Tôi ngăn cản người ở cửa: "Thêm WeChat tôi đi."

Cam Linh không nói gì, đưa mã QR sang, tôi gửi kết bạn tới cô ta. Ảnh đại diện của Cam Linh rất là "sói", trong hình là một con sói với đôi mắt xanh lam nhìn thẳng vào màn hình, tên WeChat cũng là Cam Linh, lời giới thiệu để là "À hú -" (1)

Cam Linh chấp nhận lời mời kết bạn, rồi vội vàng bỏ đi không nói câu nào.

Sau đó, tôi đếm trên cuốn vở có khoảng bảy tám nét gạch, mà Cam Linh mới nói với tôi được bao nhiêu câu đâu? Cô ta bình thản rút lui, rời xa khu vực tôi hóa rồ đi, để tôi tự mình làm nguội cái đầu lại.

Tôi nào muốn để lộ bộ mặt ngây dại, hoảng loạn mất kiểm soát trước mặt Cam Linh. Đã nói chuyện với nhau đến mức như vậy rồi, tôi thật sự cho rằng Cam Linh có thể thấu hiểu hết những thứ tôi trải qua, giây phút đó tôi sắp sửa chấp nhận Cam Linh, thật lòng thật dạ giãi bày hết nỗi khổ tâm của tôi, lý do tại sao tôi không thể nói cho cô ta - trong đó có rất nhiều yếu tố như pháp luật, nhân phẩm, rồi còn có sự đồng cảm, và rất nhiều, rất nhiều những thứ khác tôi không thể thốt thành lời.

Ngẫm lại thì cũng là bản thân quá bốc đồng, Cam Linh bền chắc như thép không chê vào đâu được, còn tôi thấy cô ta hơi lộ vẻ yếu ớt thì cứ ngây thơ ngỡ rằng đó là thật, thì ra lại là lời bịa đặt vừa thật vừa giả rằng cô ta đã gặp được ma ở khu mộ. Cô ta đúng là cục đá vừa thối vừa cứng (2), tôi tuyệt đối sẽ không tin tưởng bất kì cảm xúc gì hiện ra trên mặt cô ta nữa.

(2) cục đá vừa thối vừa cứng: từ câu "cục đá hầm cầu vừa thối vừa cứng", ý chỉ người đã cứng đầu, lại còn có thái độ xấu.

Tức chết tôi thật chứ.

Tôi quăng Cam Linh ra một bên, đánh một giấc. Lúc ngủ dậy phát hiện trang cá nhân có mấy cái điểm thông báo nhỏ, vừa nhấn vào là thấy dấu vết Cam Linh lục lọi nhật ký của tôi như đang duyệt tấu chương muốn nát ra. Bấm vào con số hai mươi trên thông báo, tất cả đều là các đoạn clip và hình ảnh mấy đứa nhỏ diễn tập văn nghệ tôi đăng trên nhật ký.

Người này còn một hai phải nhấn like chứng minh rằng mình đã dạo ngang qua đây, lần gần nhất cô ta còn để lại bình luận:

Đẹp quá.

Trang cá nhân tôi trang trí theo kiểu chín tấm hình nhỏ ghép lại thành một hình vuông lớn (3), đăng tình hình diễn tập của lớp Hoa Hướng Dương, phía dưới là bình luận từ các phụ huynh, đa số là rải hoa, thả tim và mỉm cười. Trong một bức hình Nghệ Hàm đứng ở chính giữa, đội nón hình con thỏ, đằng sau nón có cái đuôi tròn vo, nụ cười tươi toe toét.

Tôi chần chờ hồi lâu ở phần cài đặt quyền hạn xem nhật ký, cuối cùng thấy trang của tôi vốn chỉ có thể thấy được tới ba tháng gần nhất, cô ta không mò được manh mối gì, vì vậy tôi kiềm lại cơn thôi thúc chặn Cam Linh đi.

So với tôi thì trang cá nhân của Cam Linh cực kì đơn giản: cô ta không đăng gì cả, chỉ có một mẩu tin cũ vài năm trước được tự động chia sẻ từ một phần mềm học từ vựng.

Tôi hệt như cái bình bằng thủy tinh, người khác có thể thấy rõ mồn một thứ đựng bên trong.

Ngay cả mấy đứa con nít cũng có thể dễ dàng nhìn thấy tôi có chuyện canh cánh trong lòng.

Nghệ Hàm thích cái nón con thỏ kia vô cùng, cái đuôi sau nón cứ lúc la lúc lắc. Chất liệu đôi tai con thỏ không được tốt lắm, nom như lỗ tai lừa khi đứng ở đằng xa. Bởi vì hiện tại là mùa hè, lớp lông thỏ bên ngoài là màu trắng, cô bé lại còn mặc thêm áo và váy hình thỏ, mang vớ trắng và dép bông. Dù Nghệ Hàm đã cởi dép ra vì trời quá nóng, nhưng cô bé vẫn rất thích sạch sẽ, ngồi khoanh chân trên ghế để tránh làm bẩn vớ, gian nan cầm cây cà rốt gặm với mấy chiếc răng cửa.

Tôi đứng bên cạnh nhìn mấy đứa nhỏ giải lao, đổ nước ô mai vào cái ly giấy phát cho tụi nhỏ. Từng đứa một uống hết nước ngay trước mặt tôi, có đứa vẫn còn thòm thèm xin thêm ly nữa, nhưng nếu uống hết thì chỉ có thể lấy thêm chè đậu xanh thôi.

Trước mặt tôi bất ngờ hiện ra một cái đầu nhỏ, hai cái lỗ tai lừa gục xuống dưới, tôi lại bóc ra thêm một cái ly giấy.

Nghệ Hàm nói: "Cô Tiểu Khương ơi, cô cho bạn Triệu Nam hai ly ô mai rồi đó."


"Ồ?" Tôi chưa kịp định thần lại, Nghệ Hàm nói tiếp: "Cô ơi, hình như cô đang lo lắng cái gì phải không."

Mỗi đứa trẻ đều có thứ gì đó trong lòng, Nghệ Hàm từng mơ thấy mình không còn là đứa nhỏ sáng dạ nhất nữa, hoảng hốt tới độ bắn ra khỏi giường và bắt chặt tôi mà khóc thật to, sau đó mỗi ngày đều cần tôi giơ ngón cái cổ vũ, xác nhận cô bé là đứa nhỏ thông minh nhất lớp. Còn lớp Cây Quýt có một cậu bé họ Hứa mỗi ngày đều sợ cái bóng của mình sẽ trốn mất, nên thường xuyên ngồi giữa trời nắng chang chang mà khuyên nhủ nó phải theo sát bước chân cậu bé. Bên lớp Chuông Gió Xanh thì có đứa nhỏ khác hiếu thắng như Nghệ Hàm, cứ bứt rứt sốt ruột hỏi tôi rằng nếu ba mẹ ly hôn thì cậu bé có còn được ở trường nữa không. Rồi lớp Xương Rồng lại có một cô bé với vẻ ngoài đáng yêu như búp bê thổ lộ rằng, có rất nhiều bạn nhỏ khác nói cô bé là bạn tốt nhất của mình, nhưng ngay lúc sau lại nhìn thấy các bạn ấy chơi với người khác, tâm trạng cô bé rất là rắm rối.

Mỗi đứa trẻ đều có mối bận tâm riêng, một số khi kể ra xong là tan thành mây khói, một số khác khi trút ra xong mà vẫn còn thật mông lung. Tâm sự của Nghệ Hàm lại nhiều như sở trường của cô bé vậy, cho nên cô bé cũng thường kể chuyện của mình với người xung quanh.

Tôi nói, cô không có chuyện gì cả, lỗ tai con thỏ bị cụp xuống rồi nè, để cô lấy kim chỉ sửa lại cho con nha. Thế là người lớn gian xảo đã thành công dời đi sự chú ý của đứa nhỏ, Nghệ Hàm không nói ra, thì tôi sẽ không có tâm sự gì hết.

Tôi lấy keo nước dán mấy miếng vải vụn lại với nhau, khi chúng khô đi thì lót vào trong tai con thỏ rồi may lại. Kết quả là đôi tai thỏ kia càng giống lừa hơn nữa, nhưng rất hiển nhiên là Nghệ Hàm chưa bao giờ nhìn thấy lừa thật ngoài đời, cô bé cứ cho rằng đây là lỗ tai thỏ đang vểnh lên, chạy vút đi khoe khoang. Chu Nhị Đình nói, chị nhìn đi, chị tận tay đưa trang bị cho cái đứa Ma Vương kia rồi, làm chuyện tốt quá nhỉ.

Tôi đáp, nếu không nghe theo đứa Đại Ma Vương kia thì lớp của em sắp tanh bành hết đấy, Chu Nhị Đình vặc lại, chị cứ cưng chiều tụi nó, còn vai người xấu thì đẩy cho em đóng, hừ.

Hai chúng tôi nói chuyện mà cứ như đôi vợ chồng phàn nàn lẫn nhau, giáo viên phụ lớp Hướng Dương thì đang dọn ghế ở sau lớp, bị mấy đứa nhỏ vây quanh. Trò chuyện xong, Chu Nhị Đình phẩy tay, bảo thêm là hiệu trưởng đang tìm tôi.

Hiệu trưởng đang ngồi ở trong văn phòng, đôi tay đan vào nhau, không biết đôi lông mày xăm này vừa gặp chuyện gì mà ờ phần đỉnh mày ửng đỏ một cách bất thường, lúc tôi đi vào bắt gặp cảnh đôi lông mày hơi đo đỏ đang nhướng lên cao.

Hiệu trưởng đi thẳng vào vấn đề, hỏi tôi dạo này em sao rồi.

Tôi trả lời, em vẫn ổn.

Hiệu trưởng hỏi: "Gần đây mụ điên kia không tới đây nữa, chị thấy có vẻ an toàn rồi, bên em không xảy ra chuyện gì phải không?"

Không ngờ lâu như vậy rồi mà hiệu trưởng còn nhớ chuyện này, tôi hơi hồi hộp ngẩng mặt lên, phát hiện mặt mũi chị ấy vẫn cứ đầy bồn chồn, dằn xuống lời đã đến bên miệng, hỏi thêm: "Lại có chuyện gì nữa à chị?"

"Chị hỏi em hay là em hỏi chị thế?"

"À, bên em không có chuyện gì, còn chị thì sao thế? Em thấy lông mày chị giống như..."

"Tiểu Khương này, không phải, không phải... không có liên quan đến lông mày, chị muốn biết về chuyện bảy năm trước."

Tôi đang muốn trả lời rằng tôi không thể nói được, bỗng nhiên thấy mí mắt chị ấy giật giật, chị ấy lập tức lấy tay xoa vài lần, rồi xoa cả hai tay lên khuôn mặt, vẻ mặt hơi ngái ngủ nhìn tôi.

Ngay tức khắc tôi đã có suy đoán, chỉ đáp: "Thôi được rồi, vậy để em kể cho chị."

Hiệu trưởng hết sức ngạc nhiên, thái độ tôi lúc trước ngoan cố y như cục đá trong hầm cầu, bỗng chốc hôm nay nứt ra, chịu bộc lộ bí mật. Chị ấy không khỏi nghiêng người về phía trước, kêu tôi ngồi vào sa lông, mồ hôi túa ra trên mặt vì nóng.

Tôi tin rằng hiệu trưởng phải có lý do gì đó mới đột ngột hỏi tới mụ điên đã không hề quấy rầy trường mẫu giáo nữa. Tôi kể tóm tắt mấy việc xảy ra bảy năm trước, nhưng giấu nhẹm diện mạo và danh tính thủ phạm, với cả thói quen, hành vi, và tất cả những đặc điểm nổi bật nữa, chỉ nói ngắn gọn vài câu là lúc ấy hắn lao tới như thế nào, ra tay làm sao, rồi tôi phản ứng thế nào.

Tối đến, để nghiệm chứng lý do ban sáng của hiệu trưởng, tôi mở WeChat ra, ngẫm nghĩ rồi gửi tin nhắn cho Cam Linh:


Mấy ngày nay cô đi đâu thế?

Gần nửa tiếng sau, Cam Linh đáp lại: Chỗ khác.

Khương Hồi Hương: Cô có đi làm phiền hiệu trưởng tụi tôi không vậy?

Cam Linh: Không có.

Tôi không tin, cứ gửi thêm mấy câu nữa, tôi phải nhằn cho ra lời nói thật từ cô ta.

Cam Linh: Tôi không có làm phiền ai cả.

Cam Linh: Tôi không phải là kẻ điên.

Cam Linh: Tôi chỉ đi hỏi hiệu trưởng trường Cây Mận đi đâu rồi.

Cam Linh: Tôi biết đôi vợ chồng kia. Lúc tôi đưa Ninh Ninh đến trường Cây Mận, cô còn chưa tới đó nữa.

Cam Linh: Đôi vợ chồng kia lặn mất tăm rồi, chắc chắn là họ biết mặt hung thủ.

Cam Linh: Tôi không nói là tôi muốn tìm cách trả thù, cô đừng xen vào việc của người khác.

Xem ra đây đều là lời nói thật, lòng tôi thầm nghĩ, cô mà không phải kẻ điên thì thế giới này làm gì có kẻ điên nữa đâu chứ.

Khương Hồi Hương: Là cô nhắc tôi, tôi muốn xen vào việc người khác vậy đấy.

Cam Linh: Hiệu trưởng cô nói là muốn kể cho tôi việc bảy năm trước.

Khương Hồi Hương: ?

Cũng may là tôi còn cẩn thận, chỉ nói tình huống lúc đó, có lẽ cũng không quan trọng mấy với Cam Linh. Mà tôi đã để lộ ra những chi tiết nhỏ nhiều lần rồi, hẳn ít nhiều cô ta cũng đoán ra được, nhưng một người muốn báo thù mà biết con gái mình chết như thế nào thì có ích lợi gì chứ.

Tôi vội vàng lục lọi danh bạ mới sực nhớ ra đôi vợ chồng đó không để lại phương thức liên hệ gì với tôi. Sau khi việc kia phát sinh, họ rất nhanh tay sang lại trường học cho người khác, cắt đứt với quá khứ, không ở lại huyện Năng nữa.

Sau một lúc lâu, khung chat lại nhảy ra một câu:

Cam Linh: Cô đang ở nhà phải không?

Khương Hồi Hương: Không có! Tôi đang ở bên ngoài.

Cam Linh: Tôi biết rồi.

Tôi đứng ở cửa, không biết là nên đi ra ngoài hay là giả chết ở trong nhà. Lát sau, tôi soạn tin: Tôi về nhà rồi, cô muốn qua đây không?

Cam Linh: Ừ.


Khương Hồi Hương: Cô đừng có đi đâu, cô đang ở chỗ nào vậy, để tôi lấy xe đạp qua đón cô.

Tôi không chịu được cảnh ngồi nhà đợi kẻ điên tới cửa, cảm giác này quái đản y như trong phim kinh dị. Tôi chộp lấy chìa khóa chạy như bay xuống lầu, cắm vào ổ khóa, bật đèn xe, trên WeChat gửi tới một điểm định vị.

Cam Linh: Trời tối rồi.

Khương Hồi Hương: Không xa đâu.

Tôi là cái bình thủy tinh trong suốt, chẳng cần tiếp xúc thì Cam Linh cũng biết tôi đang làm gì, không phải đang ở chung với mấy đứa nhỏ thì cũng là đang làm mấy việc bình thường. Còn Cam Linh lại là một cái hộp đen thăm thẳm, mỗi giây mỗi phút đều chực chờ bật ra thứ nguy hiểm gì đó, lôi cả người không liên quan xuống nước. Sự cố chấp của cô ta giống như từng cái bắt tay, cứ khăng khăng kéo tất cả mọi người vào cái hộp của cô ta. Tôi nhắm mắt lại, chỉ tưởng tượng đến hành động của Cam Linh là đủ khiến cho tôi khó chịu không yên.

Lộ Kim Thời, hiệu trưởng, rồi đôi vợ chồng kia, sau đó sẽ còn thêm những người khác nữa, tôi sợ Cam Linh sẽ vô tình đụng phải chân tướng khi tôi không hay biết, và rồi hết thảy sẽ không còn cứu vãn được nữa.

Tôi cần phải chiếm quyền chủ động, dẫu rằng không làm được chuyện gì ra hồn, nhưng tôi cũng tuyệt đối không được, nhất định không được lâm vào nỗi sợ hãi mà trơ mắt đứng nhìn, chờ Cam Linh thỏa nguyện biến thành kẻ giết người.

Nếu tôi có thể ngăn cản thì kẻ sát nhân sẽ không thể trở thành kẻ sát nhân nữa.

Đèn xe hắt ra hai luồng sáng leo lét như hai vệt nước mũi, tôi dừng xe ven đường, lau mồ hôi trên cổ: "Lên xe đi."

Mặt Cam Linh lộ vẻ hơi giễu cợt: "Ôi chà -"

Tôi lại nhớ đến Lộ Kim Thời, hung hăng lườm cô ta: "Cô cười cái gì?"

"Không có gì," Cam Linh ngồi lên yên sau, "Cuối cùng cô cũng chịu tự chui đầu vào rọ à... Tôi chưa có ý định ép cô khai cái gì, vậy là cô đã hạ quyết tâm làm đồng lõa rồi sao?"

"Có rất nhiều người ghét ăn gừng, mùi vị thì kì lạ, đi chỗ nào cũng gặp nó, mà còn rất dễ dàng gây nhầm lẫn nữa. Trong món gà xào ớt thì giống miếng gà, trong canh thì giống miếng xương, bỏ vào lẩu thì giống hết mấy thứ trong đó, còn nếu đem đi xào khoai tây thì lại giống miếng khoai," tôi quay đầu xe, "Nhưng mà người ta không thể sống thiếu gừng được, tán nhỏ bỏ vào nước, mài thành bột bỏ vào nhân sủi cảo, lại còn có thể biến nó thành đồ tráng miệng, sữa gừng gì gì đó (4)... còn có cả kẹo gừng... rồi bỏ gừng vào canh thịt hầm để khử mùi tanh và dậy mùi thơm..."

Cam Linh nắm lấy cái tay vịn yên sau: "Cô có được chọn mình mang họ gì đâu, tôi còn họ Cam đây."

"Tôi rất là đáng ghét, có mặt ở khắp mọi nơi, toàn là nhúng mũi vào chuyện của người khác, người ta lấy đũa kẹp tôi đi, ném ra đĩa đựng xương cũng sợ vỡ, nhưng mà, có vứt tôi đi rồi, thì hương vị của tôi vẫn còn lưu lại... Tôi biết cô cảm thấy tôi rất là phiền."

"Ồ." Giọng Cam Linh nhàn nhạt.

Tôi vắt hết óc hy vọng Cam Linh sẽ quan tâm đến những gì tôi nói, đây là chìa khóa để tôi khuyên cô ta từ bỏ việc trả thù: "Tôi cảm thấy nhất định tôi có thể thuyết phục cô... Cô xem đi, tổ tiên tôi có... ừm, Khương Tử Nha, còn cô à, tổ tiên cô có... Cam Đáo Phu (Gandalf), cả hai đều là pháp sư lừng lẫy, chắc chắn là chúng ta có tiếng nói chung, tôi sẽ không để cô biến thành kẻ giết người đâu." (5)

Cam Linh bật cười: "Cam Đáo Phu..."

Cuộc trò chuyện tới đây là hết, tôi lắp bắp kiếm không ra được điển tích nào nữa, đành tập trung vào việc lái xe.

Khi rẽ vào một khúc cua, Cam Linh bỗng níu tay vào áo tôi để giữ thăng bằng.

Áo tôi bị cô ta kéo tuột khỏi bờ vai.

Rõ ràng Cam Linh cũng hoảng hốt, lập tức giơ tay chỉnh cổ áo lại cho tôi.

Xem ra người này vẫn còn có thể cứu được, tôi nhất định, nhất định có thể khuyên cô ta từ bỏ việc báo thù.

amocbinhphuong -- w-a-t-t-p-a-d. c o m only.
 
Chương 71: C71: Chương 71


Yêu em cho đến khi con tim ngừng đập

Cho thiên thu là một giây

Yêu em cho đến khi ong thôi làm mật

Đến khi loài chim quên lối bay

Khi ôm em trong tay anh nghe ngọt ngào

Nếu đời là một giấc chiêm bao

Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu

Anh muốn yêu em dài lâu

- --------------

Một người phụ nữ bị sốt nằm vật vờ trên sa lông ngoài lề đường. Còn bây giờ là thời điểm đêm hôm khuya khoắt, có mấy tên đệ tử lưu linh cầm chai rượu liêu xiêu lướt qua. Tuy rằng người phụ nữ kia khỏe giống như thường xuyên tập thể hình, thoạt trông có thể đấu tay đôi với một người đàn ông vạm vỡ, nhưng hôm nay cô ta sốt nặng rồi.

Tôi vén rèm nhìn xuống, cái sa lông rách bươm núp trong bóng tối, nơi ánh đèn đường không thể với tới.

Tôi không thể không thắc mắc về chỗ Cam Linh trú ngụ mấy ngày nay, cô ta sạc cái điện thoại kia ở đâu, rồi tắm rửa giặt đồ nơi nào, chẳng lẽ là sống màn trời chiếu đất suốt ngày sao? Nhưng nếu cô ta là mẹ của Trịnh Ninh Ninh thì phải có nhà để về chứ, nếu không có nhà ở huyện Năng này thì cũng phải có chỗ bà con gì đó để cậy nhờ phải không? Mà cho dù không có đi nữa thì mấy năm nay xứ này không có ca nhiễm Covid nào, các khách sạn bình dân vẫn hoạt động bình thường.

Cuối cùng tôi vẫn không thể đành lòng nhẫn tâm được, tôi nấu nước, thay đồ, rót đầy nước ấm vào cái bình giữ nhiệt màu hồng xanh. Rồi tôi lục lọi mấy bao thuốc, tiện thể bỏ đi rất nhiều thuốc quá hạn mới tìm được mấy viên aspirin, ngẫm nghĩ một lúc thì để qua một bên, lấy hai gói bản lam căn cất vào túi (1).

Tôi thương cảm cho cô ta.

Tôi thương cảm cho tất cả những cảnh đời bất hạnh khổ sở.


Loại cảm xúc này làm tôi có vẻ rất giống "Thánh Mẫu Maria" theo lời Cam Linh nói. Nhưng cô ta không biết trong "Kinh Thánh" (2) chưa bao giờ đề cập đến từ này. Trong đó có bảy người phụ nữ cùng tên là Maria, tất cả đều là người bình thường, nhưng có một người không biết tại sao được chọn mà sinh hạ một người con vĩ đại, và sau đó vinh hiển nhờ con trai, được người đời sau xưng tụng là "Thánh Mẫu", hoặc là "Đức Mẹ".

Tôi thình lình nghĩ đến Cam Linh, một người phụ nữ hoàn toàn trái ngược với Đức Mẹ Maria, con gái đã chết bảy năm mới xuất hiện, trong khi lúc con bé còn sống thì không một lần thăm đón.

Lòng tôi hơi lung lay.

Quả thật là Cam Linh nắm rõ tôi trong lòng bàn tay, liếc một cái là thấu ngay tôi chỉ là kiểu miệng cọp gan thỏ đầy nhút nhát. Tôi cũng muốn nói ra chân tướng lắm chứ, nóng ruột vô cùng, có điều tôi nhất định không được nói mà thôi.

Trước khi xuống lầu tôi đứng đối diện với gương tự vấn bản thân, chuẩn bị tâm lý một lúc mới dằn được chuyện bảy năm trước xuống lần hai.

Khi mang đống đồ xuống dưới, Cam Linh vẫn nằm còng queo trong góc tối kia, trước mắt vẫn tạm xem là an toàn, đám bợm nhậu đã uống không biết bao nhiêu là rượu rồi. Tôi ngồi xổm xuống, lay vai cô ta. Cam Linh xoay lại, tôi không nói gì mà chỉ đặt gói bản lam căn và bình nước ấm cạnh đầu cô ta. Mắt Cam Linh chớp chớp, chống người ngồi dậy, vặn bình nước ra hà hơi, cất tiếng: "Đúng là cô có hơi... thánh mẫu đó."

"Được rồi, tôi đâu còn cách nào khác. Cô tự lo liệu đi, đừng có chết ở chỗ này, lương tâm tôi không chịu được." Tôi vỗ vỗ hai tay vào nhau, đứng lên, nhìn cái bình giữ ấm mà khẽ cắn môi, coi như nó đi tong rồi.

Cam Linh đổ nước ấm vào nắp, từ tốn thổi cho nguội. Tôi ngồi yên lặng một lúc, rồi ngoặt trở về.

Dường như cô ta quen thói chỉ chịu nói sau khi tôi quay đi hay sao đó, tự nhiên gọi giật lại: "Cô Tiểu Khương này."

"Gì vậy?"

"Khi Ninh Ninh chết đi, lương tâm cô có bị cắn rứt không?"

Tôi bước nhanh hơn, tránh để buột miệng ra câu trả lời.

Tôi rất muốn đáp lại, nhưng vừa mở miệng, khắp nơi tràn đến âm thanh xào xạc từ cây trúc mọc lên, rồi tiếng dao xoèn xẹt chặt đứt những khóm cây, và giữa rừng âm thanh đó, tôi nghe thấy tiếng gọi hấp hối của Trịnh Ninh Ninh.

"Cô Tiểu Khương ơi, cứu con với."


Tôi khó nhọc hít vào thật sâu, cố trấn định lại tâm tình. Nhưng khi đã trở về thì người tôi mềm nhũn ra, tắt máy lạnh, cuộn tròn trong chăn. Tôi cắm tai nghe vào rồi phát nhạc của Nhóm Năm Người và Hứa Như Vân (3), nhưng tất cả những việc đánh lạc hướng này không thể bức chuyện về Trịnh Ninh Ninh ra khỏi óc, giờ đây mẹ con bé đã tới đây thay nó trả thù rồi.

Lương tâm của tôi không có một giây một phút nào được yên bình.

Sáng hôm sau tôi mở cửa với cặp mắt thâm quầng, thấy cái bình giữ ấm và nửa gói bản lam căn để ngay ngắn trước cửa. Gói thuốc tựa như đã được hơ qua lửa, bao ni lông nhựa chảy ra và bịt kín miệng túi. Tôi cất chúng đi, để việc này chìm vào quên lãng.

Bên bảo vệ trường đã kêu nhân viên bảo trì đến sửa chiếc camera trên cột điện, Lý Dũng Toàn cực kỳ tích cực, xung phong đỡ thang trong khi người ta đã bảo là không cần, còn khoa tay múa chân chỉ đường này nọ. Có lẽ là tiền sửa xe của cậu ta cao hơn tôi nhiều chăng.

Còn chuyện tập luyện của tụi nhỏ đã vào guồng, và mỗi ngày trôi qua là ngày giỗ của Trịnh Ninh Ninh càng đến gần hơn.

Cô bé mất vào ngày hai mươi hai tháng năm.

Năm nào tôi cũng mang hoa đi viếng mộ Trịnh Ninh Ninh, lần nào tôi cũng đến nhà bà nội cô bé chịu mắng nhiếc.

Hiện tại là năm thứ bảy, theo tục lệ ở huyện Năng thì suốt bảy ngày trước lễ giỗ cần phải đốt vàng mã để nghênh đón người chết trở về. Người chết sẽ về ăn uống ở nhà, cho nên bảy ngày này luôn phải có đồ ăn, còn buổi tối các hồn ma khác sẽ đi tranh ăn. Nhưng tôi không có thói quen đốt vàng mã, linh hồn Trịnh Ninh Ninh cũng không biết nhà tôi ở đâu, nên tôi chỉ có thể nhớ trong lòng.

Nói đến chuyện nhiếc móc, thì chỉ có năm thứ nhất và năm thứ hai là tôi bị mắng xối xả, từ năm thứ ba cho đến năm ngoái thì bà nội Trịnh Ninh Ninh đã già đi rất nhanh, không còn sức tiếp tục gào rống. Bà ấy không mắng tôi nữa, khòm người đi nhặt rác, tôi tò tò theo đuôi giúp đỡ một ngày. Thấy tôi mang đồ này nọ đến, bà ấy chỉ nhếch mép, thỉnh thoảng lầu bầu với tôi mấy câu, nhưng tôi không nghe ra được là bao, cuối cùng tôi thay bà ấy làm xong việc, rồi bị đuổi cổ ra khỏi cửa.

Buổi lễ tốt nghiệp mẫu giáo sẽ tổ chức vào ngày một tháng sáu, ngoài tiết mục chính ra còn có cả nhóm lớp lá Hoa Hướng Dương của Chu Nhị Đình nữa. Nhưng cô ấy chưa có ý tưởng gì hay ho, vắt hết óc mới đề nghị: "Vậy chúng ta tập bài 'Gieo mặt trời' đi!"

Tôi vừa nghe đã phản đối ngay: "Bài đó cũ lắm lắm rồi, gu em còn già hơn chị nữa vậy, đổi cái khác đi."

Chu Nhị Đình nhất quyết không chịu đổi, cảm thấy bài hát này rất hạp với tên lớp cô nàng. Mãi sau đó tôi hát bài "Lắng nghe tôi nói cám ơn bạn" (4) cho Chu Nhị Đình, cô ấy mới chịu lùi bước, chốt vở kịch ngắn "Con thỏ không thích ăn cà rốt" cho lớp Hoa hướng dương.

Chu Nhị Đình ngồi xếp bằng dưới đất đến giữa trưa mới viết xong câu thoại cuối cùng, cất món đầu thỏ sốt cay (5) trên bàn vào tủ lạnh.


Cô ấy bắt đầu chọn vai diễn: "Để Nghệ Hàm đóng con thỏ là chuẩn nhất, con bé dạn dĩ không ngại tiếp xúc người khác, không sợ lên sân khấu nè."

"Tôi thấy Lý Tiểu Nhạc cũng được đó." Đồng nghiệp bên cạnh góp ý, Chu Nhị Đình cắn bút suy tư: "Vẫn nên hỏi ý mấy đứa nhỏ xem thế nào đã."

"Đám nhỏ lớp tụi mình hơi rụt rè, mấy đứa mình phân công cho chúng đi, không thì chẳng đứa nào chịu giơ tay đâu."

Ba giáo viên lớp Hoa Hướng Dương chụm đầu bàn tán sôi nổi, tới hiện tại tiến độ lớp các cô ấy là chậm nhất, nên có nhiều thứ để nói.

Tôi đứng cạnh cột ghi điểm bằng những đóa hoa màu đỏ phía cuối lớp, nhân tiện đếm sơ qua một lượt. Ái chà, đúng là Nghệ Hàm xung phong phát biểu nhiều nhất thật, có tới mười hai đóa hoa nhỏ trong tay. Tôi thấy có tấm hình dán Elsa lệch trên tên cô bé, tính mở ngăn tủ tìm hình khác thay thế, bỗng thấy một hộp thuốc lá, trong đó có hai điếu còn nguyên.

Tôi chưa bao giờ hút thuốc, nhưng biết nhãn hiệu này, do lúc đó tên giết người dùng cùng một loại.

Tôi ngẫm nghĩ, chợt giật mình, ai mà tới lớp Hoa Hướng Dương hút thuốc vậy chứ? Người bình thường đều tránh đi thật xa, hoặc là lên sân thượng, hoặc là mở ra cửa sổ để không cho mấy đứa nhỏ thấy, tại sao lại để ở đây làm gì?

Nghệ Hàm vừa đi vệ sinh trở về, thấy tôi mở ngăn tủ ra, vừa chạy tới vừa la ầm lên: "Elsa! Của con! Của con!"

Tôi vội vàng đóng tủ lại và khóa kỹ, tìm một hình Elsa khác với mái tóc xõa dài trong phần hai rồi dán vào cặp sách cô bé.

Lúc công chiếu Frozen phần hai thì đám nhóc này còn bé xíu, rất ít đứa biết về Elsa, hơn nữa trình độ văn hóa ở huyện Năng không cao mấy. Sau đó tôi lấy máy chiếu ở khán phòng nhỏ phát Frozen một và hai cho chúng xem trong buổi tốt nghiệp lớp chồi, thì Elsa lập tức trở thành thần tượng của tụi nhỏ, bao gồm cả gái lẫn trai.

Tôi vẫn luôn cảm thấy cái kết đẹp nhất cho Elsa ở mùa hai là nên chấm dứt cuộc đời ở Ahtohallan, tôi thích kiểu kết không có hậu đầy đau khổ với sự hy sinh như thế. Có điều tôi không dám thổ lộ với bất kỳ ai, sợ mấy lời này mà lọt ra thì tôi sẽ không còn là cô giáo Tiểu Khương tốt nhất của bọn nhỏ nữa. Khi Elsa biến thành tượng băng thì tận hai mươi mốt trong số hai mươi đứa nhỏ đang xem phim ngồi khóc tu tu: Chu Nhị Đình tha thiết lau nước mắt, nói với tôi là tài liệu tôi tải xuống có độ nét cao quá đi.

Lần viếng mộ Trịnh Ninh Ninh năm trước tôi giấu tờ giấy dán hình Elsa vào trong bó hoa, đồng thời dán tất cả các nhân vật trong Frozen mà tôi có thể mua được lên bia mộ, ngoại trừ Hoàng tử Hans và Công tước xứ Weselton đáng ghét. Tôi hi vọng Trịnh Ninh Ninh sẽ thích một nhân vật nào đó trong số này, chỉ là cô bé có vẻ không mặn mà lắm đến mấy vị công chúa hay hoàng tử.

Trước giờ tôi vẫn không biết Trịnh Ninh Ninh thích gì.

Khi ở bên Trịnh Ninh Ninh tôi mới bước vào độ tuổi hai mươi, dù có nhiều thời gian và sức lực để chú ý người khác, nhưng tôi càng quan tâm đến mình nhiều hơn. Tôi vẫn chưa thành thạo cách hòa nhập với thế giới này, óc quan sát còn chưa được tinh tế như hiện giờ.

Mà Trịnh Ninh Ninh thì bình dị mộc mạc, tính cách rất hướng nội, tôi còn chưa kịp làm thân với cô bé thì bi kịch đã xảy ra.

Tôi chỉ có thể để tất cả thứ mà bọn nhỏ ở trường yêu thích vào ngôi mộ trống trải kia, cố gắng dồn hết mọi thứ có vẻ thú vị vào đó, hệt như bà cụ lớn tuổi sợ cháu mình ăn không đủ no. Nhưng tôi tin rằng Trịnh Ninh Ninh không ngụ chỗ ngôi mộ, tại nơi đó tôi không nghe thấy tiếng động nào cả, chỉ có sự yên lặng tĩnh mịch tuyệt đối. Tất cả mọi người đều đang say giấc nồng, tôi không dám quấy nhiễu, từ từ rút lui, mà đóa hoa và các hình dán đã bị gió cuốn xé đi thật nhanh, chẳng ai chịu đón nhận tấm lòng của tôi cả.

Lúc hết giờ làm tôi vòng về lớp Hoa Hướng Dương mở khóa cửa, lấy đi hộp thuốc lá, ngửi thử xem ngăn tủ có mùi khói thuốc không, rồi quét tước phòng học để không sót chút muội than nào. Đang lúc tôi dọn dẹp thì Lý Dũng Toàn lò mò tiến vào, hơi giật mình khi thấy tôi: "Cô Tiểu Khương vẫn chưa về sao!"


"Cậu cũng chưa về à." Tôi trả lời lấy lệ, Lý Dũng Toàn gãi chóp mũi, ngó chừng xung quanh không còn ai nữa nên lập tức đi đến mở khóa tủ.

Tôi không ngờ được chuyện này, lấy ra bao thuốc: "Cái này là của cậu phải không?"

Lý Dũng Toàn chộp lấy, vẻ mặt ngại ngùng, nhìn quanh quất, rút ra điếu thuốc đưa tôi. Tôi xua tay, cậu ấy ngậm điếu thuốc vào miệng, mở cửa sổ thổi những vòng khói ra ngoài.

Sau đó Lý Dũng Toàn kể khổ với tôi: "Hôm qua lòng tôi rối lắm, không muốn về nhà. Tôi đi ngang qua trúng lúc ở đây không khóa nên trốn vào hút thuốc một tí. Nhưng lúc về hơi gấp, tôi bỏ bao thuốc vào tủ khóa lại, lo lắng hôm nay mà bị mấy đứa nhỏ bắt gặp thì sẽ để lại ảnh hưởng xấu."

Một khi người khác kể khổ thì tôi cũng phải đáp lại câu gì đó: "Không có đứa nhỏ nào thấy đâu, tôi thấy là giữ lại luôn rồi."

"Cám ơn cô." Lý Dũng Toàn phẩy phẩy đầu lọc, nhổ đàm xuống lầu dưới.

Cổ họng tôi ngứa ran lên, muốn rút dù sớm, nhưng có vẻ như bầu tâm sự của người đối diện vừa được mở ra: "Cô Tiểu Khương này, cô lớn tuổi hơn tôi, tôi nên kêu cô là chị nhỉ, chị này - "

Tôi bị tiếng chị này kêu đến mất hồn, không biết đi đường thế nào nữa, sửng sốt: "Cậu nói đi."

"Bình thường con gái các chị suy nghĩ gì thế? Tôi không hiểu nổi..."

"Sao vậy... không hiểu cái gì?"

"Bạn gái tôi bỏ đi rồi..." Lý Dũng Toàn lại gạt tàn thuốc, tặc lưỡi một tiếng, đăm chiêu nhìn ra cửa sổ, thật lâu không lên tiếng.

Khắp ngôi trường mẫu giáo này có khối người có thể làm chị cậu ta, ấy thế mà cậu ta cứ cố đâm đầu vào cái cô chị chả hứng thú gì với chuyện đời cậu ta nhất.

Tôi đắn đo một lúc, vẫn an ủi cho qua: "Đừng suy nghĩ nữa, tôi không biết bạn gái cậu, có chuyện gì thì hai người bày tỏ với nhau rõ ràng, người ngoài không thể xen vào được. Tôi đi đây, nhớ chú ý làm bay hết mùi thuốc, đóng cửa sổ cho kỹ, đừng để đồ lại nữa đó."

- --

Truyện được đăng duy nhất tại wattpad và wordpress, và thường xuyên được chỉnh sửa lỗi:

https://.wattpad.com/user/amocbinhphuong
 
Chương 72: C72: Chương 72


Chúng ta là nhau

(Nguyễn Thiên Ngân)

Khi cơn khóc ấu thơ về buốt ngực

Cũng là khi ta phải lớn lên rồi

Một lần cuối giũ hết tàn tro cũ

Rồi để mình đi về hướng mưa rơi.

Em cứ trách. Ta trở về quá muộn.

Ta đã đi qua trăm núi nghìn sông

Mong năm tháng sẽ vùi chôn chuyện cũ

Sao cơn đau vẫn thót nảy bên lòng.

Em cứ bước bên ta, cùng lo sợ

Con đường này sẽ chỉ có hai ta

Khi đôi mắt sao trời loang bóng tối

Hãy nhìn nhau, san sẻ ánh trăng nhòa.

Ta sẽ chở che em bằng sinh mệnh

Vốn hai ta đâu thể sống hai đời

Em can đảm một mình lâu quá thế

Biết ngày nào cơn ám ảnh ta nguôi?


Em cứ khóc, mặc sức làm đứa trẻ

Có ta đây - ta ngồi cạnh im thinh

Trong đau đớn ta và em nương tựa

Ta ôm em để cứu chuộc chính mình.

06.06.2024

To my inner child, and yours.

- --------

Cam Linh là mẹ của Trịnh Ninh Ninh.

Tôi bỏ cả đêm xới tung mớ ảnh trong bộ sưu tập ra, chẳng có tấm hình nào chứng tỏ Cam Linh có liên hệ gì với Trịnh Ninh Ninh hết, trừ tấm có chiếc áo mưa màu đen bị nhòe ra.

Tôi nhớ rất rõ về Trịnh Ninh Ninh.

Tôi còn nhớ bà nội cô bé, đó là một bà cụ với khuôn mặt chữ điền, trông có vẻ đậm người, nhưng nhìn kỹ mới phát hiện ra là khung xương bà ấy khá lớn, da thịt không nhiều. Bình thường bà ấy ăn mặc đơn giản, một tuần đến đón cô bé khoảng một hai lần, khi tới hay đeo cái túi màu đen.

Còn cô bé thì có nét giống con trai, người ta nói cô bé giống ba mình. Con gái giống ba là chuyện bình thường, có điều lúc đó tôi chưa gặp ông ta hoặc là mẹ cô bé, ngày nào bà nội không tới đón thì Trịnh Ninh Ninh dọn đồ rồi tự về nhà.

Trịnh Ninh Ninh trầm tính, ít nói, hay đi bộ về nhà. Mấy bộ đồ cô bé mặc đã rất cũ, nhưng vẫn còn lành lặn. Cô bé không giữ gìn sách vở học tập lắm, quyển nào quyển nấy đều nhăn nhúm cong queo như cuộn giấy lộn; bài tập thủ công thì luộm thuộm, đôi khi còn chẳng thèm làm. Bình nước màu xanh lá cây mà cô bé mang theo chỉ đựng nước sôi để nguội, và trong lúc những đứa trẻ khác đang hào hứng mua đồ uống hoặc ăn kem ngon lành thì cô bé chỉ ôm cái bình ngồi thừ ra.

Tóm lại, trước khi xảy ra chuyện kia, đứa nhỏ này chẳng có gì nổi bật, không thuộc nhóm nghèo nhất, cũng không khá giả gì, chỉ là đứa trẻ đến từ gia đình bình thường, và ấn tượng sâu nhất của tôi với Trịnh Ninh Ninh là ba mẹ cô bé đều đã không còn nữa.

Tôi rất muốn trở lại đợt tổng dợt tháng năm vào bảy năm trước ấy, liệu người phụ nữ tới đón Trịnh Ninh Ninh có thật sự là Cam Linh hay không, nếu vậy tại sao tôi không nhớ gì cả? Chẳng lẽ do việc đó quá nhỏ bé không đáng chú ý nên bị trí nhớ tôi phớt lờ đi à? Tôi cũng chẳng biết sao nữa.

Mà ai nói với tôi là ba mẹ con bé không còn nữa vậy nhỉ? Tôi từ từ nhớ lại mọi chuyện trong đầu.

À, là bà nội Trịnh Ninh Ninh nói thế.

Lúc đó cái cây trong sân trường Cây Mận vẫn còn nhỏ, tôi thì bận cản mấy đứa nhỏ lăm le muốn bứt cành lá của nó, tụi nhỏ thì đang đợi ba mẹ chúng, sau đó lần lượt được dắt về, chỉ còn lại mỗi mình Trịnh Ninh Ninh.


Tôi hỏi, con chưa về sao Trịnh Ninh Ninh?. Đọc‎ 𝙩hêm‎ nhiều‎ 𝙩𝘳uyện‎ ở‎ ||‎ TR‎ u𝘔TR𝑼Y𝙀N﹒𝘷n‎ ||

Cô bé trả lời hôm nay bà nội sẽ đến đón mình.

Tôi "ừm" đáp lại, một lúc sau thì thấy một bà cụ đứng ở cổng ra vào, nhìn quanh quất. Dạo ấy hàng lan can ở trường không cao như hiện tại, bà ấy bước qua lan can, rảo mắt nhìn trong sân rồi vẫy tay với Trịnh Ninh Ninh.

Trịnh Ninh Ninh nhét vở vào cặp sách, yên lặng đứng lên.

Khi đó không rõ tôi suy nghĩ thế nào mà vuột miệng một câu: "Trước giờ chưa thấy mẹ Ninh Ninh đến đón lần nào nhỉ."

"Chết rồi," bà cụ đáp gọn lỏn.

Đó là chuyện xảy ra trước đây, và trước cả khi người phụ nữ mặc áo mưa xuất hiện.

Giữa bà nội cô bé và Cam Linh, có một người đã nói sai sự thật.

Sau lời lầm bầm kì lạ kia, Cam Linh biến mất không thấy tăm hơi, có lẽ vì cô ta đá hư biển báo lối thoát hiểm nên sợ bị bắt đền, hay có thể là do mới bị cảnh sát tóm nên muốn tạm lánh đi, thế là có một chốc tôi chưa gặp lại cô ta nữa.

Tôi nhắn tin cho hiệu trưởng, kể tóm tắt việc xảy ra giữa tôi và Cam Linh. Lần này tôi tiết lộ một số tin tức, rằng cô ta tự xưng là mẹ ruột Trịnh Ninh Ninh, muốn hỏi tôi tại sao kẻ giết người chỉ bị kết án bảy năm tù, tôi thì đương nhiên là không biết là cô ta điên đến thế này.

Bên kia đầu dây hiệu trưởng im lặng suy nghĩ trong chốc lát, cuối cùng chúng tôi tiếp tục nói chuyện, chị ấy đồng ý cho tôi trở lại làm việc.

Tôi phải quay lại làm việc thôi, trường hợp của tôi là xin nghỉ vì lý do cá nhân, không được đồng nào trong thời gian nghỉ phép. Tôi chỉnh trang lại bề ngoài, che quầng thâm mắt, trong gương hiện ra một cô gái hai mươi bảy tuổi với vẻ mặt tươi tắn. Tôi tự đối thoại với chính mình, đảm bảo rằng khi trở về thì gương mặt hay lời ăn tiếng nói của tôi không lộ vẻ là bị ảnh hưởng gì sau đợt nghỉ cả.

Sau khi chuyện của Trịnh Ninh Ninh xảy ra, bạn trai tôi là Lộ Kim Thời lập tức khuyên tôi không làm giáo viên mầm non nữa, mà nên chuyển qua làm việc khác không dính dáng đến trẻ con, để tránh bị cảnh tượng cũ ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần.

Nhưng lý do Lộ Kim Thời biến thành người cũ của tôi là vì anh ấy muốn can thiệp vào chuyện này nhiều quá.

Tôi bỏ học từ sớm, không có bằng cấp cao, vì một số lý do phải ra bươn chải ngoài xã hội, sau đó gặp được Lộ Kim Thời. Lộ Kim Thời cực kỳ hợp rơ với tôi, tính cách chúng tôi thuộc dạng truyền thống, đều đồng ý rằng gặp ba mẹ hai bên là sẽ tiến đến chuyện cưới hỏi. Ba mẹ Lộ Kim Thời rất thích tôi, tôi cũng thích có con nít, tính cách lại hiền lành ngoan ngoãn, có tài có đức, nên chúng tôi đính hôn với nhau rất nhanh.

Khi đó tôi còn chắc mẩm rằng Lộ Kim Thời và tôi sẽ ở bên nhau cho tới lúc lìa đời.

Vụ án trường Cây Mận đã đảo lộn cuộc sống của tôi, Lộ Kim Thời và tôi cãi nhau nảy lửa về đề tài trân trọng và nắm bắt hiện tại, lần nào tôi cũng rơi về phe đuối lý. Những gì Lộ Kim Thời nói đều đúng, có điều là bị tôi cự tuyệt. Anh ấy kiên quyết bắt tôi rời đi trường Cây Mận, còn tôi thì cứ khăng khăng ở lại, và rồi chúng tôi đường ai nấy đi.


Tôi cứng đầu cứng cổ giữ rịt lấy công việc này cho tới hiện tại. Không phải là do tôi quá yêu mến trẻ con, cũng chẳng phải là tôi sợ không tìm thấy chỗ khác vì vấn đề bằng cấp, nguyên nhân thật sự thì chỉ có thể mổ xẻ lòng tôi ra mới tỏ tường được, mà tôi thì tạm thời không muốn nói đến chuyện này.

Sáng thứ năm tôi chuẩn bị kỹ đồ đạc, vác túi ra ngoài. Do xe đạp điện còn để ở trường, tôi đi sớm hai mươi phút, khi đó chỉ mới sáu giờ năm mươi, trời hửng sáng, chỉ có một làn mây mỏng hơi đo đỏ gần chân trời. Có bà cụ ra chợ sớm tay xách nách mang vừa trở về, vui vẻ chào hỏi tôi. Gần đó là một người công nhân vệ sinh đang đổ rác, lấy chân đẩy thùng rác trở về vị trí, trên chiếc bao tay cao su vương đầy nước canh thừa từ mớ rác đổ đi.

Gần cửa khu dân cư chỉ có lác đác mấy chiếc xe lướt qua, cái ghế sa lông to cộ vẫn nghiêng ngả dựa vào góc tường, trông xám xịt hẳn đi.

Tôi mua cái bánh bao trứng cút, vừa ngồm ngoàm vừa đi làm như thường lệ.

Nghỉ phép hai ngày là chuyện nhỏ, với lại tôi cũng không phải tổ trưởng nhóm phó gì nên việc này rất ít người để ý.

Có mỗi Chu Nhị Đình gửi cái tin: chị tới rồi à, tôi nói ừ chị đến rồi, Chu Nhị Đình đáp chị nhìn đám nhỏ giúp em nha, em gọi điện thoại tẹo.

Thế là cô ấy lại đi nấu cháo điện thoại với bạn trai.

Giờ nghỉ trưa, mọi thứ vẫn bình thường như trước, đám trẻ vẫn không gây ra chuyện xấu nào. Khi đến lúc dậy, tôi nói chúng nó có thể ra ngoài chơi rồi, mấy đứa hiếu động nhanh nhẹn lập tức nhảy cẫng lên, còn mấy đứa khác thì còn dụi đôi mắt buồn ngủ nhập nhèm, tôi bảo chúng mang giày vào, rồi dẫn cả đám ra ngoài sân.

Cái nắng sau giờ trưa vẫn còn gay gắt, nên tôi nói chúng chỉ có nhiều nhất mười phút để chơi đùa, sau đó cần trở về rửa mặt đi học. Mà tụi nhỏ cũng chẳng sợ bị cảm nắng gì cả, yêu quý mười phút này vô cùng, ùa ra ngoài nhanh như chớp.

Sân cát đã hơi nóng lên, hạt cát chen lung tung vào giày và đồ chơi của tụi nhỏ. Nhiệt độ cầu trượt cũng tăng dần, tôi sờ thử, thấy vẫn còn chịu được mới cho phép chúng chui ra chui vào. Nhưng chỗ mấy cái xích đu thì nóng rẫy lên, nên tôi canh gác ở đây luôn, vừa hay lọt vào bóng râm của cây mận, vừa đứng hóng mát vừa nhìn đám nhỏ nô đùa ầm ĩ.

Bỗng nhiên tôi nghe tiếng một đứa trẻ kêu oái lên, cô bé đó là Nghệ Hàm - là bé gái thứ mười trong trường Ánh Sáng có tên như vậy.

Cô bé mặc cái váy hoa, lăn xả vào sân cát mà không ngại bẩn, chợt đùng đùng đứng lên xách đôi giày bước ra ngoài.

Bên cạnh cô bé là một cậu bé đang quay lưng về phía tôi, tôi tạm thời quên tên cô bé, gọi to: "Con đi đâu đó!"

Nghệ Hàm đi được nửa đường chợt khựng lại rồi chạy như bay về phía tôi: "Cô Tiểu Khương ơi cô Tiểu Khương! Ở ngoài có người ném cục đá vào lan can kìa!"

Tôi đỡ chiếc máy bay Nghệ Hàm vừa lao tới, bảo cô bé mang giày vào đàng hoàng, rồi nhìn về chỗ kia.

Ánh mắt bọn trẻ đồng loạt đổ dồn về nơi đó, tôi vội vàng kéo Nghệ Hàm lại, rồi vọt trên trước đám trẻ: "Đừng đến gần lan can!"

Phía sau lan can là người phụ nữ mặc áo hoodie màu đen.

Mặt sau trường Ánh Sáng là một khu dân cư, ban đầu hàng lan can của trường Cây Mận kéo dài ra tận đó, lúc sau được thay mới lại nhưng ngắn hơn trước, thế là chỗ dôi ra xuất hiện một khoảng trống nhỏ. Cam Linh đứng ở khoảng trống đó, cái tay đút vào túi áo, cô ta nhìn thấy tôi, hơi ngẩng mặt lên.

Nghệ Hàm tiếp tục kể tội Cam Linh: "Cô ấy ném cục đá qua đây, xém cái nữa là đụng con rồi."

Tôi không nói nên lời, chỉ có thể lùa bọn nhỏ sang một bên, nói lảng đi: "Trời nóng quá đi, mấy đứa coi kìa, dơ hết cả rồi, đi rửa mặt, đi rửa mặt đi... rồi về đi học thôi!"


Vất vả dắt tụi nhỏ trở về thì gặp được giáo viên chính của tiết buổi chiều, tôi nói với cô ấy là trời nóng quá, chỉ nên cho chúng hoạt động trong nhà thôi, rồi hối hả đi ra ngoài.

Cam Linh vẫn lẳng lặng đứng sau lan can, hai tay đút túi áo, cái túi căng phồng lên, hình dạng lổm nhổm. Cô ta rũ mắt, tuổi còn trẻ mà mái đầu đã bạc trắng phân nửa, sợi tóc chỉa lung tung trên đỉnh đầu. Thấy tôi bước tới, cô ta không thèm chớp mắt, im lặng kéo khẩu trang xuống cằm, tiến thêm một bước đối diện tôi qua hàng lan can.

Tôi lên tiếng trước: "Cô đừng có chọi đá vào con nít chứ!"

Cô ta lom lom nhìn tôi, tôi có cảm giác như bị kề dao vào cổ, thầm hít một hơi lạnh: "Cô đi theo tôi là muốn làm gì? Giết tôi à?"

"Kẻ nào giết Trịnh Ninh Ninh?" Cam Linh hỏi, giọng trầm khàn, hệt như tiếng vọng bị đè dưới viên gạch thoát ra, khuôn mặt lạnh lẽo không cảm xúc.

"Hắn đã bị kết án rồi, bảy năm..." Tôi không rõ Cam Linh có biết tên sát nhân đã được thả ra hay chưa, nhưng tôi nghĩ là tôi không nên nói ra điều này.

"Ai vậy?"

"Pháp luật đã xử hắn rồi, cô còn muốn làm gì nữa?"

"Tôi muốn biết." Cam Linh nói xong, móc ra cục đá trong túi, dứ dứ trước mặt tôi, nhưng vẫn không ném qua, thả bộp xuống đất.

Tôi không sợ, nắm lấy thanh lan can đang nóng rừng rực, trên đó có vẽ mấy con thú nhỏ, tay tôi vừa vặn chạm vào lỗ tai một chú thỏ, rướn cổ ra bên ngoài: "Tôi không biết."

"Tôi sẽ luôn đi theo cô." Cam Linh lại móc ra cục đá khác ném trên mặt đất, rồi cứ thế tiếp tục, cái áo hoodie dần xẹp đi, hiện ra thân hình thon gầy.

Cô ả này nói lời dọa nạt mà thái độ cứ nhẹ bẫng như không, từng cục đá nện vào mặt đất.

Tôi lùi về phía sau.

"Vậy cô cứ đi theo đi. Nhưng không được ném đá tụi nhỏ nữa."

Bị theo dõi, bị bám đuôi à, tôi chẳng có cách nào ngăn cản chuyện này được.

Tôi quay trở về, tầng hai trường Cây Mận đã được xây mới lại, cạnh đó lại có thêm một tòa nhà mới nữa. Tòa nhà hai tầng xoay mặt đối diện với lan can, trên bức tường lớn là hình vẽ chú sư tử nắm tay bạn cừu cùng nhảy múa, ông mặt trời và đám mây trên đầu đều cười thật tươi.

Sau lưng hơi nhói lên, tôi ngoái lại nhìn, Cam Linh lôi ra hòn đá cuối cùng, ném về phía tôi, cốp -

Hòn đá đập vào lan can.

"Tôi sẽ còn đi theo cô."

amocbinhphuong

Watt là đơn vị đo công suất với ký hiệu là W, còn Pad Thái là món mì xào nước bạn hàng xóm, mlem mlem. Truyện này không có bản edit tiếng Thái, nhưng mà tiếng Việt thì có. Hãy ủng hộ editor của bạn ở watt pad, thén kiù.
 
Chương 73: C73: Sẽ làm gì


Lửa và ánh trời

(Huy Cận)

Củi có thể xếp ngang

Có thể xếp nghiêng

Nhưng lửa đứng theo chiều người đứng

Cửa mở phía nam

Cửa mở phía đông

Nhưng ánh sáng vào sáng đầy mọi hướng

Sống theo lửa, đứng trong đời vững gót

Sống theo ánh trời, đời không lọt kẽ tay.

- ------

Có một trò chơi, hai bên cầm bài rồi thay phiên đoán chất bài của đối phương, người bị đoán trúng phải ngửa bài ra, còn đoán sai thì vẫn che lại, tiếp tục cho đến khi có một bên bị lộ hết toàn bộ quân bài trong tay và trở thành kẻ thua cuộc.

Tôi và Cam Linh đang chơi một ván bài vô hình, tôi thử cô ta ra kết quả sai, còn vấn đề cô ta thử tôi lại có kết quả chính xác. Tôi lần lượt xòe bài, không còn bao nhiêu bí mật trong tay. Đầu ngón tay tôi lướt trên những bí mật, không dám đẩy chúng ra ngoài, mà Cam Linh ăn chắc từng bước một, toàn bộ bài trong tay vẫn còn nguyên.

Tôi bực dọc, ném bài xuống gào lên tôi không chơi nữa.

Cam Linh đi guốc trong bụng tôi, nhẹ nhàng hy sinh một lá tiểu tốt.

Cô ta có chốn ở, không ngủ vạ vật trên sa lông ngoài đường.

Nước bài này gần như là dụ dỗ tôi ngồi vào bàn lần nữa để tiếp tục trò chơi này với cô ta, xem ai có thể moi thông tin từ người kia ra trước.

Tôi bắt đầu nóng ruột.


Bảy năm qua tôi sống yên tĩnh như dòng nước lặng, công chính và ôn hòa hệt chén canh gừng, mà sự xuất hiện của Cam Linh làm tôi cả ngày bực bội lo âu không có cách nào giải tỏa. Không phải là tôi thật sự nổi đóa lên, chỉ là cảm giác rối loạn này thật là kỳ lạ, và kinh nguyệt không đều là một biểu hiện trong số đó.

Lúc tôi lần đầu đến kì, mẹ tôi vô cùng hoảng hốt: "Sao lại đến sớm vậy chứ!" Cả ngày hôm đó bà ấy mất bình tĩnh và dễ bị kích thích cực độ, lấy ra bao băng vệ sinh xong thì quên cho chó ăn, liên tục tưới nước cho chậu hoa làm nó suýt chết úng. Tiếng sủa điên cuồng vì đói của chú chó trong nhà hòa lẫn với tiếng la hét chói tai của mẹ tôi lúc cố cứu lấy chậu hoa, còn tôi thì ngồi lọt thỏm trong góc không biết phải làm gì. Ngày đèn đỏ tôi đến bất ngờ làm bà ấy rối trí, mãi sau đó tôi mới biết được, kinh nguyệt đến là dấu hiệu biểu trưng cho giai đoạn tuổi dậy thì xốc nổi của tôi đã bắt đầu.

Để ổn định tâm tình của bản thân lại, thứ bảy tôi sắp xếp thời gian đến siêu thị, ấn miếng dán mụn dưới cằm trong lúc chờ lượt đỗ xe.

Tôi đỗ xe ngoài siêu thị Gia Hưng, từng hàng xe điện rực rỡ đầy sức màu sắp hàng cạnh nhau, với đủ loại kiểu dáng, thương hiệu và hình dạng kính chắn gió. Ông chú già què chân coi xe đòi tôi một đồng tiền, tôi đang móc tờ tiền lẻ từ túi ra, bỗng có cánh tay từ phía sau nắm chặt tay tôi.

Cam Linh xuất quỷ nhập thần đứng cạnh tôi, cô ta vừa xuất hiện, ông chú lập tức xua tay ý bảo tôi rời đi.

Tôi nói rằng nếu tôi không cho ông ta tiền, ông ta sẽ xịt lốp xe tôi, nhưng tôi nhớ lại là Cam Linh cũng từng làm điều này, nên ngậm miệng lại.

Cam Linh cầm điện thoại, nhét vào túi quần, rút lại bàn tay nắm cánh tay tôi.

"Không đâu, tôi biết ông ấy." Cam Linh trấn an.

"Ồ, thế sau này tôi tới đây sẽ được đậu xe miễn phí à?"

"Cô tới đây mua đồ hả?"

"Đúng rồi."

Màn hỏi đáp kết thúc, tôi chợt cảm thấy lạ lùng vô cùng, sao tôi bắt chuyện với Cam Linh hay vậy? Cứ y như chúng tôi là đôi hàng xóm ngẫu nhiên thấy nhau, rồi nắm tay đi mua sắm... thật là kỳ lạ. Tôi không khỏi tránh sang một bên xa xa, Cam Linh nói nếu gặp rồi thì tiện thể theo tôi cũng được, con đường tôi đi nhất định là chỗ không có hung thủ, đỡ mất công cô ta chụp nhiều hình.

Bụng tôi đầy một bồ thắc mắc, có điều cô ta dính như keo con chó (1) đuổi mãi không đi, tôi cũng không phí nước bọt nữa, đeo cái túi vải bạt đi vào siêu thị.

Tôi nhìn xuống, thấy cái bóng dưới đất kéo dài ra, phần đỉnh cái bóng của tôi đụng vào cái bóng của Cam Linh, hệt như xiếc nhào lộn. Bóng cô ta đè lên cái của tôi làm tôi khó chịu thấy rõ, tôi nhanh chân vòng ra sau lưng Cam Linh, dẫm mấy cái lên cái bóng cô ta.

Khuôn mặt lãnh đạm của Cam Linh không có biểu cảm gì, nhưng tôi cảm thấy trong lòng cô ta hẳn là đang mắng tôi trẻ con.

Cô ta trề môi, bước về cổng siêu thị, tiện tay vớt cái xe đẩy để dễ bề giả vờ giả vịt, còn con mắt như cái đèn pha quét tới quét lui, hễ bắt gặp được người đàn ông nào cỡ ba bốn mươi tuổi là soi người ta một lần, đồng thời chú ý hành động của tôi mọi lúc.

Tôi lấy bịch bánh sơn tra, kẹo, một hộp trò chơi ghép hình, nửa nải chuối, hai lốc sữa chua, một hộp bánh quy ngón tay (2), còn chọn thêm cái bút bi có nắp hình con thỏ. Khi nhấn đầu con thỏ sẽ được bút màu đỏ, tiếp tục nhấn sẽ ra màu xanh, thêm lần nữa sẽ được màu đen. Tôi ấn cái bút tanh tách, tô tô vẽ vẽ trên tờ giấy thử bút, vẽ đầu một chú thỏ, rồi đổi thành màu đỏ tô đôi mắt cho nó.


Vẽ giải stress.

Gần khu rau quả, trái cây là quầy bán ngũ cốc và dầu ăn, tôi nhìn chằm chằm vào những hạt gạo trắng ngà mập mạp một lúc lâu, cố nhịn cơn thèm khát muốn thò ngón tay vào. Dù sao hôm nay là thứ bảy, tôi đã dạy mấy đứa nhỏ không được chọt tay vào bịch gạo trong siêu thị, nhỡ đâu lúc tôi gây án bị phát hiện thì sao.

Bộ dáng tần ngần bên đống gạo của tôi có lẽ đã bị Cam Linh bắt tận mặt, chúng tôi đều đang đeo khẩu trang, trên mặt đầy vẻ bình thản ngây thơ. Tôi tay xách nách mang đầy thắng lợi trở về, còn hai tay Cam Linh vẫn trống trơn, cùng tôi rảo từ tầng trệt qua toàn bộ siêu thị. Đến khi tôi sắp đồ đạc vào giỏ xe thì Cam Linh mới ngừng bước, rẽ ngoặt đi, lần này cái bóng của tôi đè lên của cô ta một cách tự nhiên.

Bỗng dưng tôi đâm tò mò, đổi đầu xe theo đuôi Cam Linh.

Dường như Cam Linh không thấy tôi, ông chú giữ xe khập khiễng đi tới. Cô ta không lễ phép gọi ê một tiếng, ông ấy xoay qua, thì thầm cái gì đó.

Tiếng Cam Linh lại rất dễ nhận biết, có lẽ do cổ họng không có nhiều đàm, với cả cô ta cũng phát âm rõ ràng: "Chưa đâu, tôi còn phải tìm nữa."

Ông chú đề nghị: "Vậy tôi cũng phụ cô một tay."

"Sao chú biết mà tìm?"

"Tôi nhìn mấy đứa ăn trộm trúng phóc luôn, ai tốt ai xấu tôi nhìn ra được hết đó."

Cam Linh vẫn bất lịch sự khịt mũi một tiếng, đấm đấm vai ông chú, rồi đi về phía tôi.

Tôi tựa vào tay lái, lom lom nhìn Cam Linh.

Cam Linh đứng một lát, nhận ra tôi không có ý định rời đi: "Cô làm gì vậy?"

"Tôi đi theo cô."

Việc rình mò lén lút này đã trở nên quang minh chính đại, nhà tôi ở số năm lẻ hai, tòa nhà thứ hai khu Giai Hưng đã không phải là bí mật nữa, Cam Linh cũng cần vạch cái khăn che mặt thần bí ra cho tôi xem cô ta là người hay quỷ, dẫu sao phải có thông tin khác ngoài vụ cô ta không ngủ ở sa lông ra chứ.

Hiển nhiên là Cam Linh không ngờ đến việc tôi tự dưng đảo khách thành chủ đòi theo cô ta, lông mày nhíu lại, kéo kéo khẩu trang, thấy tôi vẫn ỳ ra trên xe, túi đồ cũng không có cái gì có thể chảy ra dưới ánh mặt trời.

Người phụ nữ điên này cho cái kính chắn gió vừa sửa của tôi ăn một cú đá rân trời. Rắc, nó vỡ ra, lần này thương thế nhất định thảm hơn lần trước nhiều, phần bị vỡ còn nối với chỗ lành bằng miếng băng keo, đung đưa qua lại cọt kẹt. Cú đá này mạnh bạo lắm, suýt nữa là cái xe ngã chỏng gọng.


Nhưng vẫn không đá tôi đi được, Cam Linh nhận thua, nhấc chân ngồi vào yên sau: "Đi đi."

"Tôi đi hướng nào?" Tôi không để tâm việc cô ta coi mình là con ngựa miễn phí.

"Phía Nam."

"Đi thẳng hướng nam hả?"

"Tôi kêu quẹo thì cô quẹo."

Tôi đèo Cam Linh, thông qua mức độ xe chìm xuống, tôi đưa ra kết luận rằng tuy cô ta gầy gò nhưng lại rất có trọng lượng.

Cam Linh ngồi sau lưng tôi, bảo tôi cứ nhằm hướng nam đi tới, gần như không quẹo chỗ nào, băng qua một mảnh đất hoang rồi đến một cái sân.

Nơi này lạ hoắc với tôi, bốn phía không một bóng người. Nếu đằng sau xe là đàn ông, tôi chắc như bắp rằng mình sắp bị giết người vứt xác tới nơi.

Xe ngừng trước cửa, Cam Linh xuống xe. Trên sân có một cái cửa gỗ nhỏ hẹp, khóa treo lủng lẳng.

Nhưng mà đây chỉ là trưng cho có, cô ta chạm nhẹ là khóa bật mở, cầm nó lên, dùng khuỷu tay đẩy cửa ra, để lộ khoảnh sân mọc đầy cỏ dại.

Giữa đám cỏ dại có ngôi nhà tàn tạ đã sụp một nửa, gồm hai căn phòng.

Bên trong căn phòng còn lành lặn có một cái giường đất nho nhỏ không để gần cửa sổ (3), một cái kệ gỗ đỏ thật dài, trên đó đặt di ảnh Trịnh Ninh Ninh.

Lớp cửa sổ có vẻ đã lâu chưa được lau chùi, mờ mịt đầy bụi đất. Tôi đứng ngoài cửa sổ, Cam Linh thì không biết lấy đâu ra được cái liềm hoen rỉ, xén bớt đám cỏ trong sân, ném ra một góc.

Cái sân này không có đường ống dẫn nước, chỉ có cái giếng nước rỉ sét loang lổ, bên cạnh là cái xô nhựa sũng nước.

Cam Linh múc một gáo nước từ cái xô, tiếp tục lấy thêm mấy xô nước từ cái giếng, rồi hắt nước vào tay, bắt đầu rửa mặt đầy mạnh bạo.

Bên cạnh cái giếng còn có một cái hộp nhựa, hẳn là đựng xà bông giặt đồ rẻ tiền, loại ba đồng rưỡi một thanh (4). Cam Linh quẹt tay trên đó mấy cái, bôi lên cái cổ mướt mồ hôi, lại dội thêm mấy gáo nước, làm cổ áo, quần áo ướt nhèm.

Giống như còn chưa đã ghiền, cô ta vén vạt áo hoodie lên, tôi vội vàng xoay lưng lại, kéo cửa nhà chui vào, thấy đống gạch đá đè lên cái tủ cũ nát, và một cánh cửa dẫn đến căn phòng lành lặn. Tôi đẩy cửa vào, trên giường đất có một cái chăn bông cũ mèm rách rưới, được xếp lại rất gọn gàng.

Lại ngoái nhìn cái sân qua lớp cửa sổ bụi bặm, tôi thấy Cam Linh đã ném cái áo hoodie vào thùng giặt sạch, rồi treo cho ráo nước trên cọng dây thép đơn sơ.

Lúc này tôi mới phát hiện Cam Linh tuy gầy, nhưng cơ bắp trên người hiện ra rõ rệt, tựa như có thói quen tập thể hình vậy, đường cong trên cánh tay và cơ bụng nhìn rất đẹp mắt.


Cam Linh chợt lôi xô nước tạt vào đống cửa sổ, làm tầm mắt tôi nhòe cả đi.

Không bao lâu sau, cô ta đẩy cửa tiến vào, để di ảnh Trịnh Ninh Ninh lên đầu tủ.

Tôi đã chú ý tới bức ảnh này từ trước, trong tang lễ Trịnh Ninh Ninh, lúc tôi quỳ xuống thì thấy nó đặt trước quan tài, màu sắc đen trắng không nhìn rõ cảnh vật xung quanh, khuôn mặt trẻ con ngây thơ của Trịnh Ninh Ninh nổi bật trên đó.

"Trước khi tôi rời huyện Năng có ở chỗ này một thời gian, qua bảy năm nó sụp một nửa, bên đây còn có thể ở được."

Cam Linh mặc cái áo ngực thể thao để lộ vòng eo thon chắc, tôi vô thức hóp bụng mình lại.

"Cô nói tôi chết rồi, không phải, tôi vẫn còn sống." Cam Linh nghiêng người ngồi xuống mép giường, duỗi hai chân ra, nhìn xuống mũi giày, đôi tay vẫn cắm vào túi, tóc tai đẫm nước rơi lõa xõa trên bờ vai.

"Cô còn muốn biết gì nữa?"

Đối phương nhướng mày, tựa như tôi mới là kẻ vô cớ gây rối vậy. Cái khẩu trang nhét vào túi quần lòi ra, Cam Linh lấy ngón tay móc móc, không hiểu sao tôi nhớ tới Lộ Kim Thời.

Khi tôi quyết định chia tay bạn trai cũ Lộ Kim Thời, anh ấy vẫn trong điệu bộ cà lơ phất phơ, lấy ngón chân cái ngoáy ngoáy ngón trỏ, đôi tay cắm trong túi, làm như dáng vẻ này ngầu như Hanazawa Rui (5) lắm.

Lộ Kim Thời nói: "Anh không có gì để nói, nhưng em không muốn hỏi anh điều gì à?"

Tôi trả lời: "Không có."

Đối mặt với Cam Linh tôi suýt chút nữa vuột cái từ "không có" ấy ra, nhưng vẫn kiềm lại được.

"Tôi chưa bao giờ thấy cô đón Trịnh Ninh Ninh, con bé ở trong lớp tôi được nửa năm... Lúc ghi danh vào trường tiểu học Hồng Chí vẫn là bà nội con bé làm, bình thường con bé chỉ đi học một mình..."

Tôi lựa lời nói giảm nói tránh, Cam Linh bỗng giơ tay ngừng mấy lời dài dòng của tôi: "Ý cô muốn nói tôi là người mẹ vô trách nhiệm bỏ bê con mình, thậm chí còn có khả năng ích kỷ chạy theo người khác không thèm quan tâm cuộc sống con bé, bảy năm sau mới biết tin nó mất, bây giờ lại làm bộ đạo đức giả tìm hung thủ báo thù..."

- ---

Hoa hồng màu đỏ

Violet màu xanh

Ai muốn đọc tiếp

Qua Watt-pad nghen.

- amocbinhphuong-
 
Chương 74: C74: Đi rồi


Cuối cùng tôi cũng gói lại hộp quà, tôi vẫn chưa nghĩ ra nên lấy thêm món gì, mà bây giờ đi mua Judy thì không còn kịp nữa. Thế nên tôi chỉ kẹp thêm tấm bưu thiếp trống có hình Totoro vào.

Theo lịch trình năm trước thì tôi sẽ đi thăm bà nội Trịnh Ninh Ninh đầu tiên, nhưng đã biết tin bà cụ qua đời nên tôi qua thẳng mộ cô bé luôn.

Ở sát ngoài rìa của huyện Năng có một ngọn núi mọc phồng lên, giống như vết cắn của con muỗi ụp lên mảnh đất bằng, hơi chụm lại, xung quanh trụi lủi không có thứ gì khác. Có một con đường lát bê tông như dải lụa uốn lượn quanh sườn núi chảy xuống, tôi cưỡi xe đi lên dốc, gió lùa qua cái kiếng chắn gió bị Cam Linh đá hư kẽo kẹt kẽo kẹt, hệt như tiếng nghiến răng nghiến lợi.

Đi theo hết con dốc, chạy vòng qua một tấm bia nhòe chữ là bắt gặp một con đường đất bằng phẳng.

Trải dài hai bên con đường đất là chi chít những nấm mộ mọc lên như vết muỗi đốt, cỏ dại mọc chen chúc với rau sam, lan tràn rậm rạp trên mặt đất. Lúc này hãy còn sớm tinh mơ, chưa có người đi thăm mộ, tôi dừng xe bên đường, vừa ôm hộp quà, vừa lấy đôi bao tay chống trượt có đường kẻ trắng từ giỏ xe nhét vào túi quần.

Ngôi mộ nhỏ của Trịnh Ninh Ninh nằm sâu tận bên trong, không biết tôi đã mạo phạm đến bao nhiêu vong linh trên đường đi vào, một số ngôi mộ thì phủ đầy cỏ dại, một số thì được trát xi măng màu xám trắng.

Mộ phần Trịnh Ninh Ninh lấm lem đầy bùn đất và cây bìm bìm, đằng trước cái bao đất nho nhỏ này dựng một tấm bia xi măng, trên đó viết: "Trịnh Ninh Ninh, Nữ, Sinh ngày tám tháng tư năm Mậu Tý, Mất ngày năm tháng tư năm Ất Mùi."

Tôi đặt hộp quà xuống, tròng vào bao tay bắt đầu nhổ cỏ trên mộ. Không biết có người nào rảnh rỗi đến đây trước đã lấy xẻng gạt bớt đất đi, để lại vết lõm nứt ra rõ rệt, phần bên trong ẩm ướt, lố nhố vài cọng lá sam.

Tôi nhổ hết đám cỏ dại đi, để lại ngôi mộ trống trải như con gà mái bị vặt lông trong nước sôi, còn sót lại những vết thương đầy lông. Tôi lại xới đất, vỗ nhẹ lên ngôi mộ, rồi ném đám cỏ về hướng có ánh mặt trời, khi nắng chiếu vào là chúng sẽ tự động khô héo.

Trước mộ Trịnh Ninh Ninh, tôi chẳng nghe thấy tiếng gì cả, đáp lại chỉ là khoảng lặng tĩnh mịch và trống rỗng, dường như ngay cả chuyện Trịnh Ninh Ninh có linh thiêng theo dõi tôi từ trên trời cũng là điều xa xỉ. Tôi không thể thốt ra câu nào, đành mở hộp quà, dù thừa biết là không có ai đang nhìn, nhưng tôi vẫn lấy ra từng món giơ ra trước ngôi mộ rồi cất trở lại. Cuối cùng tôi đóng hộp, tháo lớp dây gói để sang một bên, rút tờ khăn giấy lót ở dưới, rồi bật lửa từ cái hộp quẹt.

Ngọn lửa từ từ bốc lên trước mặt, tôi ngồi xổm cách xa một chút, mồ hôi nhễ nhại trên mặt, bị lửa hơ nóng bừng lên.

Tôi tiện tay rút nhúm rau sam từ trong đống cỏ dại, lột nhẹ phần thân màu đỏ của nó ra một lớp để làm vòng cổ, đan thêm vào với mấy cọng cỏ nữa, và cuối cùng là điểm xuyết thêm cho thành phẩm bằng hai mảnh lá hơi nhô ra ngoài.

Sau đó tôi ném chiếc vòng vào lửa, rồi nhìn tất cả hóa thành tro tàn, không còn tia lửa dư thừa nào nữa.

Mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt ghim vào lưng tôi, hệt như đứng gần cái bàn ủi thật lớn đang cắm điện tỏa hơi nóng rẫy. Tôi đứng dậy, cuốn đôi bao tay trắng đã lấm bẩn như cuốn lại đôi vớ.

Lại lần nữa đắc tội các vong linh trên đường ra, cuối cùng tôi cũng đến được chỗ cái xe đạp diện, mở giỏ xe ném bao tay vào.

Giỏ xe bỗng dưng có thêm một cái bao ni lông màu đen, bên trong lại có năm sáu cây bắp xanh mát cả mắt, còn vương những sợi râu tơ vàng mượt hẳn hoi!

Lúc tôi tới bên kia triền núi thì đúng là có mảnh ruộng bắp lớn thật, tuy bây giờ còn chưa tới mùa thu hoạch, nhưng có một số giống bắp ăn mềm chứ không phải dẻo, vào thời tiết này có vài nơi đã bắt đầu mướn người tới bẻ bắp.

Nhưng vấn đề là kẻ nào lại ăn không ngồi rồi đến mức nhét bắp vào cái xe chỏng chơ giữa mấy ngôi mộ chứ? Kiểu gì cũng không thể là đám trẻ nào đó trộm bắp xong chơi trò khôn lỏi giấu vào giỏ xe của tôi phải không?

Bốn phía là đồng không mông quạnh, tôi lo lắng xách cái bao lên, ở dưới đáy cái bao là một ít đất ẩm.

Tôi leo lên xe, lướt qua triền núi, rồi ngừng lại khi đi ngang mảnh ruộng bắp kia. Tôi thấy mấy bóng người bẻ bắp thấp thoáng, nhưng tất cả đều đang đi về hướng nhà nghỉ, giờ này hẳn là chủ nhà đang lo cơm nước. Mấy cây bắp xào xạc nghiêng tới ngả lui, hệt như bị cơn gió thổi qua, nhưng chỉ thoáng qua một lát là lại biến mất.

Tôi vốn đang định đi tiếp, nhưng lại chợt thấy ở rìa ngoài bờ ruộng có cục gạch đỏ cũ kỹ đè trên chồng bao ni lông đen để tránh bay mất, rồi còn có thêm chồng bao nhựa kề bên nữa.


Thế là tôi lại tấp xe ven đường rồi tiến vào ruộng bắp.

Đập vào mắt là cảnh tượng bạt ngàn những cây bắp ngoi lên từ mặt đất, phá bỏ lớp màng ni lông trong quá trình ươm trồng ban đầu. Thân hình chúng lấm tấm đầy những giọt nước, đan vào nhau trùng trùng điệp điệp, bản lá vừa rộng vừa sắc, phải cẩn thận né tránh lúc đi ngang qua. Trên bờ ruộng có vài cái bao tay nằm vung vãi, sâu bên trong có hai cái kệ sắt cố định những bao tải đựng bắp lớn mới đầy một nửa, trên kệ treo lủng lẳng một cây kéo đã hoen rỉ.

Tôi tiếp tục bước vào, mảnh ruộng này vừa lớn vừa tươi tốt rợp trời, ánh nắng không chạm nổi đến mặt đất. Hơi nóng len lỏi qua kẽ lá, truyền xuống tầng dưới, giống cái nhà kính tự nhiên cỡ lớn, nuôi dưỡng đám cỏ dại non mới nhú dưới đất. Bốn phía cực kỳ oi bức, nhưng thường có những cơn gió không biết từ đâu tới đến xua tan bầu không khí nồng nực kia, mang đến sự mát mẻ trong phút chốc.

Đi thêm vài chục bước, cuối cùng tôi cũng nghe được tiếng dùng bữa của những người phụ nữ bẻ bắp mướn, ngửi được mùi đồ ăn thoang thoảng, chắc chắn là bàn cơm có món thịt ba chỉ, dưa chua kèm với khoai tây, lại còn có thêm mấy cái bánh bao ngọt mới ra lò, trắng trẻo mập mạp không tì vết.

Lúc này tôi mới bừng tỉnh.

Tôi đang làm gì thế này? Không dưng tự nhiên lại chui vào ruộng bắp, chẳng lẽ tôi muốn mua bắp non à? Lẽ nào tôi đang cố tìm ra chủ nhân của bao bắp kia sao? Nhưng nếu nói theo phong tục của dân huyện Năng thì số lượng bốn năm cây bắp kia chẳng đáng là bao, ông chủ nơi này nhất định sẽ cười tôi sằng sặc, khoát tay: "Lúc này mới ra nhiêu đây trái mà chôm chỉa gì hả cô, tôi cho cô thêm mấy trái nữa đem về nhà ăn luôn nè!"

Tôi gióng trống khua chiêng chạy vào, bị sương sớm và mồ hôi thấm ướt sũng cả quần áo, rồi bị hơi nóng hun đến hoa mắt chóng mặt chỉ là vì mấy cây bắp này thôi sao?

Nhưng linh tính vẫn cứ mách bảo tôi rằng, nhất định là có người cố ý mang bao bắp vượt qua triền núi rồi bỏ vào giỏ xe tôi.

Câu trả lời lập tức hiện ra trước mắt.

Không quá hai bước nữa là tôi đã nhìn thấy Cam Linh. Cô ta đang uống nước từ cái chén, tay kia còn cầm một cây bắp.

Đương nhiên là động tĩnh của tôi không gạt nổi cô ta, lúc tôi phát hiện ra Cam Linh thì cô ta cũng liếc qua phía này, từ tốn uống nước, cắn cây bắp, mút nước trên đó, rồi vứt lõi sang một bên.

Tôi chẳng khách sáo gì cả, hỏi thẳng thừng: "Cô đưa bắp cho tôi phải không?"

Cam Linh uống hết chén nước, đặt nó xuống, để hai cánh tay trên đầu gối. Cái áo hoodie muôn thuở đã bị đổi đi, thay vào là chiếc áo thun sát nách trắng, sau lưng đẫm mồ hôi, tôi còn thấy được lớp áo ngực thể thao đen bên dưới. Mồ hôi từ cổ cô ta nhỏ xuống, làm ướt mớ tóc bù xù sau gáy.

"Tôi thấy cô đến thăm mộ." Giọng Cam Linh khàn khàn, chầm chậm lấy tay lau mồ hôi trên cổ, ánh mắt nhìn về nơi khác.

"Cô làm ở đây sao?"

"Làm thời vụ thôi, chỉ có hai ngày, hết hôm nay là không làm nữa."

"Tại sao lại đưa bắp cho tôi? Tính đổi chiến thuật à? Làm việc tốt mà không muốn để người khác biết, cô định..." Tôi đang muốn mỉa mai cô ta, nhưng Cam Linh chỉ thờ ơ lướt qua, như thể tôi đang lép bép thứ ngôn ngữ lạ hoắc nào đó mà cô ta không hiểu được.

Tôi chỉ có thể vội vàng tỏ thái độ: "Cô có làm thế nào thì tôi sẽ không nói ra đâu."

Cam Linh đứng dậy, đột ngột bẻ một trái bắp gần bên, ngang ngược tước đi phần lá liền với cùi, lại bẻ đôi nó ra, bỏ thêm lớp vỏ ngoài cùng nữa, để lộ lớp thịt trắng sữa bên trong.

"Người ở đây nói mỗi năm có mấy trăm người đi qua chỗ này đưa tang, cô ta không nhớ việc xảy ra bảy năm trước. Tôi đã đi hỏi thăm từng nhà gần trường Cây Mận, đến luôn Sở Cảnh Sát, hỏi hàng xóm, rồi thăm dò trường cấp hai cấp ba để tìm bạn học cũ của Ninh Ninh... Hình như cả thế giới này chỉ còn mình tôi và cô còn nhớ rằng có một đứa nhỏ tên là Trịnh Ninh Ninh..."

Có lẽ bởi vì tiết trời quá độ nóng bức, lời nói của Cam Linh cũng bị phơi ra, hóa mềm đi, trở nên yếu đuối.


Nhưng hẳn đó là ảo giác của tôi rồi, chẳng mấy chốc giọng Cam Linh đanh lại, dúi trái bắp vào tay tôi, muốn tôi nếm thử vị ngọt lành bên trong. Tôi nắm trái bắp mãi không động đậy gì, Cam Linh nói: "Chuyện xảy ra đến tình trạng thế này là tôi xứng đáng. Là tôi tự làm tự chịu. Nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc đâu, tôi sẽ nghĩ ra thêm cách khác."

"Tôi sẽ không nói cho cô bất cứ điều gì đâu." Tôi không biết phải làm gì, đành bấu víu thật chặt lấy cái bí mật kia, co người núp sau tấm khiên để tránh tất cả đòn tấn công.

"Tôi không vội, sớm muộn gì cô cũng sẽ nói ra thôi."

Tôi còn tưởng rằng Cam Linh đã bí lối nên làm bộ đáng thương trước mặt tôi, nhưng cô ta vẫn cứ lì lợm ngang bướng như xưa. Cô ta chỉ là thay đổi cách nói để thể hiện quyết tâm của mình, xét cho cùng là vẫn muốn cạy miệng tôi ra bất kì thông tin gì có quan hệ đến tên sát nhân. Cô ta đang trên hành trình báo thù, còn tôi thì dẫn cô ta vòng lại nơi khởi điểm, thế nào mà cô ta lại chẳng đấu với tôi đến cùng cho được.

Tôi đặt trái bắp xuống rồi bỏ đi, cúi đầu tránh đám lá cây lòa xòa đâm xước khuôn mặt và đôi mắt. Quần áo tôi cọ qua những cành lá vang lên tiếng sột soạt, nhưng vẫn không cách nào át đi tiếng nói trầm thấp của Cam Linh: "Cô giáo Tiểu Khương, có rất nhiều cách để tìm ra tên đó, ví dụ như kiếm số điện thoại của cha mẹ bạn học Ninh Ninh từ chỗ cô, hoặc là đi tra hỏi đám nhỏ, nhất định là đám nhỏ sẽ nhớ thứ gì đó..."

Nếu cô ta dám làm như vậy thì tôi quyết sống mái với cô ta.

Người điên thì không cần điên đến nước này, nếu liên lụy những đứa nhỏ kia thì tôi sẽ cùng Cam Linh cá chết lưới rách.

"Cô dám hả?" Tôi vòng trở lại.

"Cô Tiểu Khương... nếu Ninh Ninh vẫn còn sống thì cũng sẽ lớn như vậy."

Lúc bị tôi nắm cổ áo, Cam Linh nhìn tôi một cách bình tĩnh và u sầu với đôi lông mày cụp xuống.

"Tôi chỉ muốn cho tên giết người gặp quả báo thôi, tại sao lại khó thế này chứ?"

Tôi hơi hé miệng, muốn nói rằng thủ phạm đã bị kết án, bị trừng trị theo pháp luật, nhưng mà câu nói đã chực chờ bên khóe môi vẫn không thể thành lời. Cuối cùng tôi tự sụp đổ, buông Cam Linh ra, bịt lỗ tai quay đi.

Cam Linh đứng đằng sau, giọng nói vẫn bình lặng như nước, từng câu từng chữ vang lên rõ ràng, tựa như đang đọc thuộc lòng:

"Hình phạt đó có lẽ là cái giá hắn đáng trả cho việc giết con nít theo quan điểm của pháp luật... Nhưng có bao nhiêu người... lẽ ra, lẽ ra phải được sống khỏe mạnh..."

Tôi hấp tấp rời đi, nhưng dường như lại nghe được tiếng khóc trầm trầm, tiếng nói cũng nức nở theo:

"Tôi đã sắp kiếm đủ... kiếm đủ tiền đưa Ninh Ninh đi..."

Khi quay mặt lại là cả một rừng toàn lá bắp um tùm che khuất tầm mắt, tôi đẩy bừa chúng sang bên cạnh, đầu ngón tay nhói lên, dòng máu từ từ rỉ ra như cái mạng nhện mỏng.

Cam Linh đưa lưng về phía tôi, cúi đầu đi về hướng rừng bắp xanh mướt bên kia, hàng lá mỏng mà rộng chồng lên nhau, tách ra rồi khép lại, giấu cô ta vào trong. Chỉ còn những ngọn gió đung đưa qua lại, những người phụ nữ kia cũng đã ăn trưa xong, lục tục chui vào trong đất.

Mà tôi chỉ có thể rút lui một cách thảm hại, bước lùi về đằng sau, bị lá bắp cứa xước mặt.

- ----


đừng bước nhẹ nhàng tiến vào trong giấc ngủ

(dịch bởi idlehouse)

đừng bước nhẹ nhàng tiến vào trong giấc ngủ

tuổi già vẫn nên cháy rực buổi xế chiều

hãy bùng lên bùng lên chống lại

ánh sáng đang lụi tắt đìu hiu

dẫu bậc thánh hiền biết bóng tối là sau chót

do ngòi bút không vạch ra sấm sét - họ chẳng hề

tiến vào trong giấc ngủ nhẹ nhàng u mê

kẻ sĩ, bên đợt sóng cuối cùng, thảng thốt khen

khi con sóng kia nhảy múa cặp bờ vịnh nước,

dẫu rằng yếu ớt, cũng đã vùng lên

chống sự lụi tắt trong đêm trường phía trước.

kẻ ngông cuồng rong chơi ca hát đuổi bắt ánh dương

ngộ ra khi đã muộn rồi, khóc than trên đường về chín suối,

nào có nhẹ nhàng tiến vào giấc ngủ cuối.

kẻ u sầu, gần tử vong, chợt thấy được, chói loà

cặp mắt u mê sáng rực lên như thiên thạch hân hoan vui sướng,

rồi vùng lên vùng lên chống lại

sự lụi tắt của ánh sáng cuối đường.

còn Người, người cha của tôi ơi,

đứng bên bờ vực đau thương ấy,

nguyền rủa hay chúc lành, xin nhỏ lệ phút này.

đừng bước nhẹ nhàng tiến vào trong giấc ngủ.

hãy vùng lên vùng lên chống lại


sự lụi tàn của ánh sáng trước thiên thu.

- ------

"Do Not Go Gentle Into That Good Night"

(Dylan Thomas)

Do not go gentle into that good night,

Old age should burn and rave at close of day;

Rage, rage against the dying of the light.

Though wise men at their end know dark is right,

Because their words had forked no lightning they

Do not go gentle into that good night.

Good men, the last wave by, crying how bright

Their frail deeds might have danced in a green bay,

Rage, rage against the dying of the light.

Wild men who caught and sang the sun in flight,

And learn, too late, they grieved it on its way,

Do not go gentle into that good night.

Grave men, near death, who see with blinding sight

Blind eyes could blaze like meteors and be gay,

Rage, rage against the dying of the light.

And you, my father, there on the sad height,

Curse, bless me now with your fierce tears, I pray.

Do not go gentle into that good night.

Rage, rage against the dying of the light.

- ---------
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Đang hoạt động
Không có thành viên nào
Back
Top Bottom