Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Chúng Ta Sống Sót Qua Tận Thế

  • Tác giả Tác giả admin
  • Ngày gửi Ngày gửi
Chúng Ta Sống Sót Qua Tận Thế

admin

Độc Tôn Tam Giới
Đại Thần
Tham gia
11/6/23
Bài viết
1,010,076
VNĐ
900,499
[Diendantruyen.Com] Chúng Ta Sống Sót Qua Tận Thế

Chúng Ta Sống Sót Qua Tận Thế
Tác giả: Bôn Bào Đích Bàn Bàn
Tình trạng: Đã hoàn thành




Tác giả: 奔跑的胖胖

Thể loại: Hiện Đại, Mạt Thế, Gia Đình, Hư Cấu Kỳ Ảo

Team dịch: Nhân Mã Hoa Cát

Giới thiệu

Vì mưu sinh, hai vợ chồng tôi mở một tiệm bán thịt heo.

Hôm ấy trời nóng như đổ lửa, điều kỳ lạ là khách hàng trong tiệm đều tranh nhau mua thịt khô, còn thịt tươi thì chẳng ai thèm đoái hoài.

Chuyện này thực sự rất lạ thường, khiến tôi không khỏi cảm thấy bất an.
 
Chương 1


Vì mưu sinh, hai vợ chồng tôi mở một tiệm bán thịt heo.

 

Hôm ấy trời nóng như đổ lửa, điều kỳ lạ là khách hàng trong tiệm đều tranh nhau mua thịt khô, còn thịt tươi thì chẳng ai thèm đoái hoài.

 

Chuyện này thực sự rất lạ thường, khiến tôi không khỏi cảm thấy bất an.

 

01.

Tôi mở một tiệm bán thịt heo ở quê nhà, cũng chỉ là một cửa hàng nhỏ thôi.

 

Điều kỳ lạ là, khách đến tiệm lại chẳng mấy ai mua thịt tươi mà tất cả đều đổ xô chọn thịt khô, đặc biệt là chân giò hun khói.

 

Hằng năm, cứ đến mùa thu đông, khi gió Tây Bắc bắt đầu thổi, tôi lại ướp rất nhiều thịt khô. Thú thật, thịt khô nhà tôi đúng là có hương vị đặc biệt, để càng lâu lại càng thơm ngon.

 

Thế nhưng năm nay, chuyện lại kỳ lạ đến mức tôi nghĩ mình gặp ma. Mùa hè vốn chẳng ai mua thịt khô vậy mà giờ đây lại bán chạy đến mức không kịp làm.

 

Khách quen của tôi, ông Vương Hải còn muốn bao trọn toàn bộ số thịt khô tôi có trong kho.

 

Tôi bảo ông ấy rằng hàng còn rất ít.

 

Ông Vương không chịu, còn yêu cầu tôi làm thêm thịt khô ngay trong mùa hè này với số lượng lớn.

 

Tôi từ chối ngay, vì mùa hè làm thịt khô hương vị sẽ không được ngon. Tôi không muốn làm mất uy tín của tiệm mình.

 

Tưởng rằng chuyện dừng lại ở đó, ai ngờ hôm sau ông Vương lại đến.

 

Vừa vào cửa, ông ấy đã đặt 500 cân thịt khô.

 

Tôi giải thích rằng mùa này không thể làm được, vị sẽ rất tệ.

 

Nhưng ông ấy vẫn khăng khăng, còn nói rằng cha ông ấy rất thích ăn loại thịt này, dù không được ngon như mọi khi, vẫn ngon hơn bất cứ đâu.

 

Tôi đùa: “Ăn ngon đến đâu thì cũng không nên ăn nhiều quá, ông biết không? Chuyên gia bảo rằng ăn thịt khô nhiều dễ sinh ung thư đấy.”

 

Ông Vương cười lớn: “Chuyên gia gì chứ? Toàn nói vớ vẩn, chẳng đáng tin!”

 

Tôi cũng bật cười, chỉnh điều hòa mát hơn một chút: “Ông nói đúng, mùa hè nóng bức thế này mà còn làm thịt khô chắc chỉ có họ mới nghĩ ra!”

 

Ông ấy gật đầu: “Đúng vậy, năm nay thời tiết khác thường thật, phải cẩn thận hơn thôi. Vậy thịt khô bao giờ làm xong?”

 

“Tầm 14 ngày.”

 

“Được, vậy là kịp. À, làm thêm cho tôi 200 cân mỡ heo nữa nhé.”

 

“Ông định làm gì với cả đống thịt và mỡ này thế? Nhà ông ăn làm sao hết?”

 

“Cha tôi thích ăn, không còn cách nào khác.”

 

“Được rồi, tôi sẽ làm xong và giao cùng thịt khô cho ông.”

 

Từ đó, không chỉ ông Vương mà nhiều khách hàng khác cũng đặt mua số lượng lớn, đủ ăn cả năm.

 

Thịt tươi vẫn bán đều đều nhưng tôi cứ cảm thấy có điều gì đó không ổn.

 

Tôi có một ngôi nhà cũ ở vùng ngoại ô nằm trên một ngọn đồi lớn với sân vườn rộng khoảng ba mẫu đất. Trong sân còn có một hang động lớn, nơi tôi thường dùng để chế biến thịt khô.

 

Ban đầu, nhận đơn hàng lớn, tôi vui lắm, nghĩ rằng sẽ kiếm được một khoản kha khá.

 

Nhưng khi bắt tay vào làm, tôi gần như kiệt sức vì cả sân lẫn hang động đều chất đầy nguyên liệu.

 

Khi giao hàng đến nhà ông Vương, tôi bị bảo vệ khu biệt thự chặn lại.

 

Khu biệt thự ông Vương sống toàn những người giàu có và quyền lực. Bình thường, tôi vẫn ra vào dễ dàng nhưng hôm nay bảo vệ kiên quyết không cho tôi vào.

 

Họ nói phải có chủ nhà ra nhận hàng.

 

Tôi đành gọi cho ông Vương.

 

Chỉ một lát sau, ông ấy ra xin lỗi, giải thích rằng đây là quy định mới của khu dân cư.

 

Tôi phải chuyển toàn bộ thịt và mỡ lên xe của ông ấy ngay tại cổng.

 

Khi đó, tôi còn thấy họ đang vận chuyển một lượng lớn gạo, mì, dầu ăn và các nhu yếu phẩm khác vào khu biệt thự.

 

Thậm chí, bức tường bao quanh khu vực còn được nâng cao và gia cố thêm hàng rào điện.

 

Cảnh tượng này thật kỳ lạ khiến tôi cảm thấy bất an.

 

Giao hàng xong, tôi mệt đến mức đau lưng, nhức chân không chịu nổi.

 

Buổi tối, tôi kể với vợ về chuyện kỳ lạ này. Cô ấy cũng thấy khó hiểu, bảo rằng hôm nay có rất nhiều người đến hỏi mua thịt khô nhưng tiệm không còn hàng để bán.

 

Thật sự khiến cả hai vợ chồng mệt mỏi.

 

Nghĩ một hồi, tôi mới nói: “Nhà mình làm thịt khô với mỡ heo để cả mấy năm cũng không hỏng. Đặc biệt là thịt khô, càng để lâu càng ngon. Hay là... có chuyện gì bất thường sắp xảy ra?”

 

Vợ tôi cười an ủi: “Đừng suy nghĩ nhiều quá, mấy ngày nay anh làm việc kiệt sức rồi, nghỉ ngơi sớm đi. Chỉ cần em với con ở bên anh, trời có sập cũng chẳng phải lo.”

 

Cô ấy lại bảo: “Cha của tụi nhỏ, mấy ngày nay kiếm được kha khá hay mình thay cửa sổ đi! Mùa đông gió lùa con cứ kêu lạnh suốt. Nhân lúc trời còn nóng, mình sửa lại, cho kín đáo, ấm cúng hơn.”

 

Tôi đồng ý ngay: “Được rồi, mai anh đi tìm vật liệu. Mấy ngày tới anh nghỉ làm thịt khô, vừa mệt vừa nóng, làm cũng không ngon, lỡ mất uy tín của tiệm thì khổ.”

 

Ngày hôm sau, tôi ra chợ vật liệu xây dựng, thấy cảnh tượng có phần vắng vẻ.

 

Tôi tìm Lưu Vượng, một người bạn cùng thôn, cũng là thầu trang trí nội thất.

 

Nói về Lưu Vượng, anh ấy thuộc gia đình giàu có trong thôn, khác hẳn nhà tôi. Nhà tôi là hộ nghèo duy nhất họ Triệu trong thôn, nên từ trước đến nay tôi sống khá kín đáo.
 
Chương 2


Vừa bước vào cửa hàng, tôi đặt lên bàn một bao t.h.u.ố.c lá Kim Ngọc Lan.

 

Anh Lưu cầm lấy, cười: “Chú mày lúc nào cũng khách sáo thế! Lại đây, ngồi xuống uống chén trà.”

 

Tôi nhấp một ngụm trà, rồi hỏi: “Anh Lưu, sao chỗ anh hôm nay ít khách thế?”

 

Anh ấy thở dài: “Người làm đều ra ngoài cả rồi. Đợt này đúng là kỳ quái, đơn hàng nhiều đến mức không biết ngày đêm nhưng giờ thì thiếu nguyên liệu, không nhận thêm được việc mới, khách cũng ít dần.”

 

Tôi an ủi: “Mệt mà có tiền thì tránh sao? Cả hai chúng ta đều làm việc cật lực chẳng phải để gia đình sống ấm no hay sao? Mà anh đang làm gì mà bận thế?”

 

Anh Lưu đáp: “Toàn những ông có tiền yêu cầu, tôi cũng chẳng hiểu nổi. Nhà họ vốn rất ổn vậy mà cứ nằng nặc thêm lớp giữ nhiệt. Gần đây cả chợ vật liệu xây dựng đều hết hàng, các xưởng cũng không còn nguyên liệu để giao.”

 

Tôi thấy kỳ lạ: “Sao lại có nhu cầu nhiều thế? Anh không hỏi mấy chủ nhà xem chuyện gì à?”

 

Anh ấy nhún vai: “Họ bảo năm ngoái mùa đông gió lùa lạnh lắm. Có nhà còn làm thêm cửa sổ dày hơn, lại còn yêu cầu chống thấm, kín tuyệt đối.”

 

Tôi nhíu mày: “Anh Lưu, anh không thấy chuyện này hơi bất thường sao?”

 

Anh ấy cười xòa: “Có gì đâu mà bất thường? Mấy ông có tiền nhiều khi chẳng biết tiêu vào đâu! Nói thật, họ thích thì họ làm thôi. À, cậu đến tìm tôi có việc gì?”

 

Lúc này tôi mới nhớ ra mục đích chính: “Khụ, nhà em mùa đông cũng lạnh quá nên em tính làm thêm lớp giữ nhiệt, thay cửa sổ này nọ.”

 

“Nhà cậu thì khỏi lo, lát nữa tôi cử người đến khảo sát. Làm theo nhu cầu thực tế thôi.”

 

Nhưng tôi thắc mắc: “Không phải anh bảo vật liệu xây dựng hết hàng sao?”

 

Anh Lưu cười: “Những nhà giàu đó đòi vật liệu chịu nhiệt độ thấp tới -60℃, -70℃ nên toàn đồ cao cấp. Dân thường như chúng ta thì cần gì đến những thứ xa xỉ ấy.”

 

Tôi lại hỏi: “Năm ngoái nơi này lạnh nhất cũng chỉ -20℃, sao họ lại cần vật liệu chịu nhiệt độ thấp thế?”

 

Anh Lưu cười lớn: “Thì tôi đã nói rồi, họ tưởng nơi này là Nam Cực chắc! Chỉ có tiền mới đốt được như vậy thôi. Để tôi cho người qua khảo sát rồi làm cái gì thực tế là được.”

 

“Được rồi, tôi chờ tin anh.” Tôi gật đầu nhưng trong lòng vẫn cảm thấy có điều gì đó không ổn.

 

Buổi chiều, tôi quyết định đến thăm vài khu biệt thự lớn để tìm hiểu.

 

Dọc đường, tôi thấy không ít khu biệt thự đang gia cố tường rào, có nơi đã hoàn thiện, nhìn rất kiên cố.

 

Bên ngoài, xe tải vận chuyển nhu yếu phẩm ra vào không ngừng.

 

Cảnh tượng bận rộn này khiến tôi càng thêm nghi ngờ.

 

Khi đi ngang qua một khu biệt thự xa hoa, tôi phát hiện trên mặt đường có rất nhiều bột màu đen.

 

Tò mò, tôi dừng xe, bước xuống và kiểm tra.

 

Hóa ra đó là vụn than.

 

Thời nay, ngay cả ở nông thôn người ta cũng dần từ bỏ việc đốt than đá. Vậy mà những khu biệt thự xa hoa này lại mua than đá với số lượng lớn?

 

Nhìn lượng vụn than rơi vãi trên đường, tôi đoán họ đã nhập một khối lượng không nhỏ.

 

Phát hiện này khiến tôi càng thêm bối rối.

 

Rõ ràng, cư dân ở đây dường như đang chuẩn bị cho một điều gì đó lớn lao.

 

Mang theo nỗi nghi hoặc, tôi nhận được cuộc gọi từ vợ: "Thiết Trụ, chị cả em từ thủ đô về rồi! Tối nay anh nhớ mang vài món ăn ngon về nhé."

 

"Không phải chị cả đang làm bảo mẫu ở thủ đô sao? Đâu phải ngày nghỉ, sao chị lại về được?" Tôi ngạc nhiên hỏi.

 

"Chính em cũng không rõ. Chị bảo nhà chủ muốn sửa sang lại nhà cửa nên cho chị về nghỉ một thời gian. Họ còn trả trước ba tháng lương."

 

Buổi tối, khi gặp chị cả, tôi tò mò hỏi: "Chị, chủ nhà của chị tốt thật đấy, còn trả trước mấy tháng lương."

 

"Ừ, họ thật sự tốt, trả luôn ba tháng. Có nhiều chủ nhà khác chỉ trả một tháng thậm chí có người còn không trả đồng nào!"

 

Nghe chị cả nói, trong lòng tôi càng thêm nghi hoặc.

 

"Chuyện này lạ thật, chẳng lẽ bảo mẫu ở đó đều được yêu cầu nghỉ việc?"

 

"Đúng rồi, có khá nhiều người bị cho nghỉ. Họ bảo phải cải tạo lại cả khu biệt thự, mất mấy tháng lận."

 

Tôi cảm thấy mọi chuyện không hề đơn giản liền hỏi tiếp: "Khu biệt thự xa hoa cũng phải cải tạo lại?"

 

"Em không biết đâu. Dù sao chuyện này cũng chẳng liên quan gì đến chị. Có tiền lại không phải làm việc, quá sướng!"

 

Thấy chị không muốn nói thêm, tôi cũng không tiện hỏi nhiều. Chỉ cười nói: "Phải rồi, lâu lắm rồi chị không về thăm anh rể và các cháu. Mai em đưa chị về nhà chơi nhé."

 

Đêm đó, tôi nằm trằn trọc mãi không ngủ được.

 

Cảm giác bất an cứ đè nặng trong lòng.

 

Những người giàu này, ở đâu cũng toát lên vẻ kỳ quái.

 

Đêm khuya, một tiếng động chói tai phá tan sự yên tĩnh, đánh thức tôi khỏi giấc ngủ.

 

Không khí lạnh buốt khiến tôi nổi da gà.

 

Nhìn quanh, tôi hoảng sợ phát hiện vợ và con đang đứng bất động ở góc phòng.

 

Họ như bị đông cứng, dù tôi gọi thế nào cũng không phản ứng.

 

Tôi run rẩy bước đến gần, lòng tràn ngập sợ hãi.

 

Đưa tay chạm vào gương mặt vợ, tôi chỉ cảm nhận được sự lạnh lẽo xuyên thấu qua đầu ngón tay.

 

Đột nhiên, cơ thể cô ấy xuất hiện những vết nứt, giống như lớp băng mong manh bị vỡ.
 
Chương 3


Rồi cả thân thể hóa thành vô số mảnh băng rơi rụng đầy đất.

 

Cảnh tượng trước mắt khiến tôi hét lên kinh hãi, lùi lại vài bước và ngã ngồi xuống sàn.

 

Tôi cố gắng đứng dậy nhưng phát hiện tay mình bị dính chặt vào sàn nhà.

 

Dù cố gắng giãy giụa, tôi vẫn không thể thoát ra.

 

Cả người như bị sàn nhà cắn nuốt, lạnh buốt đến tận xương.

 

Tay tôi dần mất đi cảm giác, cơ thể trở nên đông cứng.

 

Dù tôi gào thét, âm thanh cũng bị nuốt chửng trong không khí lạnh lẽo.

 

Đột nhiên, tiếng gọi dồn dập kéo tôi khỏi cơn ác mộng.

 

Tôi choàng tỉnh, nhận ra mình vẫn đang nằm trên giường, quần áo ướt đẫm mồ hôi.

 

Hóa ra chỉ là mơ.

 

Tôi ngồi ở mép giường, lòng vẫn còn run sợ.

 

"Ác mộng sao?" Vợ lo lắng hỏi.

 

Tôi an ủi cô ấy rồi ra ban công hút thuốc.

 

Dù cố gắng, tôi vẫn không thể xua tan nỗi bất an trong lòng.

 

Ngày hôm sau, sau khi đưa chị cả về nhà, tôi quay lại kiểm kê hàng trong tiệm thịt.

 

Sau đó, tôi quyết định đóng cửa tiệm và đưa vợ con về nhà cũ.

 

“Cho dù thực sự cải tạo vậy trong nhà người già và trẻ con không cần ai chăm sóc sao?

 

Anh đoán, việc cho bảo mẫu về nhà chắc chắn là để tránh lộ thông tin gì đó!”

 

Vợ tôi vẻ mặt đầy hoang mang đáp: "Anh đừng nghĩ linh tinh nữa. Nếu muốn dự trữ lâu dài sao họ không mua thịt heo đông lạnh mới rồi ăn dần?"

 

Tôi cười, giải thích: "Vợ à, nhà mình đã từng ăn thịt heo đông lạnh lâu chưa?

 

Thịt đông lạnh để lâu, vị và dinh dưỡng đều kém, ăn vào chẳng khác gì nhai thịt xác sống, không ai thích đâu.

 

Anh cứ có cảm giác sắp tới thực phẩm sẽ xảy ra vấn đề gì đó.

 

Tốt nhất chúng ta nên về quê kiểm tra trước, dự trữ thêm lương thực."

 

Vợ tôi nghe xong vẫn chưa hiểu hoàn toàn: "Nếu có vấn đề gì em nghĩ sống trong thành phố sẽ an toàn hơn ở quê mà?"

 

Tôi lắc đầu: "Vợ à, trong thành phố nhiều người, nhiều chuyện phức tạp.

 

Nếu thực sự có chuyện gì xảy ra, chúng ta – loại dân thường nhỏ bé – sẽ hoảng loạn ngay.

 

Nông thôn rộng rãi, ít người, lại dễ dàng tự cung tự cấp hơn."

 

Cô ấy lo lắng hỏi tiếp: "Vậy còn con cái thì sao? Nếu hai ta đều về quê, ai sẽ đưa đón con tan học?"

 

Tôi trấn an: "Chúng ta cứ về quê trước, kiểm tra xem có gì cần mua bổ sung không.

 

Sau đó sẽ quay lại đây. Tiệm thịt thì tạm thời không mở.

 

Mấy ngày tới, anh sẽ chuyển hết hàng về quê và làm thành thịt khô để dự trữ."

 

Nghe vậy, vợ tôi vẫn chưa yên tâm nói: "Hay là mình báo với chị cả, bảo chị ấy cũng chuẩn bị trước đi?"

 

Tôi vẫy tay: "Vợ à, chuyện này khó mà nói.

 

Nếu thực sự có chuyện, chị cả sẽ trách chúng ta không báo trước.

 

Còn nếu chẳng có gì xảy ra, chị lại bảo chúng ta dọa chị, làm chị lo lắng không đâu.

 

Hiện tại chỉ là suy đoán, cứ để mình mình biết thôi, tránh rắc rối."

 

Tình trạng vật tư hiện tại trong nhà:

Ba chiếc tủ đông lớn.

 

Một máy phát điện diesel 10KW.

 

Có dự trữ dầu diesel, nhưng loại dầu này không chịu được nhiệt độ thấp, dễ bị đông cứng.

 

Cần thay bằng máy phát điện chạy xăng.

 

Có một hầm chứa, cửa vào nằm ngay trong nhà.

 

Hầm này cách mặt đất, nhiệt độ thấp hơn khoảng 10°C.

 

Nhà đã được sửa chữa mới, nằm trên sườn núi, mùa đông khá lạnh.

 

Khi sửa chữa, tôi đã dùng vật liệu tốt, tường dày hơn so với nhà cũ.

 

Cửa sổ kính hai lớp, khung nhôm cách nhiệt.

 

Tường có lớp giữ nhiệt.

 

Hệ thống giường sưởi và tường ấm truyền thống vẫn được giữ lại.

 

Tôi cảm thấy, nếu căn nhà này còn không chịu được nhiệt độ thấp thì những căn nhà lầu trong thành phố càng không thể chịu nổi.

 

Trên nóc nhà có lắp giao diện cho năng lượng mặt trời.

 

Dù sao, vùng núi nông thôn này điện lực cũng không ổn định nên tôi đã chuẩn bị cả máy phát điện chạy dầu và giao diện năng lượng mặt trời để đảm bảo nguồn điện.

 

Căn nhà chính gồm ba phòng ngủ, một phòng khách lớn.

 

Ngoài ra còn có hai gian nhà ngang, một nhà bếp riêng, phòng vệ sinh và phòng nồi hơi.

 

Trong nhà có giường sưởi, tường ấm, hệ thống khí nóng, tất cả đều được lắp đặt đầy đủ.

 

Các thiết bị gia dụng cơ bản như TV, tủ lạnh, máy giặt đều có, vì tôi thường xuyên về đây để làm thịt heo.

 

Do trong núi mát mẻ, nên không cần điều hòa.

 

Khuôn viên nhà cũ:

 

Một sân rộng ba mẫu, bao quanh giữa sườn núi.

 

Có một hang động lớn và một nhà xưởng nhỏ.

 

Hang động này dùng để chứa máy phát điện diesel, tủ đông, và một số đồ dùng linh tinh.

 

Cả nhà xưởng lẫn nhà chính đều có giếng nước, lấy được nước ngầm.

 

Người ta gọi đây là “lão nhân nhạc” – nơi mà nguồn nước luôn dồi dào.

 

Dự trữ lương thực:

 

Trong hầm chứa: 150 cân gạo, 200 cân bột mì, 300 cân khoai lang đỏ.

 

Một ít dầu ăn, muối, rượu và t.h.u.ố.c lá (thân thích thường mang biếu).

 

Hầm chứa rất rộng rãi, khô ráo.

 

Thịt khô và chân giò hun khói: ít nhất 200 cân, toàn là hàng đã ủ kỹ nhiều năm, chỉ để gia đình sử dụng.

 

Mỡ heo: Khoảng vài chục cân.

 

Trong sân còn có hai con ch.ó lớn, một con đen và một con vàng, chuyên giữ nhà.

 

Tường bao quanh khá cao, phía trên còn có lưới sắt.

 

Kế hoạch bổ sung vật tư: Tôi và vợ kiểm kê lại mọi thứ, cảm thấy mọi thứ đã khá đầy đủ có thể trụ qua mùa đông dài.

 

Tuy nhiên, để chuẩn bị tốt hơn, tôi tính dự trữ:

 

Gạo và bột mì: Mỗi tháng sử dụng khoảng 50 cân gạo và 50 cân bột mì.

 

Gạo có hạn sử dụng 18 tháng, bột mì 12 tháng.

 

Tôi dự định mua thêm 18 túi gạo và 12 túi bột mì.

 

Thực phẩm khô: Rau củ có thể để lâu như cải trắng nhưng tôi lo mùa hè khó bảo quản nên ưu tiên mì ăn liền, bánh khô và các loại thực phẩm khô.

 

Than đá: Than đá là vật tư quan trọng nhất để sưởi ấm.

 

Năm ngoái, 4 tháng mùa đông chỉ tiêu thụ chưa đến 3 tấn.

 

Năm nay, tôi định mua thêm khoảng 12 tấn và cố gắng tích trữ nhiều nhất có thể.

 

Việc dùng than đá ở thành phố khá khó khăn nhưng ở quê thì thuận tiện hơn nhiều.

 

Nhiên liệu:

 

Dự trữ thêm xăng dầu và phụ tùng thay thế cho máy phát điện.

 

Dầu máy phải thay mỗi 200 giờ hoạt động, nên cần mua thêm để dự phòng.

 

Dự đoán về thời tiết:

 

Tôi nghi ngờ rằng sắp tới sẽ có thời tiết cực đoan, có thể là giá lạnh khắc nghiệt.

 

Hiện tại, thời tiết đang rất oi bức nhưng tôi có cảm giác tương lai sẽ xảy ra giá rét kéo dài.

 

Bao giờ xảy ra và kéo dài bao lâu thì tôi không rõ nhưng chuẩn bị trước vẫn hơn.

 

Tôi chợt nghĩ đến một điều, tục ngữ nói không sai: "Thất phu vô tội, hoài bích có tội."

 

Nếu xảy ra đại tai nạn, tôi – người duy nhất trong thôn tích trữ nhiều đồ như vậy – liệu có tránh được ánh mắt đói khát của những kẻ giống sói hoang?
 
Chương 4


Giữa trưa, tôi và vợ chuẩn bị một bữa tiệc lớn ở nhà cũ, kiểm tra lại toàn bộ đồ đạc trong nhà.

 

Chăn đệm vẫn còn tốt, đồ ăn cũng đầy đủ.

 

Sau bữa cơm, tôi bảo vợ lái xe về thành phố mua thêm thuốc men.

 

Tôi dặn kỹ cô ấy mua nhiều loại thuốc thường dùng, phòng khi xảy ra chuyện như đợt dịch bệnh vừa rồi, muốn mua cũng không có.

 

Phần tôi bắt đầu nghĩ cách lôi kéo người trong thôn cùng chuẩn bị, tránh việc trở thành miếng mồi cho người khác.

 

Tôi cảm thấy, sau đợt dịch bệnh vừa qua người trong thôn chắc chắn đã có thói quen tích trữ lương thực.

 

Trong thời gian ngắn hạn, vấn đề ăn uống không đáng lo, vì đã có giếng sâu của đại đội cung cấp nước.

 

Nhưng nếu trời rét đậm kéo dài mà không chuẩn bị sẵn, chuyện sưởi ấm rất dễ gây hỗn loạn.

 

Nhìn lại lịch sử, những đại tai nạn đáng sợ nhất luôn bắt nguồn từ lòng người.

 

Tích trữ đồ trong âm thầm chắc chắn không ổn.

 

Muốn bảo vệ chính mình, tôi cần lôi kéo thêm một nhóm người để cùng nhau đối phó.

 

Trong thôn, họ nhà Lưu là thế lực lớn nhất. Nhiều năm nay các vị trí thôn trưởng, thư ký thôn đều do họ đảm nhận.

 

Nhưng tôi không tiện tìm trực tiếp họ nhà Lưu, vì thế quyết định nhờ đến “Võ gia”.

 

Nói về Võ gia, ông tên thật là Lưu Võ, năm nay hơn 80 tuổi nhưng vẫn rất minh mẫn và khỏe mạnh.

 

Ông từng là bộ đội, lại có mối giao tình lâu năm với ông nội tôi.

 

Võ gia là người thẳng thắn, quyết đoán, và có uy tín rất cao trong thôn.

 

Hễ có việc gì khó xử, tôi đều tìm ông để xin lời khuyên.

 

Lần này cũng không ngoại lệ, tôi mang theo hai chai rượu mạnh đến thẳng nhà Võ gia.

 

Vừa thấy tôi, ông liền hỏi: “Lại có chuyện gì rồi phải không? Cứ nói thẳng đi, đừng vòng vo trước mặt tôi.”

 

Thế là tôi kể toàn bộ những gì mình thấy và nghe được: từ khu biệt thự trong thành phố, cửa hàng vật liệu xây dựng đến chuyện của chị cả làm bảo mẫu.

 

Nghe xong, Võ gia cau mày, trầm ngâm một lúc rồi nói: “Chuyện này không nhỏ đâu. Tốt nhất, cậu không nên tự ra mặt.

 

Để ta tìm Lưu Hiểu (trưởng thôn, cháu của Võ gia), để cậu ta đứng ra lo liệu.

 

Còn ngươi, cứ giả vờ như không biết gì. Lặng lẽ chuẩn bị là được.”

 

Nghe ông nói vậy, tôi thấy nhẹ lòng hẳn.

 

Trước khi về, ông còn dặn dò thêm: “Cậu đúng là không biết điều, mang rượu mà không mang thịt khô. Lần sau nhớ mang đủ đấy!”

 

Tôi vội vàng đáp: “Võ gia yên tâm, lần sau thịt khô chắc chắn đủ phần!”

 

Tối hôm đó, tôi vừa ăn cơm xong thì nhận được cuộc gọi từ trưởng thôn Lưu Hiểu.

 

“Thiết Trụ, sáng mai 8 giờ, tập hợp tại đại đội. Không được xin nghỉ. Ai ở gần thì phải về, người ở xa tạm thời chưa gọi.”

 

Tôi dò hỏi: “Chú Lưu, có chuyện gì sao?”

 

Trưởng thôn nghiêm giọng: “Không nên hỏi gì cả. Cứ đúng giờ đến.”

 

Tôi cúp máy, trong lòng thầm giơ ngón cái khen ngợi Võ gia: Quả thật đáng tin cậy!

 

Sáng hôm sau, tôi đúng giờ đến đại đội, phát hiện trưởng thôn và Võ gia đã có mặt, còn có chúng tôi mấy người ở thành phố làm buôn bán cũng đều được kêu về.

 

Trưởng thôn đóng cửa lại một cái "rầm", sau đó lập tức lớn tiếng mắng: "Chúng mày chỉ biết kiếm tiền bên ngoài, lâu như vậy rồi không trở về thôn xem lão nhân trong nhà, sao lại bỏ mặc vậy?"

 

Lưu Hiểu trừng mắt nhìn Lưu Vượng, nói: "Nghe nói mày hơn hai tháng rồi chưa về thăm cha mày? Chỉ biết mải mê kiếm tiền ngay cả cha cũng bỏ mặc?"

 

Lưu Vượng vội vã giải thích: "Chú ơi, không phải cháu không muốn về. Năm nay công việc quá bận, không phải là làm phòng bao cửa sổ mà phải làm siêu cường giữ ấm, tất cả đều phải tuân theo tiêu chuẩn -70℃.

 

Trong tiệm cháu không theo kịp kỹ thuật, vừa phải làm việc vừa phải huấn luyện. Thực sự bận rộn đến mức không có thời gian!"

 

Mọi người bắt đầu bàn tán xôn xao sau lời giải thích của Lưu Vượng.

 

Làm hậu cần, Lưu Đêm chen vào nói: "Năm nay thật sự có vấn đề, bọn có tiền cứ mua đồ đạc như điên, tôi nghi ngờ có phải họ chuẩn bị đón cái gì không."

 

Y mũ bán sỉ Lưu Kính cũng oán giận nói: "Mùa hè mà lại mua đồ giữ ấm, có ai như vậy không? Mùa đông thì không sao nhưng sao mùa hè lại là đồ giữ ấm?"

 

Tôi không nhịn được xen vào: "Thực ra, tôi cũng thấy kỳ lạ. Tiệm tôi bán nhiều nhất là thịt khô – đồ ăn có thể để lâu giống như đang chuẩn bị cho một điều gì đó."

 

Ông chủ tiệm thuốc, Vương Lỗi cũng gãi đầu nói: "Gần đây, tiệm thuốc của tôi cũng có nhiều người mua thuốc lắm, thật sự lạ."

 

Nhà thầu Hồ Băng tiếp theo nói: "Khu biệt thự cũng có vấn đề, họ đều yêu cầu làm thêm tường gia cố, thậm chí kéo thêm hàng rào điện. Công trình thì cực kỳ cấp tốc giống như họ đang chuẩn bị cho cái gì đó."

 

Cả phòng đều bàn tán về cùng một chủ đề: phòng giữ nhiệt, dự trữ đồ ăn, thuốc men, và cả phòng chống bạo lực.

 

Trưởng thôn tiếp tục gọi điện cho những người dân làm buôn bán ở thành phố, kết quả ai cũng nói về những chuẩn bị giống nhau – phòng giữ nhiệt, dự trữ thực phẩm, và phòng chống bạo lực.

 

Không khí trong phòng lập tức lắng xuống, mọi người đều cảm nhận được rằng có chuyện lớn sắp xảy ra nhưng không ai biết cụ thể là gì.
 
Chương 5


Cuối cùng, trưởng thôn phá vỡ sự im lặng, ông nhìn về phía Võ gia nói: "Chú, người uy tín nhất trong thôn, chuyện này người thấy thế nào?"

 

Võ gia quyết đoán nói: "Tôi dự cảm có chuyện lớn sắp xảy ra. Việc mua đồ giữ ấm và phòng giữ nhiệt chứng tỏ mùa đông năm nay sẽ rất lạnh.

 

Phòng chống bạo lực ám chỉ có thể có sự rung chuyển trong xã hội.

 

Chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng chuẩn bị luôn luôn là tốt nhất.

 

Có thể quay về thôn thì về, không về cũng không sao.

 

Những ai điều kiện nhà cửa không tốt, có thể đến đại đội ở.

 

Đại đội cũng sẽ dự trữ lương thực, gia cố phòng ốc, trang bị thêm giường sưởi và tường ấm, chuẩn bị phòng lạnh. Mọi người nghĩ sao?"

 

Mọi người nghe xong đều gật đầu đồng ý, không ai phản đối.

 

Tai họa riêng không đáng sợ nhưng nếu xã hội hỗn loạn thì mới thực sự đáng lo.

 

Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết lại cùng nhau đối mặt.

 

Tuy đạo lý rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có sự can đảm và sức mạnh như Võ gia.

 

Tôi tiếp lời: "Võ gia, thời tiết biến đổi có thể không đợi đến mùa đông. Dựa vào những gì chúng ta đã phân tích, khả năng nó sẽ xảy ra trong vòng một hai tháng tới. Chúng ta còn phải xem xét thời gian cho các công trình nữa."

 

Lưu Vượng trả lời: "Hiện tại tất cả các công trình đều yêu cầu hoàn thành trong một tháng. Nếu không chủ thầu sẵn sàng thêm tiền để thúc đẩy. Vậy có thể là một tháng nữa thôi."

 

Nghe xong thông tin này, trong phòng lại rơi vào trầm mặc.

 

Sau đó, Võ gia cất tiếng: "Vậy thì chúng ta phải chuẩn bị trong vòng một tháng. Những ai có thể trở về thì tranh thủ về kêu gọi các gia chủ tụ tập họp.

 

Chuyện này không thể để ngoài cuộc.

 

Mặt khác, tôi sẽ đóng góp 50.000 đồng cho phần chuẩn bị.

 

Đến lúc đó, tôi cũng sẽ dọn đến đại đội ở."

 

Võ gia lên tiếng, và nhiều người trong thôn cũng sôi nổi tham gia đóng góp, từ 30.000, 50.000, 100.000 đồng…

 

Cả tôi cũng góp 100.000 đồng.

 

Dù sao tôi cũng muốn khuyến khích Võ gia đứng ra làm việc này. Không phải vì gì khác mà vì tôi kính trọng sự dũng cảm và trách nhiệm của ông.

 

Lưu Kính kích động tỏ vẻ nguyện ý ra 50 vạn, hơn nữa lập tức an bài để tiệm thuốc trữ hàng và đưa về thôn.

 

Hắn cũng thật sự liều mạng.

 

Võ gia quả thật đang cứu mạng cho mọi người trong thôn!

 

Hiện tại dù mọi chuyện chưa xảy ra, Lưu Kính vẫn an toàn. Nhưng một khi xảy ra chuyện, hắn, làm người giàu nhất trong thôn, sẽ trở thành con mồi béo bở.

 

Vì vậy, mọi người đều phải chuẩn bị trước. Chỉ cần chuẩn bị tốt, chúng ta trong thôn sẽ an toàn.

 

Cũng có thể thấy, Lưu Kính có thể biết nhiều hơn chúng ta. Dù sao hắn làm trong ngành dược phẩm, chiến lược của hắn rất rộng, chỉ là hắn không dám nói ra thôi.

 

Thế là, mọi người bắt đầu phân công công việc.

 

Lưu Kính bắt đầu lo việc chuyển quần áo giữ ấm về thôn.

 

Lưu Đêm phụ trách vận chuyển vật tư bằng xe tải lớn.

 

Tôi cũng hứa sẽ cung cấp lượng lớn thịt khô cho dân trong thôn.

 

Lưu Vượng thì lập tức triệu tập đội công trình trong thôn để cải tạo đại đội, gia cố các phương tiện giữ ấm và xây dựng giường sưởi, tường ấm, thậm chí giường đất ấm.

 

Cảm giác của tôi là mọi người đều nhận ra có gì đó không bình thường nhưng chẳng ai dám nói ra.

 

Mọi người chỉ âm thầm chuẩn bị.

 

Hiện tại, có Võ gia đứng ra, mọi hành động mới có thể công khai.

 

Sau đó, chúng tôi lấy đại đội làm danh nghĩa, bắt đầu sửa lại danh sách dự trữ, từ lương thực, thuốc men, dầu, nước, cho đến các vật tư cần thiết.

 

Dù yêu cầu mọi người không được truyền ra ngoài, nhưng làm sao giữ được bí mật khi có quá nhiều người tham gia?

 

Trong thôn, điều này rất nhanh đã bị lan truyền. Có người xem chúng tôi là trò cười nhưng cũng có những người học theo, chuẩn bị như chúng tôi.

 

Dù sao, thôn chúng tôi vẫn còn khá đoàn kết. Cuối cùng, cũng có Võ gia là người có uy tín.

 

Lưu gia là gia đình quyền lực trong thôn, không ai dám làm gì. Những mâu thuẫn nhỏ cũng không gây ảnh hưởng lớn.

 

Với người nghèo như chúng tôi, chỉ cần an tâm chuẩn bị cho thiên tai là tốt. Ít nhất, chúng tôi không phải lo lắng chuyện ai sẽ khi dễ sau khi thiên tai qua đi.

 

Mỗi nhà trong thôn đều chuẩn bị lương thực sẵn sàng, không cần phải tranh giành.

 

Một điều bất ngờ là tôi thực sự phải bội phục Võ gia.

 

Ông lén lút tổ chức nhiều người, làm không ít vật liệu cần thiết.

 

Võ gia còn chuẩn bị cho tôi một số vật liệu thổ.

 

Ông đúng là người có kế sách.

 

Dù vậy, liệu tai nạn thật sự chỉ là giá lạnh thôi sao?

 

Nếu giá lạnh không đến thì sao?

 

Võ gia sẽ phải đối mặt với sự tức giận của dân làng.

 

10

 

Tôi quyết định ở lại nhà cũ.

 

Có lý do riêng của tôi, nhà cũ có vị trí rất tốt, địa thế cũng cao.

 

Nó nằm ở phần sâu nhất trong thôn, tựa lưng vào núi lớn. Nếu có gì rung chuyển, tôi có thể có thêm thời gian để đối phó.

 

Trong nhà thành phố, tôi cũng chuẩn bị một ít nước uống và thực phẩm dự trữ.

 

Không nhiều lắm, chỉ là cho các lão hàng xóm một chút.

 

Chuyện này không thể nói thẳng nhưng nếu hàng xóm thiếu vật tư, nhà tôi sẽ bị phá cửa vào.

 

Hy vọng có thể giúp đỡ được một ít người!

 

Có một số việc có thể làm nhưng không thể nói ra.

 

Lòng người thật khó dò.
 
Chương 6


Tôi cải tạo nhà cũ, ngoài việc phòng ốc kín gió giữ ấm, tôi còn gia cố thêm giường đất ấm và hầm để dự phòng.

 

Hầm là lối thoát cuối cùng.

 

Rốt cuộc, hầm sâu đến 4-5 mét, dù chẳng có ích cũng hơn là chỉ có tường phòng.

 

Còn chuẩn bị máy phát điện, dược phẩm dự trữ.

 

Than đá và củi gỗ cũng có một lượng lớn, chất đống trong nhà.

 

Vợ tôi còn chuẩn bị rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng.

 

Phải bội phục sự thông minh của người phụ nữ!

 

Tương lai sẽ mang lại những lạc thú lớn lao.

 

Tình hình bên ngoài thôn không có gì thay đổi, chỉ là ở các khu vực bắt đầu có những tin đồn về công trình tu sửa ngầm.

 

Mặc dù xã hội vẫn khá ổn định, điều này phải ghi nhận cho quốc gia.

 

Tuy nhiên, thời tiết càng ngày càng nóng bức.

 

Bắt đầu xuất hiện những lời đồn thổi trong thôn, một số người bắt đầu thì thầm sau lưng về Võ gia.

 

Võ gia không bận tâm vẫn kiên trì yêu cầu tiếp tục gia cố các công trình, tăng cường giữ ấm.

 

Võ gia vẫn là người đầu tiên đi tiên phong.

 

11

 

Ban đêm, thôn làng tĩnh mịch, bị bao phủ trong bóng tối, chỉ còn lại những điểm sáng lấp lánh trên bầu trời.

 

Tôi đi ra ngoài, định hít thở không khí nhưng cảnh tượng trước mắt khiến tôi bàng hoàng.

 

Bầu trời như được bao phủ bởi những dải lụa màu sắc: xanh lá, tím, đỏ, những ánh sáng nhảy múa chập chờn giống như một vũ hội cuồng nhiệt từ thiên đường.

 

Tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng kỳ diệu và huyền bí như vậy, cảm giác như mình đang ngắm cực quang trên TV, không khỏi ngẩn ngơ.

 

Nhưng ngay lúc đó, từ xa, tháp điện cao thế bỗng phát ra những đợt lửa hoa chói mắt, như pháo hoa bùng nổ, rực rỡ trong đêm tối.

 

Ngay sau đó, từng ánh đèn trong thôn lần lượt tắt hết, mọi thứ chìm trong bóng tối chỉ còn lại ánh sáng rực rỡ trên bầu trời đang chuyển động.

 

Tôi định lấy điện thoại di động ra để kiểm tra tình hình nhưng màn hình của điện thoại chỉ hiện lên một màu đen, bất kỳ nút nào tôi bấm cũng không có phản ứng.

 

Bất chợt, một tiếng xèo xèo phát ra từ loa phóng thanh trong thôn, giống như điện lưu không ổn định làm người ta cảm thấy bất an.

 

Thôn bắt đầu xuất hiện những hiện tượng kỳ lạ.

 

Ô tô đột nhiên phát ra cảnh báo, đèn xe lúc sáng lúc tối giống như chúng đang giao tiếp với ánh sáng trên bầu trời.

 

Trong nhà, TV tự nhiên sáng lên, màn hình lập loè như bông tuyết.

 

Tôi đầy nghi ngờ và lo sợ.

 

Không biết có sự liên kết gì giữa những vũ điệu kỳ diệu trên bầu trời và những hiện tượng kỳ lạ này không.

 

Tuy nhiên, tôi có thể cảm nhận được, đêm yên tĩnh này đã hoàn toàn thay đổi.

 

Các thiết bị điện tử bắt đầu hoạt động không bình thường và dân làng bắt đầu hoảng loạn.

 

Mọi người vội vã ra khỏi nhà, chạy ra ngoài để xem chuyện gì đang xảy ra.

 

Khi họ ngẩng đầu nhìn lên bầu trời, tất cả đều bị cuốn hút bởi cảnh tượng đẹp đẽ đó.

 

Trong thoáng chốc, mọi người trong thôn đều hoang mang, mỗi người đều tự hỏi, rốt cuộc đây là chuyện gì.

 

Điện bị cắt, thông tin bị gián đoạn, máy phát điện bị hỏng...

 

Thôn như bị bao phủ trong sự im lặng của thông tin.

 

Mặc dù cơn giá lạnh vẫn chưa đến, nhưng một đợt sóng nhiệt kỳ lạ và những hiện tượng quái lạ lại đột ngột ập đến.

 

Dân làng bắt đầu mất phương hướng vì sự hỗn loạn.

 

Cơn nóng bức càng khiến sự phẫn nộ trong lòng dân làng dâng lên.

 

Họ tức giận tập trung ở cửa đại đội, chỉ trích Võ gia.

 

“Võ gia, ngươi nhìn xem chuyện này là gì! Mọi đồ điện đều hỏng hết, ngươi có chịu trách nhiệm không?” Lưu Trứng hét lớn, mặt đỏ bừng vì phẫn nộ, mắt trừng trừng nhìn chằm chằm vào Võ gia.

 

Những người khác cũng phụ họa theo, giận dữ chỉ trích.

 

Trong mắt họ, Võ gia phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này.

 

Những cảm xúc ích kỷ và ngu dốt của họ thể hiện rõ ràng trong khoảnh khắc này, chỉ quan tâm đến tổn thất cá nhân mà không hiểu chuyện gì đang thực sự xảy ra.

 

Đối mặt với những lời chỉ trích của dân làng, Võ gia vẫn giữ bình tĩnh, ông hít sâu một hơi chuẩn bị giải thích.

 

Nhưng dân làng không muốn nghe lời giải thích, họ chỉ muốn tìm một người để đổ lỗi.

 

Trong khi không khí căng thẳng sắp dẫn đến xung đột, tôi chen vào, bước qua đám đông.

 

Giơ s.ú.n.g lên trời, "Phanh!" một tiếng vang lớn.

 

Tiếng s.ú.n.g ngay lập tức làm lắng xuống đám đông, tình hình lập tức trở nên yên tĩnh.

 

Tôi đứng chắn trước mặt Võ gia, s.ú.n.g vẫn trong tay, quát lớn: “Ai dám bước thêm một bước thử xem!”

 

Lưu Trứng nhìn tôi, cười nhạo: “Triệu Thiết Trụ, ngươi làm trò gì vậy? Đây là chuyện nhà họ Lưu, mày là người ngoài, bớt lo chuyện người khác đi!”

 

Dù biết Lưu Trứng là một kẻ vô lại nhưng tôi không thể tưởng tượng hắn lại dám khiêu khích Võ gia như vậy trong lúc này.

 

Tôi không đáp lời, chỉ yên lặng chỉ s.ú.n.g vào hắn.

 

Lưu Trứng thấy thế, lập tức co rúm lại không dám làm gì nữa.

 

Võ gia bình tĩnh, ra hiệu cho tôi lùi sang một bên, sau đó lạnh lùng nói với Lưu Trứng: “Lưu Trứng, mày là cái thá gì? Đem cha mày ra đây đi, mày còn chưa đủ tư cách để ở đây cãi vã!”

 

Lưu Trứng phản ứng giận dữ: “Võ gia, ông rõ ràng có thể giúp chúng tôi ngay từ đầu nhưng giờ lại để chúng tôi chịu tổn thất nặng nề, không phải ông cũng phải có trách nhiệm sao?”

 

Những kẻ theo Lưu Trứng cũng lên tiếng: “Đúng vậy, chúng tôi đều làm theo chỉ thị của Võ gia, giờ thì ông phải chịu trách nhiệm cho chúng tôi!”

 

Trong lòng tôi sôi sục với sự vô lý của họ.
 
Chương 7


Võ gia vẫn không thay đổi sắc mặt, ông nhận lấy khẩu s.ú.n.g từ tay tôi, nhắm vào một trong những người của Lưu Trứng đang cầm gậy gỗ, "Phanh!" một tiếng, cây gậy gỗ vỡ nát.

 

Kẻ cầm gậy gỗ sợ hãi, sắc mặt tái nhợt, nước tiểu không tự chủ được chảy ra.

 

Một tiếng s.ú.n.g đã hoàn toàn làm lắng đọng tình hình.

 

Võ gia lạnh lùng hỏi: “Ta không nghe rõ, ai nói chuyện vậy? Rốt cuộc là chuyện gì?”

 

Không ai dám trả lời.

 

Đúng lúc này, tiếng trưởng thôn Lưu Hiểu vang lên từ đám đông: “Mọi người, xin bình tĩnh! Hãy để tôi nói một chút!”

 

Dân làng lại bắt đầu xì xào bàn tán.

 

“Việc gia cố phòng giữ nhiệt là quyết định của đại đội, không liên quan đến Võ gia. Hôm nay mọi đồ điện hỏng là do thiên tai, không thể trách ai được.”

 

Dân làng vẫn không hài lòng, yêu cầu một phương án rõ ràng để giải quyết.

 

Đối mặt với sự tức giận của dân làng, Lưu Hiểu hứa hẹn: “Về việc phòng giữ nhiệt, đại đội sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Hôm nay đồ điện hư hỏng do thiên tai gây ra, không liên quan gì đến Võ gia. Đại đội sẽ hỗ trợ đại gia để làm hóa đơn bảo hiểm và báo cáo tình hình lên cấp trên để tranh thủ bồi thường cho mọi người.”

 

Nghe có khả năng được bồi thường, dân làng bắt đầu bình tĩnh lại, tình hình cũng dần dần ổn định.

 

Và lúc này, Lưu Trứng và cha hắn cuối cùng cũng xuất hiện.

 

Hắn hung hăng nắm tai Lưu Trứng, kéo hắn đến trước mặt Võ gia, cúi đầu nhận lỗi.

 

Lưu Trứng và cha hắn đầy mặt áy náy, không ngừng khom lưng tạ lỗi, hứa sẽ quản giáo lại con trai mình.

 

Sau một phen xáo trộn, sự việc cuối cùng cũng được giải quyết.

 

Tuy nhiên, hành động của Lưu Trứng và cha hắn khiến tôi cảm thấy vô cùng chán ghét.

 

12

 

Mấy ngày sau, mọi người mới biết được về một sự kiện chưa từng có: "Thái dương điện từ gió lốc".

 

Điện lực và thông tin đều bị tổn hại ở mức độ khác nhau.

 

Việc khôi phục điện lực và thông tin sẽ cần thời gian không ngắn.

 

Hầu hết các thiết bị điện trong nhà đều bị hỏng.

 

Nhiều người trong thôn, thay vì chú ý đến việc chuẩn bị cho mùa đông lại không còn mấy ai quan tâm đến việc khắc phục.

 

Tuy nhiên, Võ gia vẫn kiên trì với kế hoạch sửa chữa và gia cố các công trình trong đại đội.

 

Thực tế, ông còn cảm thấy những gì làm được hiện tại là quá ít.

 

Trong thôn, máy phát điện đã được sửa chữa, Võ gia cũng sắp xếp người để bảo trì nhưng tiến độ không mấy khả quan.

 

Một số người đã quyết định rời thôn.

 

Nhưng họ không biết rằng, tai nạn thực sự còn đang chờ đợi phía trước.

 

Tai nạn bắt đầu xảy ra bốn ngày trước.

 

Nhiệt độ không khí đột ngột tăng lên, mặt trời như một quả cầu lửa treo trên bầu trời giống như muốn thiêu cháy cả thế giới.

Mọi người đi dưới ánh nắng gay gắt, cảm giác như bị lửa nung nấu.

 

Thôn tràn ngập sự bất mãn và lo âu, một số người lại bắt đầu đổ lỗi cho Võ gia như thể ông có thể điều khiển được thời tiết.

 

Ba ngày trước, cái nóng vẫn không hề giảm bớt, thậm chí càng lúc càng nghiêm trọng.

 

Nơi ở trong đại đội trở nên càng thêm khắc nghiệt, nhiều người không chịu nổi tình hình này đã chọn quay về nhà mình.

 

Nhân tâm dần dần tan rã.

 

Hai ngày trước, sóng nhiệt trở nên tàn khốc hơn, ngay cả những nơi râm mát cũng không cảm thấy một chút mát mẻ nào, gió cũng mang theo sức nóng.

 

Càng tồi tệ hơn khi một số dân làng phát hiện nước trong giếng đã cạn kiệt.

 

Võ gia quyết đoán đã chuẩn bị nguồn nước dự trữ nhưng hành động này lại khiến một số dân làng chỉ trích ông.

 

Họ oán giận và nghi ngờ động cơ của Võ gia.

 

Tôi lại đến đại đội, muốn gặp Võ gia để nói chuyện.

 

Võ gia từ chối gặp tôi, kiên quyết ở lại đại đội.

 

Về đến nhà, tôi cũng bắt đầu cố gắng dự trữ nhiều nước nhất có thể.

 

May mắn là, tôi có thể lấy nước từ hai giếng "lão nhân nhạc" trong nhà.

 

Ngày hôm qua, mặt trời vẫn cực kỳ nóng bức nhưng xung quanh lại chìm vào một không gian tĩnh lặng kỳ lạ.

 

Tiếng chim hót và côn trùng kêu trong rừng đều im bặt, chỉ còn lại sự yên lặng nặng nề.

 

Áp lực không khí này khiến nhiều người quyết định rời đi.

 

Một số người trước đó đã rời thôn lại quay về mang về tin tức khiến mọi người kinh hoàng: quân đội đang di dời cư dân số lượng lớn.

 

Tin này gây ra một cơn sóng gió trong thôn.

 

Khi sự lo lắng về Võ gia và những nghi ngờ về ông lên đến đỉnh điểm, Võ gia vẫn không hề bận tâm đến những lời xì xào này.

 

Tôi và vợ cùng với con cái đều ở trong nhà không ra ngoài.

 

Hai con ch.ó lớn của chúng tôi cũng nằm lì trong phòng.

 

Sự phát sinh cùng ngày.

 

Nhiệt độ không khí lại lần nữa tăng cao, mặt trời chói chang, ánh nắng nóng rực đến mức như muốn thiêu cháy mọi thứ, chẳng ai dám ở ngoài lâu, nếu không làn da sẽ bị nướng đến đỏ rát.

 

Trong thôn, một số người trẻ tuổi đã không chịu nổi cái nóng gay gắt, bắt đầu cảm thấy bất mãn, họ tìm cách kích động, đổ lỗi cho Võ gia, cho rằng tất cả những gì đang xảy ra đều là do ông ấy.

 

Những người trẻ tuổi mặt dày, không hiểu biết, tụ tập ở ngoài đại đội, với ý đồ gây rối và làm náo loạn, kiếm lợi từ tình hình hỗn loạn này.

 

Nhưng không ai có thể ngăn được cái nóng thiêu đốt từ mùa hè, không lâu sau, từng người một đều phải bỏ cuộc, giống như những con ch.ó nhà có tang, xám xịt mà bỏ đi.

 

Giữa trưa, núi rừng trở nên yên tĩnh đến lạ, như thể cả thế giới ngừng thở.
 
Chương 8


Lúc này, không một làn gió, không một âm thanh, sự tĩnh lặng khiến mọi người cảm thấy sợ hãi vô cớ.

 

Đột nhiên, từ đài phát thanh trong thôn truyền đến âm thanh đứt quãng, như sau: “... thông báo, thông báo... Những ngày qua, do ảnh hưởng của ‘thái dương điện từ gió lốc’, rất nhiều thiết bị thông tin đã bị hư hỏng. Chúng tôi đang tiến hành sửa chữa nhưng khả năng thông tin sẽ tiếp tục bị gián đoạn... 

 

Thông báo thông báo... Cảnh báo: có thể sẽ xảy ra thời tiết cực đoan giá lạnh... Thông báo, thông báo... Hãy ở trong nhà và không ra ngoài! Lưu ý chuẩn bị phòng ngừa thời tiết cực đoan!”

 

Tiếng phát thanh lặp đi lặp lại vài lần rồi đột ngột gián đoạn.

 

Tín hiệu lại bị mất, chỉ còn âm thanh trống rỗng.

 

Mọi người trong thôn cười ầm lên, cho rằng đây chỉ là lời nói ngốc nghếch trong cái nóng này, chẳng ai tin vào những cảnh báo về giá lạnh.

 

Nhiều người trong thôn không tin, một số còn chạy lên núi lớn kiếm thêm lương thực.

 

Tôi kiểm tra lại tất cả đồ đạc trong nhà một lần nữa, đảm bảo rằng khi cần thiết, có thể đốt lửa sinh bếp lò ngay lập tức.

 

Phòng lạnh và quần áo giữ ấm cũng được kiểm tra lại, chỉ có điều, vì thời tiết quá nóng, việc kiểm tra này lại khiến tôi mồ hôi đổ ướt cả người.

 

13

 

Vào buổi chiều, khoảng 3 giờ, tôi bị tiếng gầm gừ của hai con ch.ó lớn, Hắc Tử và Hoàng Tử làm tỉnh giấc.

 

Con tôi bị dọa khóc, vợ tôi vội vàng dỗ dành chúng.

 

Hắc Tử nhìn chằm chằm ra ngoài, mắt đầy sợ hãi.

 

Đột nhiên, tôi cảm thấy một cơn lạnh thấu xương, toàn thân run rẩy.

 

Một tiếng kêu “rắc rắc” vang lên từ bên ngoài, tiếp theo là tiếng vỡ kính pha lê rạng rỡ.

 

“Trời ơi! Sân nhà bị đóng băng rồi!” 5ôi hét lên.

 

Tôi nhìn thấy mặt đất dưới chân mình đang nhanh chóng đóng băng, vươn tới tận trong nhà.

 

Tôi vội vàng hét với vợ: “Cùng con chạy nhanh vào hầm!”

 

Lúc này tôi chạy nhanh đốt lửa, bếp lò và xăng đã chuẩn bị sẵn, chỉ cần châm lửa là xong.

 

Tôi còn nhanh chóng ném một tảng lớn vật liệu vào bếp lò rồi gọi Hắc Tử đến giúp.

 

Chạy nhanh ra ngoài, đóng cửa phòng nhưng mặt đất đóng băng nhanh quá, tốc độ không hề giảm. Tấm mái nhà cũng bắt đầu đóng băng, từ từ dồn xuống như muốn đè nát chúng tôi.

 

Tiếng kêu của Hắc Tử đầy sợ hãi, vợ tôi đã kịp kéo con và Hắc Tử vào trong hầm.

 

Tôi không nghĩ nhiều, mặc dù bếp lò bắt đầu cháy nhưng cần thời gian để làm ấm.

 

Tôi vội vã dùng củi khô đốt lửa trong phòng, chỉ mong rằng có thể làm cho căn phòng bớt lạnh, không để chúng tôi c.h.ế.t cóng trước.

 

Trong phòng, tôi vội vàng ôm một bó củi tưới xăng lên và đốt.

 

Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên làm giảm tốc độ băng đóng trên tường.

 

Tuy nhiên, vẫn không ngừng dồn xuống. Lúc này, tôi nghe thấy một tiếng “rắc” rất rõ.

 

Nhiệt kế trên tường đã nứt vỡ.

 

Cái nhiệt kế đó chỉ có thể chịu được nhiệt độ tối thiểu là -30℃.

 

Tôi tiếp tục thêm củi vào đống lửa.

 

Lò than trong bếp bắt đầu cháy lên mạnh mẽ.

 

Cảm giác khẩn trương giảm bớt nhưng tôi vẫn cảm thấy mình bị đông lạnh đến mức đau đớn.

 

Vợ tôi từ hầm bước ra, che cho tôi một chiếc áo khoác lông và bảo tôi mau chóng vào hầm.

 

Nhìn ngọn lửa đã lên, ít nhất chúng tôi không sợ bị lửa thiêu c.h.ế.t nữa.

 

Tôi kéo vợ và Hắc Tử vào hầm, tất cả chúng tôi đều mặc đồ giữ ấm.

 

Trong hầm không có bếp lò, nhưng bếp lò ở phía trên hầm giúp chúng tôi giữ ấm, không khí lạnh sẽ không dễ dàng vào được.

 

Hơn nữa, hầm này sâu 4 đến 5 mét, có thể bảo vệ chúng tôi an toàn.

 

Tôi mặc quần áo giữ ấm trong hầm, chuẩn bị cho vợ và con cái ở lại trong đó an toàn.

 

Con tôi không còn khóc nữa, nhưng vẫn còn khá ngơ ngác. Có lẽ vẫn chưa vượt qua được sự hoảng loạn ban nãy.

 

Tôi muốn lên kiểm tra bếp lò. Bếp lò không thể tắt, đó là hy vọng của cả gia đình.

 

Nếu ngọn lửa tắt, mọi chuyện coi như kết thúc.

 

Vợ tôi nước mắt lưng tròng vội vã giữ chặt tôi, không cho tôi lên. Cô ấy nghẹn ngào nói: “Đừng đi, đừng đi, để em đi!”

 

Nhưng tôi biết, không thể không lên được.

 

Cả đời này, đã từng có bao nhiêu chuyện không thể nói ra nhưng lúc này chỉ có thể đi lên, không còn cách nào khác.

 

Tôi ôm vợ, hôn lên mặt cô ấy một cái, không hiểu sao thấy cô ấy không cự tuyệt mà lại nói: “Có tình huống thì chạy nhanh xuống dưới, muốn c.h.ế.t thì chúng ta c.h.ế.t cùng nhau, em và con đợi anh ở dưới.”

 

Quay lại mặt đất, tường bốn phía của phòng đã bắt đầu kết băng.

 

Nhưng giường sưởi và tường ấm vẫn còn khá tốt, không có băng. Tuy nhiên, chúng phát ra những âm thanh “bang, bang, bang” khiến tôi không thể không lo lắng.

 

Không biết cái lạnh có đủ mạnh để làm vỡ gạch hay không, trong lòng tôi cảm thấy bất an.

 

Sự thiếu hiểu biết về khoa học làm tôi càng cảm thấy nguy hiểm. Chỉ có những biện pháp thủ công này vẫn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy.

 

Cửa sổ trong phòng đã được phong kín. Nếu không, những tấm kính sẽ vỡ vụn. Ai có thể nghĩ rằng nhiệt độ lại giảm đột ngột như vậy?

 

Nhiệt kế đã nứt vỡ, điều này chứng tỏ nhiệt độ đã thấp hơn rất nhiều so với mức -30℃ mà nhiệt kế có thể đo được.

 

Bếp lò than cháy mạnh, không có dấu hiệu tắt.

 

Tấm băng trên tường không lan rộng thêm, cũng không có dấu hiệu tan chảy, chắc hẳn đã đạt đến trạng thái cân bằng.
 
Chương 9


Tầng hầm dưới đất có vẻ vẫn ổn, nhiệt độ trong hầm không giảm thêm nữa, ít nhất tôi có thể yên tâm một chút.

 

Nhìn ngọn lửa đang bùng lên, tôi thêm vài khúc củi vào.

 

Trong miệng tôi cứ lẩm bẩm: “Chỉ cần ngọn lửa không tắt, chúng ta vẫn sẽ sống.”

 

Tôi thủ bếp lò một lúc, cảm nhận rõ rệt cái lạnh.

 

Sau đó tôi quay lại hầm và báo với vợ rằng nhiệt độ ổn định.

 

Vợ tôi mới yên tâm, tôi và cô ấy ăn ý nói: “Chúng ta có thể sống sót.”

 

Trong hầm có máy phát điện, đèn đã bật sáng, không có sự gián đoạn.

 

Nhiệt kế ở trong hầm chỉ còn -20℃. Mặc dù lạnh, nhưng nhờ vào quần áo giữ ấm chúng tôi vẫn có thể sống sót.

 

Tôi ôm vợ và con, cùng nhau động viên nhau.

 

Dù mặc đồ quá dày, chúng tôi như những quả bóng cao su chẳng thể ôm nhau chặt được, nhưng ít ra chúng tôi vẫn ở bên nhau.

 

Hai con ch.ó cũng đang kêu “ô ô” trong sự lạnh giá, tôi lấy hai chiếc chăn bông lớn quấn quanh cho chúng chui vào.

 

Không có chúng, chúng sẽ c.h.ế.t vì lạnh.

 

Tôi cảm thấy lòng mình nặng trĩu, tự hỏi đã có bao nhiêu người c.h.ế.t trong đợt lạnh này.

 

Cái lạnh đột ngột này khiến tôi thực sự trải nghiệm những cảnh tượng trong bộ phim "Hậu Thiên", những thứ mà trước đây tôi vẫn nghĩ chỉ là giả tưởng.

 

Bây giờ tôi mới hiểu, mặt đất và tường có thể nhanh chóng đóng băng như thể mọi thứ đều không thể chống lại được.

 

Dự đoán của tôi là nhiệt độ ngoài trời ít nhất phải là -40℃ hoặc -50℃.

 

Con người vẫn có thể sống trong điều kiện như vậy.

 

Chúng tôi không biết tình hình ở đại đội, hy vọng Võ gia vẫn ổn.

 

Nếu nhiệt độ không xuống dưới mức này, gia đình chúng tôi sẽ vẫn sống sót.

 

14

 

Vợ tôi ôm con, giọng nghẹn ngào nói: “Lần này tai họa lớn như vậy, những cái ‘gạch gia kêu thú’ kia làm gì mà không biết ăn uống?”

 

Tôi cười khổ: “Những ‘gạch gia kêu thú’ này thực sự có ích đấy!”

 

Vợ tôi ngạc nhiên hỏi: “Tại sao? Những thứ này chỉ phí công nuôi thôi mà!”

 

Tôi giải thích: “Nếu những người như ‘gạch gia kêu thú’ công khai nói tận thế sắp đến, em nghĩ sẽ có kết quả gì không?”

 

Vợ tôi thuận miệng nói: “Là làm cho mọi người chuẩn bị trước, tự cứu mình thôi!”

 

Tôi nghiêm túc nói: “Không phải đâu! Nếu chúng ta biết tận thế sẽ đến, xã hội sẽ hỗn loạn ngay. Mà giờ chỉ là một thôn nhỏ thôi, nếu là thành phố, bao nhiêu người sẽ loạn lên?”

 

Vợ tôi run rẩy lau nước mắt, giọng nói trầm thấp và nghẹn ngào: “Lần này có lẽ nhiều người sẽ c.h.ế.t lắm.”

 

Tôi ôm chặt vợ và con nói: “Ít nhất chúng ta vẫn còn bên nhau, vậy là đủ rồi.”

 

Nhìn nhiệt độ trong hầm vẫn là -20℃, tôi thở dài, cảm nhận sự sống còn của chúng tôi trong những phút giây này.

 

Xem ra bên ngoài nhiệt độ đã ổn định.

 

Tôi lại chui ra khỏi hầm, kiểm tra lò than, thấy than đá vẫn cháy rất tốt.

 

Củi trên mặt đất đã cháy hết, phòng vẫn lạnh, nhưng bốn phía và sàn nhà không có dấu hiệu thay đổi thêm.

 

Có lẽ đợt giảm nhiệt độ đột ngột đã kết thúc.

 

Dù vậy, tôi không dám rời xa lò than. Đây là lần đầu tiên tôi trải qua giá lạnh kinh hoàng như vậy. Ai biết bên ngoài phòng sẽ thế nào nếu mở cửa ra?

 

Lúc này, gia đình sống tạm ở đây như vậy đã là may mắn lớn.

 

Từ trong hầm, tiếng vợ tôi vọng lên: “Con đói rồi, anh nấu chút gì đi.”

 

Tôi bối rối. Nước dự trữ thì có, nhưng đều đã đông cứng.

 

Giếng nước lão nhân nhạc dường như cũng đã đóng băng mà tôi cũng chẳng dám đến gần, mặt đất ngoài kia vẫn đầy băng.

 

Tôi quay lại hầm, lấy một chiếc thùng sắt lớn chứa nước đã đóng băng đặt lên lò than để đun.

 

Dù sao trong nhà vẫn còn vài thùng nước, có thể chậm rãi đun từng chút một.

 

Sau một thời gian, băng tan chảy, nước bắt đầu sôi. Tôi tìm một chiếc nồi nhỏ để nấu thêm nước.

 

Dù chậm nhưng nước vẫn sôi. Trước đó tôi từng nghĩ rằng trong nhiệt độ này không thể đun sôi nước được.

 

Tôi cười tự giễu: Thật là ngu ngốc. Hóa ra ngay cả trong giá lạnh cực độ, con người vẫn có thể vượt qua.

 

Có lẽ, đây chính là cảm giác sống sót sau tai nạn.

 

Tôi chuẩn bị một bữa ăn đơn giản: cơm tự nấu, một ít nước ấm cho vợ con, và cả hai chú chó Hắc Tử và Hoàng Tử.

 

Không khí dần trở nên ấm hơn, cả nhà tôi cũng cảm nhận được sự ấm áp lan tỏa.

 

Trong hầm, tôi đạp chân lên máy phát điện để thắp sáng. Đèn sáng lên, không gian không còn tối tăm nữa.

 

Vợ tôi không quen đọc sách giờ lại cầm một quyển sách cũ ra cùng con kể chuyện và chơi trò chơi. Cảnh tượng ấy khiến tôi cảm thấy thật yên bình như thể tai họa ngoài kia chẳng hề tồn tại.

 

Dù đây là thời điểm khó khăn nhưng trong khoảnh khắc này, chúng tôi lại có được sự thanh thản, không còn phải bận tâm đến mấy đồng tiền lẻ hay cuộc sống mưu sinh.

 

Đây là một loại bình yên khác lạ.

 

Tôi thỉnh thoảng chỉnh radio để tìm tín hiệu, nhưng phần lớn chỉ nghe thấy tiếng "tư tư tư" đều đều. Điều này cho thấy bên ngoài vẫn chưa ổn định, thông tin vẫn bị gián đoạn.

 

Nhưng tôi tin rằng đất nước sẽ không bỏ mặc chúng tôi.

 

Mỗi ngày, tôi đều thử điều chỉnh radio vài lần, hy vọng bắt được tín hiệu từ thế giới bên ngoài.

 

Thời gian trôi qua, hai đứa nhỏ đã dần thích nghi với hoàn cảnh.

 

Chúng thường ra khỏi hầm, ngồi trước lò than nướng khoai lang, vừa hong tay, vừa tận hưởng sự ấm áp giản dị này.

 

Trẻ con luôn vô tư lự, chúng giúp cả nhà tôi xua đi những nỗi căng thẳng và lo âu.
 
Chương 10


Buổi tối hôm đó, tôi đã ngủ rất sâu.

 

15

 

Radio đột nhiên phát ra âm thanh rõ ràng hơn: “... Thông báo, thông báo... XX thị, XX lộ đã thành lập nhiều trung tâm cứu trợ... Thông báo, thông báo... Địa điểm ở…

 

... Một số khu vực điện lực và thông tin đang từng bước được khôi phục...

 

... Hãy tin vào sự kiên cường của cuộc sống, giữ vững hy vọng, chúng tôi sẽ không bỏ cuộc!

 

... Thông báo, thông báo... Đội cứu hộ đã triển khai hành động toàn diện. Xin hãy để lại thông tin ở nơi dễ nhận biết để tiện cho đội cứu hộ tìm thấy!”

 

Tôi và vợ lắng nghe đi lặp lại đoạn phát thanh này, nước mắt không kìm được mà tuôn trào.

 

Chúng tôi ôm nhau khóc nức nở.

 

Cuối cùng, ngày này cũng đến.

 

Cuối cùng, chúng tôi đã đợi được cứu trợ.

 

Tôi dùng than đá để viết lên mặt đất trống trải bên ngoài một dòng chữ lớn: SOS.

 

Rồi không lâu sau, đội cứu hộ tìm đến.

 

Chúng tôi được các chiến sĩ đưa lên xe bọc thép: “Bây giờ các bạn đã an toàn!”

 

Trên xe, tôi nhìn thấy rất nhiều dân làng, gương mặt họ đầy niềm vui vì sống sót sau thảm họa.

 

Một hành trình rùng rợn đến “Trung tâm cứu trợ”

 

Xe bọc thép lăn bánh, đưa chúng tôi đến điểm cứu trợ. Trên đường đi qua nội thành, khung cảnh xung quanh khiến lòng tôi lạnh buốt hơn cả thời tiết ngoài kia.

 

Hai bên đường, những con phố từng sầm uất giờ bị tuyết dày phủ kín, các cửa hàng và tòa nhà chìm trong vẻ hoang tàn.

 

Cửa sổ vỡ toang, mảnh kính vỡ đung đưa trong gió, phát ra tiếng rít bén nhọn.

 

Những khung thép trơ trọi, những bức tường đổ nát đứng trơ giữa phong tuyết, trông vừa thê lương, vừa đáng sợ.

 

Trên mặt đường, tuyết phủ dày, chỉ còn lộ ra lác đác những thân người bị đông cứng.

 

Những khuôn mặt méo mó, ánh mắt trống rỗng kể lại nỗi sợ hãi và tuyệt vọng trước khi chết.

 

Bên trong các ngôi nhà, một số người bị đông cứng ngay khi đang ngồi trên ghế sô pha, cúi rạp trong góc nhà hay gục trên sàn.

 

Ánh mắt họ tràn ngập sợ hãi và bất lực khiến người ta không nỡ nhìn lâu.

 

Vợ tôi cố gắng che đôi mắt của con để bảo vệ tâm hồn thơ ngây của chúng khỏi cảnh tượng tàn khốc này.

 

Cô ấy rúc vào lòng tôi, cơ thể run rẩy, cố tìm kiếm một chút cảm giác an toàn.

 

Tôi ôm chặt cô ấy thì thầm bên tai: “Đừng sợ, chúng ta vẫn còn sống. Cả nhà mình vẫn còn bên nhau.”

 

Trong "Trung tâm cứu trợ"

 

Khi chúng tôi bước vào trung tâm cứu trợ dưới lòng đất, một luồng hơi ấm dễ chịu và ánh sáng đèn chói lòa khiến tôi tạm thời quên đi thế giới lạnh lẽo ngoài kia.

 

Cả gia đình thở phào nhẹ nhõm. Nhưng niềm vui chưa kịp kéo dài, một tiếng hét xé toạc bầu không khí, phá tan sự yên tĩnh.

 

Ngay sau đó, ánh đèn bắt đầu nhấp nháy, lúc sáng lúc tối khiến mọi người trong trung tâm bắt đầu hoảng loạn.

 

Tiếng bước chân dồn dập, tiếng la hét, tiếng va đập hòa vào nhau, tạo nên một bản nhạc kinh hoàng.

 

Tôi nhìn về phía xa và kinh hãi nhận ra một đám người có dáng vẻ kỳ quái đang từ từ tiến đến.

 

Cơ thể họ vặn vẹo, khuôn mặt méo mó với biểu cảm hung tợn, bước đi không giống người bình thường.

 

Người trong trung tâm vội vã chạy trốn nhưng không phải ai cũng thoát được. Những kẻ kỳ quái kia lao vào, xô ngã, cắn xé người không kịp trốn.

 

Tiếng kêu thảm thiết vang lên, bao trùm cả không gian.

 

Tôi bàng hoàng nhận ra chúng chính là xác sống!

 

Trong hoảng loạn, tôi tìm đường chạy thoát, nhưng bốn phía đều là hỗn loạn, xác sống gào rú và người la hét. Khi đang cố bảo vệ vợ và con, tôi nhận ra đôi mắt vợ đỏ ngầu, cơ thể cô ấy co giật dữ dội.

 

Rồi đột ngột, cô ấy nhào đến tôi, cắn thẳng vào cổ.

 

“Không!” Tôi hét lên, cố gắng đẩy cô ấy ra nhưng sức mạnh của cô ấy dường như không phải của con người.

 

Cơn đau lan khắp cơ thể, tôi cảm nhận được sự sống đang dần rời xa mình.

 

Nhìn vào đôi mắt cô ấy, tôi chỉ thấy sự trống rỗng và điên dại của một con xác sống.

 

Trong cơn tuyệt vọng, tôi nghe tiếng phát thanh từ loa cứu trợ: “… Thông báo, thông báo… Đừng đến XX trung tâm cứu trợ…Thông báo… Rời xa nơi này ngay… A… A… nhất định phải tránh xa nơi đây!”

 

Tiếng hét chói tai vọng ra từ phát thanh, rồi tất cả chìm vào im lặng.

 

Tỉnh giấc trong hoảng loạn.

 

Tôi bừng tỉnh, toàn thân ướt đẫm mồ hôi.

 

Tim đập dồn dập, tôi nhìn quanh, chỉ thấy một không gian yên tĩnh và tiếng gió lạnh rít ngoài phòng.

 

Đây chỉ là một cơn ác mộng nhưng sao nó lại chân thực đến thế?

 

Ta thở hổn hển, cố gắng lấy lại bình tĩnh sau cơn ác mộng.

 

Hóa ra, tất cả chỉ là một giấc mơ.

 

Vợ và con vẫn ngủ yên bên cạnh, cả gia đình chúng tôi vẫn đang trú ẩn trong căn nhà cũ giữa mùa giá lạnh khắc nghiệt.

 

Nhưng cảm giác sợ hãi và đau đớn trong mơ vẫn còn quá chân thực, như thể tôi vừa thực sự trải qua một trận chiến sinh tử.

 

16

 

Giấc ngủ giờ đã rời xa tôi.

 

Tôi đứng dậy, vẽ lên sàn nhà những ký hiệu mà tôi vẫn làm mỗi ngày để ghi lại cuộc sống trong những ngày giá rét.
 
Chương 11: Hoàn


Sàn nhà giờ đã dày đặc các ký hiệu chồng chéo, đánh dấu thời gian chúng tôi đã vượt qua.

 

Hôm nay, tôi nhận thấy băng trên tường phòng đã bắt đầu biến mất, lớp băng trên sàn nhà cũng đã tan hết.

 

Những bộ quần áo dày sụ bắt đầu khiến tôi thấy nóng nực.

 

Điều kỳ lạ là, trong khi bên ngoài căn phòng đã ấm lên, hầm trú ẩn bên dưới vẫn lạnh đến đáng ngạc nhiên.

 

Liệu có ai giải thích được hiện tượng này không?

 

Tôi cùng vợ và các con bắt đầu dọn dẹp trong nhà. Hai chú chó Hắc Tử và Hoàng Tử sau nhiều ngày cũng đã dần quen với việc sống trên mặt đất thay vì chui rúc trong hầm.

 

Lâu lắm rồi, tôi mới đủ can đảm mở cửa phòng.

 

Cảnh tượng bên ngoài là một màu tuyết trắng xóa.

 

Tôi chỉnh lại radio nhưng vẫn chỉ nghe thấy tiếng “rè rè rè" quen thuộc.

 

Dù vậy, tôi không vội vàng hay nôn nóng.

 

Mối nguy hiểm lớn nhất là đợt rét kinh hoàng, gia đình tôi đã vượt qua được.

 

Lương thực và nước uống cũng không thiếu, tạm thời chúng tôi vẫn ổn.

 

Hai đứa trẻ giờ đã vô tư hơn, chúng chơi đùa với hai chú chó quanh lò than, đuổi bắt nhau và cười nói ríu rít.

 

Tôi vẫn cấm bọn trẻ ra ngoài, dù bên ngoài trông có vẻ yên bình.

 

Tôi thử nghiệm nhiều cách để đo nhiệt độ ngoài trời. Một chai rượu trắng 52 độ đã đông cứng, nhưng chai 60 độ thì vẫn chưa.

 

Có thể khẳng định, nhiệt độ bên ngoài cực thấp đủ để làm đóng băng mọi thứ trong nháy mắt.

 

Trong nhà, tôi cùng vợ bắt đầu dọn dẹp lại những căn phòng bị bỏ trống, mở rộng không gian sống.

 

Chúng tôi chất đầy than đá và củi gỗ đảm bảo sưởi ấm lâu dài.

 

Tôi phát hiện vợ mình có một kỹ năng mới đầy sáng tạo: "trồng rau trên giường sưởi."

 

Hóa ra, những túi "dinh dưỡng thổ" cô ấy chuẩn bị từ trước giờ lại hữu dụng như vậy.

 

Mặc dù bên ngoài vẫn giá lạnh khắc nghiệt, bên trong nhà đã ấm áp đủ để gieo trồng vài loại rau đơn giản.

 

Phần tôi, tôi bắt đầu nghiên cứu cách bảo quản và thưởng thức những loại quả đông lạnh.

 

Phát hiện lớn nhất là: lê đông lạnh ăn ngon hơn táo đông lạnh rất nhiều.

 

Nếu có cơ hội, các bạn hãy thử nhé!

 

Hiện tại, gia đình tôi không còn phải lo lắng về lương thực hay nước uống.

 

Nếu nước cạn, bên ngoài còn đầy tuyết trắng, đủ để tan chảy lấy nước sạch.

 

Bên ngoài có vẻ như một thế giới tận thế nhưng bên trong căn nhà nhỏ, chúng tôi đang tận hưởng sự yên bình hiếm hoi.

 

Vấn đề an ninh? Không đáng lo.

 

Với thời tiết lạnh thế này, nếu có kẻ xấu nào dám mò đến, tôi thật sự bái phục dũng khí của họ.

 

Hơn nữa, tôi vẫn giữ bên mình khẩu s.ú.n.g ngắn mà Võ gia tặng.

 

Chờ đợi và hy vọng.

 

Trong những lúc nhàn rỗi, tôi lại bật radio thử xem liệu có thể liên lạc được với thế giới bên ngoài hay không.

 

Dưới chân núi, thôn xóm vẫn yên ắng không có dấu hiệu đặc biệt gì.

 

Nhưng từ xa, tôi vẫn có thể thấy khói bếp lượn lờ từ trong thôn bay lên.

 

Khói bếp – dấu hiệu của sự sống.

 

Chỉ cần thấy khói bếp, tôi biết rằng những con người ở đó vẫn còn tồn tại, chúng tôi không hề cô đơn.

 

Chúng tôi quyết định không xuống núi cũng không tò mò tìm hiểu nhiều.

 

“Tò mò hại c.h.ế.t mèo” – đạo lý này tôi hiểu rất rõ.

 

Thay vào đó, cả gia đình vẫn tiếp tục tận hưởng cuộc sống bình lặng, sống tạm trong sự an toàn của ngôi nhà nhỏ.

 

Tin vui bất ngờ.

 

Đang lúc tôi dần quen với nhịp sống “năm tháng tĩnh hảo,” bất chợt, radio vang lên âm thanh: “… XX thị, XX lộ đã thành lập nhiều trung tâm cứu trợ…  bộ phận khu vực điện lực và thông tin đang từng bước khôi phục… Hãy tin vào sự ngoan cường của sinh mệnh, đừng buông tay…”

 

Tiếng phát thanh như tia sáng phá tan bầu trời u ám, mang theo hy vọng cho cả gia đình tôi.

 

Vợ tôi bật khóc trong niềm vui sướng, bế đứa con nhỏ lên, vừa cười vừa nói: “Cứu viện đến rồi! Chúng ta được cứu rồi!”

 

Ngay sau đó, từ trong thôn vọng lên từng đợt tiếng pháo nổ vang rền.

 

Đó là cách các thôn dân thể hiện niềm vui và hy vọng.

 

Tiếng pháo từ các thôn trang lân cận nối tiếp nhau như một bản hòa ca đầy phấn khích và rộn ràng.

 

Vợ tôi lau nước mắt, ôm con vào lòng thì thầm: “Mọi người vẫn còn sống! Chúng ta đều sống rất tốt!”

 

Đứa trẻ ngây thơ nhìn mẹ hỏi: “Mẹ ơi, có phải ăn Tết rồi không? Tại sao mọi người lại đốt pháo vậy?”

 

Vợ tôi hôn nhẹ lên trán con, ôn tồn giải thích: “Không phải Tết đâu con, nhưng cứu viện đội sắp đến rồi. Chúng ta đốt pháo để chúc mừng!”

 

Những tia sáng nhỏ bé trong cuộc sống.

 

Trên “giường sưởi gieo trồng,” vợ tôi đã thu hoạch được những quả dưa leo đầu tiên.

 

Cô ấy còn hứng thú trồng thử thêm rau hẹ, rau xà lách…

 

Cuộc sống trong ngôi nhà nhỏ đã bắt đầu có những sắc xanh mới mẻ.

 

Nhưng trong niềm vui ấy, tôi vẫn không thể quên được cơn ác mộng kinh hoàng về “trung tâm cứu trợ”.

 

Hình ảnh xác sống, tiếng hét tuyệt vọng và cảm giác bất lực vẫn ám ảnh tôi mỗi đêm.

 

Tuy vậy, tôi vẫn thầm cảm ơn rằng gia đình mình vẫn an toàn.

 

“Chúng ta còn sống – thế là đủ rồi!”
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top